Giá cả sinh hoạt tăng do bão

Tại các chợ miền Trung nằm trong tâm bão hoặc do ảnh hưởng của bão kéo theo giá cả các mặt hàng sinh hoạt đều tăng, có những mặt hàng tươi sống tăng giá gần gấp đôi so với trước…

Tàm tạm... qua ngày

Do hai cơn bão số 5, số 6 liền kề, gây ngập úng nhiều cánh màu ở các tỉnh miền Trung, từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Nhiều tàu thuyền đánh cá không ra khơi, do đó khan hiếm nguồn cung khiến giá thực phẩm tại các chợ ở Hội An đều tăng. Chị Phan Thị Luyện, bán hàng rau củ quả tại chợ Tân An (Hội An, Quảng Nam), cho biết: “Giá củ quả có nhích lên chút đỉnh, riêng rau muống, rau cải tăng gần gấp đôi. Chanh tươi tăng từ 25.000 đồng lên 40.000 đồng mỗi cân”.

Tại chợ Chí Thạnh giá thực phẩm và rau tăng mạnh trong bão
Tại chợ Chí Thạnh giá thực phẩm và rau tăng mạnh trong bão

Ở Đà Nẵng, Quảng Nam, các mặt hàng rau, cá thịt đều tăng nhưng có nhiều siêu thị nên giá bán lẻ không bị đẩy lên quá nhiều. Bà Hoàng Thị Phương, bán thịt heo ở chợ Đống Đa (Đà Nẵng), đánh giá: “Sau dịch, giá heo tăng. Thịt heo xay nhuyễn tăng từ 60.000 đồng lên 70.000 đồng. Thịt ba chỉ từ 95.000 đồng lên hơn trăm nghìn đồng mỗi cân. Những ngày có bão, tàu thuyền không ra khơi, lượng cá ở chợ ít, nên giá thịt heo tăng”.

Ghi nhận tại chợ Khu 6 (TP Quy Nhơn, Bình Định), tập trung nhiều mặt hàng khô, lượng người đến mua đồ ăn tăng lên, giá cá cơm khô tăng 15 nghìn đồng/kg. Bà Huỳnh Kim Loan, 67 tuổi, cho biết: “Mưa bão, ăn cơm với cá khô, ruốc khô cũng ngon”. Trong giỏ hàng của nhiều người đi chợ có dầu ăn, bí ngô, bí đao, cà chua, đậu phộng... là những thứ ít tăng giá, để được lâu. Tại chợ Đầm, chợ Lớn, chợ Sân Bay, chợ Quân Chấn... (TP Quy Nhơn), thịt heo tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy theo từng chợ. Cá mương từ 35.000 đồng tăng lên 65.000 đồng/kg, cá diếc từ 75.000 đồng tăng lên 120.000 đồng. Tôm sú, tôm bạt tăng 60.000 đồng so với trước. Lươn, ốc, ếch tăng từ 25.000 - 40.000 đồng/kg mỗi loại…

Chuyện của người xa quê

Nhiều gia đình ở miền Trung đều có cảnh, con cái trưởng thành làm ăn xa nhà. Bão về, lũ đến, chỉ bố mẹ già và gió. Bạn Vũ Văn Nguyên quê ở Đập Đá, Bình Định, kể: “Má em bị hen, trời lạnh, khó thở, em điện về, má cho biết đã lên doanh trại bộ đội ở tạm. Ở đó, được bộ đội nấu cơm cho ăn, còn nhà cửa đóng kín vững chắc. Em cũng đỡ lo”. Chị Huỳnh Thị Dung, bán hàng khô ở chợ Chí Thạnh (Tuy An, Phú Yên), cho biết: “Người nông thôn, mưa bão ăn cá khô, đậu phộng. Họ không trữ đồ tươi vì lo mất điện, hỏng đồ ăn, nên có hàng ngon, bán đắt cũng khó lắm”. Các nhà hàng ven biển không trữ hàng vì giá cao, khách ít.

Tại các chợ đầu mối nông thổ sản ở Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Khánh Hòa... do ảnh hưởng của bão, mưa lớn ở Tây Nguyên nên rau củ quả cũng nhích lên. Sạp rau củ Nhân Nhân (chợ đầu mối TP Đà Nẵng), cho biết: “Chợ đầu mối không tăng nhiều, nhưng chợ bán lẻ tăng mạnh hơn. Do người bán tiếp cận trực tiếp với khách mua lẻ, vừa bán, vừa nghe thời tiết, nên sẵn sàng nâng giá”.

Giá cả tăng, bữa ăn của người dân trong những ngày bão gói ghém no đủ, ấm êm. Qua mưa bão, sự lưu thông hàng hóa tốt hơn, thị trường ổn định trở lại sẽ có những bữa ăn ngon hơn, đó là cách thức của những người đi chợ. Miền Trung đón hai cơn bão liên tiếp, liền kề nên người nội trợ cũng phải tính toán sao cho vừa và đủ.

Rời quê nhà vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp hơn 15 năm, anh Lê Văn Huy (quê Gành Đỏ, Phú Yên), cho hay: “Khi nhỏ, sống ở quê, bão về thì cũng vô tư thôi. Mọi việc, có cha mẹ lo. Hồi đó còn mong có bão để ngắm sóng, đằm mình trong mưa, bắt cá, bắt chim, đuổi vịt. Nhưng nay xa quê, tin bão về thấy lo và thương người nhà già yếu, người quê chịu cảnh bão chồng bão, những gia đình nghèo không có tiền lo trữ lương thực, thực phẩm. Ở quê, tình người lắm, không ai bị đói trong bão, nhưng mưa dầm dề, nhà cửa tan hoang, quần áo ướt kéo dài, người già sức yếu sự chịu đựng là có hạn…”

Nguyễn Ninh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Tiếng trống trăm năm

Tiếng trống trăm năm

Kết tinh từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng vang gợi về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau, để những mùa hội cứ rộn ràng gợi nhắc văn hóa cha ông…
Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm qua, cựu chiến binh (CCB) Mai Xuân Lụa,79 tuổi, ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lặng lẽ đi tìm hài cốt đồng đội, để tri ân những người ngã xuống và góp phần xoa dịu nỗi đau của thân nhân các liệt sĩ...
Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các quy định có liên quan đã quy định các chế tài xử phạt, nhưng đến nay, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra rất phổ biến.

Tin khác

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai
Biến đổi khí hậu (thời tiết cực đoan) ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường gây nên những thảm họa khủng khiếp buộc con người phải đương đầu, tìm cách chống chịu nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất…

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ
Tháng 6/2006, tôi có chuyến đi vào huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nghĩa trang liệt sĩ ở phía Bắc huyện, nơi yên nghỉ của gần 1.000 liệt sĩ ở khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có nhiều mộ chưa tìm được danh tính, lòng tôi bâng khuâng, xúc động lạ thường.

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường
Bắt nguồn từ sự kết hợp của hai dòng gốm Việt - Hoa vào giữa thế kỉ XVII và ứng dụng những thành tựu của Trường Dạy nghề Biên Hòa (thành lập năm 1903, nay là Trường Cao đẳng Trang trí mĩ thuật Đồng Nai), gốm Biên Hòa đã nhanh chóng trở thành một dòng gốm mĩ thuật đặc trưng cho đến những năm 50 của thế kỉ XX với tên gọi nổi tiếng “Gốm mĩ nghệ Biên Hòa”.

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô
Công trình Nhà mày Thủy điện Hòa Bình khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979, đến ngày 30/12/1988, tổ máy số 1 bắt đầu phát điện. Các tổ máy khác lần lượt khởi động và chính thức đưa vào vận hành ngày 20/12/1994.

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão
Trong bối cảnh dân số già hóa nhanh, hệ thống cơ sở chăm sóc tại Hàn Quốc cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với xu hướng này.

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi
Hôm ấy, tôi đang làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại của Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Đắk Lắk (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa mới tìm được hài cốt của đồng chí Hoàng Thi, chiều nay Tỉnh ủy sẽ tổ chức làm lễ truy điệu.

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh
Quá nửa đời người, cựu chiến binh Hồ Xuân Thành, 69 tuổi, quản trang Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn miệt mài với công việc đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn, tri ân sâu sắc đến những đồng chí, đồng đội đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”
Quen biết nhà thơ, cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng, tôi hằng cảm phục tình nghĩa bạn bè, đồng đội của anh rất nồng hậu, rất thủy chung. Như với Đoàn Công Tính, bạn từ thời tiểu học; với Mai Dân đồng hương, đồng nghiệp thơ văn, luôn luôn tựa bát nước đầy.

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng
Nương theo bộ phim “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, tôi đến thăm di tích Thành cổ Quảng Trị trong một sáng tháng 6 nắng như đổ lửa.

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số
Trước bối cảnh ngày càng tăng tốc độ già hoá dân số, Việt Nam bước vào thời kì dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”, lĩnh vực chăm sóc NCT đang là một thách thức lớn cả về cơ sở, nhân lực chăm sóc và quan trọng hơn hết là yếu tố tâm lí “trẻ cậy cha, già cậy con” ở NCT, khiến họ e ngại việc xa con cái, không sẵn sàng để tận hưởng tuổi già.

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay
Hằng ngày trên khắp nẻo đường ở các đô thị lớn, chúng ta không ít lần chứng kiến trong khi tắc đường, nhiều người vẫn cố chen lấn để đi trước. Đèn tín hiệu chưa bật xanh đã inh ỏi tiếng còi hối thúc. Một vài va chạm nhỏ có thể dẫn đến những vụ ẩu đả, thậm chí là chém giết nhau.

Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu
Chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới lực lượng này. Đây là một chính sách mang nặng tính nhân văn và công bằng xã hội.

Ân nhân của nhiều người bệnh

Ân nhân của nhiều người bệnh
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, nhân văn. Mỗi ngày, trên cả nước có rất nhiều bệnh nhân thiếu máu cần được cộng đồng hỗ trợ, cứu sống.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động