“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”

Quen biết nhà thơ, cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng, tôi hằng cảm phục tình nghĩa bạn bè, đồng đội của anh rất nồng hậu, rất thủy chung. Như với Đoàn Công Tính, bạn từ thời tiểu học; với Mai Dân đồng hương, đồng nghiệp thơ văn, luôn luôn tựa bát nước đầy.
Đặc biệt với đồng đội đã hi sinh, Trần Ngọc Phượng nhớ họ tên, quê quán từng người, trong trường hợp nào, tại địa điểm nào... Mười năm hoạt động trên chiến trường Đông Nam Bộ khốc liệt, anh từng trực tiếp vuốt mắt tiễn đưa bao đồng đội ngã xuống khi tuổi còn rất trẻ. Niềm tiếc thương lưu lại trong thơ của anh. Nhân tháng 7 về, tôi xin nhắc lại những cảm xúc ấy của anh, cũng là chút tình cảm bạn bè trao đổi với nhau, khi không có nhiều dịp gặp gỡ, vì tuổi cao sức yếu.

Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!. Đó là câu thơ, đồng thời là tiếng thốt từ trái tim Trần Ngọc Phượng khi đi qua cầu Rạch Chiếc, trên con đường chính dẫn vào Sài Gòn từ phía Đông. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975), Lữ đoàn biệt động 316 được giao nhiệm vụ chốt giữ chiếc cầu yết hầu này để đại quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn. 52 cán bộ, chiến sĩ đặc công - biệt động Quân giải phóng đã anh dũng hi sinh thời điểm đó.

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”
Ảnh minh họa

Để hôm nay, sau gần 5 thập kỉ: Bãi cỏ hoang, nơi anh nằm/ Mọc lên những toà nhà hiện đại nguy nga/ Ánh đèn đêm như vạn ánh sao sa... Và con người có được: Niềm tin như sắc nắng ửng hồng/ Nơi cửa ngõ anh nằm/ Thành phố mới vào xuân (Nơi cửa ngõ anh nằm).

Bài thơ Trần Ngọc Phượng viếng liệt sĩ Thanh Tề, một đồng đội mà anh gọi là “em”, lưu lại trong tôi ấn tượng sâu sắc bởi tính chân thực: Buổi chiều em ra đi/ Mưa giăng giăng ngoài lộ/ Áo xắn tay/ Tiểu liên quàng trước cổ/ Em hiên ngang đi trước hàng quân/ Em ngã xuống/ tư thế tiến công/ Trong trận đánh/ Quân thù đông gấp bội/ Xác để lại/ Bên cánh rừng lầy lội/ Buổi chiều hoang tê tái mưa sa/ Mấy chục năm qua...

Đồng đội và gia đình, trong đó có Trần Ngọc Phượng đã bỏ bao công sức đi tìm mộ Thanh Tề, nhưng vẫn vô vọng: Đất nước mình mênh mông/ Cong cong hình chữ S/ Làm sao anh đi hết/ Vạn nấm mộ vô danh...

Để kết lại bài thơ, tác giả không nói thêm những lời ngậm ngùi tiếc thương mà gợi lại một hình ảnh cũ, rất thật và gợi cảm: Chỉ thấy em về/ Nheo mắt cười tinh nghịch/ Chúng mình dễ gì chết/ Nếu chết rồi dễ gì mất xác/ Mất xác rồi còn nấm mộ vô danh. Tôi từng đọc đoạn kết này nhiều lần và rưng rưng ngấn lệ!

Qua bài thơ “Bên nấm mộ vô danh” Trần Ngọc Phượng rất có ý thức về sự hi sinh cao cả của người lính. Bởi họ không ngại hi sinh, luôn sống lạc quan, yêu đời. Như cảm xúc của anh trước bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên thành cổ Quảng Trị”, được nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính tặng: Các anh cười dưới chân Thành đổ nát/ Trận đánh sau ai mất ai còn/ Dẫu máu xương tan trong lòng đất/ Nụ cười còn mãi với nước non (Nụ cười Thành cổ).

Tuổi ngoại lục tuần rồi sang thất tuần, tranh thủ lúc gân cốt còn săn, Trần Ngọc Phượng nhiều lần về thăm quê hương bên dòng sông Vị, thăm các chiến trường xưa cùng nhiều địa danh lịch sử. Khi đến Hà Tĩnh, rẽ về Can Lộc, nơi yên nghỉ của 10 cô thanh niên xung phong: Những năm tháng không thể nào quên được/ Máu xương rơi thấm đẫm con đường/ Em ngã xuống, mười bông hoa bất tử/ Những nụ hoa mới chớm hạt sương/ Bên mộ em người lính già đứng lặng/ Nhớ một thời trai trẻ qua đây/ Ta tặng nhau mảnh khăn dù pháo sáng/ Chiếc lược nhôm làm bằng xác máy bay... (Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc).

Viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn (Quảng Trị), Trần Ngọc Phượng thủ thỉ trò chuyện với những người nằm dưới mộ, song linh hồn là bất tử: Chiều Trường Sơn/ Lặng ngắt/ Các anh nằm/ Ngay hàng thẳng tắp/ nghe tắc kè kêu/ Khắc khoải:/ “Sắp về...”/ Đất nước hoà bình/ Nhưng nào đã bình yên/ Giặc ngoại xâm, nội xâm đe doạ/ ... Anh nằm đây/ Có lúc nào yên ả/ Sóng biển Đông/ Rung chuyển chỗ anh nằm!/ Hương khói bay/ Lồng lộng gió ngàn/ Đang bật dậy/ Những linh hồn/ Bất tử (Chiều nghĩa trang Trường Sơn).

Những người mẹ Việt Nam phải chịu đựng biết bao khổ đau, mất mát vì chiến tranh. Họ tiêu biểu cho truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Sau đây chỉ là một trong ngàn vạn trường hợp người mẹ liệt sĩ: Mười năm đợi con/ Mẹ nhận về tờ báo tin/ Và cái ba lô con cóc/ Kỉ vật cuối cùng/ Của đứa con độc nhất/ Cái ba lô bạc màu/ Lỗ chỗ vài vết đạn/ Có chiếc khăn tay/ Bạn gái nào thêu tặng/ Có quyển sổ tay/ Con tặng mẹ bài thơ/ Con biết rằng/ Cả đời mẹ mong chờ/ Có cháu nhỏ để bồng để bế/ Mẹ ôm chiếc ba lô vào lòng/ Như ôm con trẻ... (Cái ba lô con cóc).

Trần Ngọc Phượng chỉ nói đến thế, nhưng cũng đủ cho ta suy ra nỗi buồn thương, tiếc nhớ của ngàn vạn mẹ liệt sĩ sâu nặng, lớn lao biết nhường nào!

Sau ngày toàn thắng trở về, Trần Ngọc Phượng reo lên: Con sống rồi mẹ ơi!, là tiếng lòng rất thật: Mẹ ơi! Mẹ ơi/ Mẹ ôm chặt vào lòng/ Như sợ con tuột mất/ Con gục đầu vào mẹ/ Mà không dám reo vang.

Ta nhận biết tác giả đã reo lên, nhưng rồi không dám reo vang lên nữa, vì: Bao bà mẹ mất con/ Bao người vợ mất chồng/ ... Ai biết hoà bình/ Bao máu xương phải trả? (Con sống rồi mẹ ơi).

Trần Ngọc Phượng nhắc nhiều đến các đồng đội liệt sĩ và cả những người mẹ, người vợ thân thương của họ. Đề tài về thương binh, liệt sĩ quả rất phong phú, những vần thơ vừa trích dẫn có thể chưa phải là tất cả tác phẩm của anh. Dẫu sao những vần thơ đó đã nói lên khá đầy đủ tình cảm sâu nặng của một hồn thơ cựu chiến binh tài hoa, tinh tế.

Trương Nguyên Tuệ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thắng cảnh hòn Vọng Phu xứ Thanh

Thắng cảnh hòn Vọng Phu xứ Thanh

Sừng sững giữa đất trời, thắng cảnh hòn Vọng Phu nổi tiếng xứ Thanh - nơi gắn liền với giai thoại người phụ nữ chờ chồng mà hóa đá...
Để trẻ đi học bằng xe đạp an toàn

Để trẻ đi học bằng xe đạp an toàn

Khoảng vài năm trở lại đây, trào lưu các em học sinh tiểu học, THCS sử dụng xe đạp thể thao được xem là mốt, vì vậy không ít trẻ đòi cha mẹ mình mua cho. Thường thì không mấy các bậc phụ huynh từ chối, bởi một khi thấy con đi xe đạp, nhất là đi xe đạp đến trường học cũng là một phương cách rèn luyện thể thao rất tốt.
Nông dân trồng sắn phấn khởi vì được mùa, được giá

Nông dân trồng sắn phấn khởi vì được mùa, được giá

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đang tích cực thu hoạch sắn. Năm nay, cây sắn được mùa, được giá, nông dân rất phấn khởi vì vừa được mùa lại được giá.
Nhân cách con người phải được giáo dục từ nhỏ

Nhân cách con người phải được giáo dục từ nhỏ

Hiện nay, một số người trẻ có khuynh hướng ứng xử ngông cuồng, bốc đồng và hung hãn. Rất nhiều vụ ẩu đả, bạo lực xảy ra với những lí do rất đơn giản như va chạm giao thông, một cái nhìn hay một câu nói “đụng chạm” dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Suất ăn không bảo đảm chất lượng, sinh viên có quyền đòi lại tiền

Suất ăn không bảo đảm chất lượng, sinh viên có quyền đòi lại tiền

Vụ việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh phải ăn cơm thừa đã cho thấy “góc khuất” trong suất ăn phục vụ học sinh, sinh viên. Theo chuyên gia pháp lí, các sinh viên ăn phải thức ăn thừa có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp suất ăn phải hoàn lại số tiền đã nộp…

Tin khác

Chuyện sống vui, sống khỏe của cụ bà 108 tuổi

Chuyện sống vui, sống khỏe của cụ bà 108 tuổi
Chiều mùa Thu, cảnh hoàng hôn đôi bờ sông Lô thơ mộng, tuyệt đẹp, tôi thấy nhiều NCT đi tập thể dục trên cầu Kim Xuyên.

Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội

Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội
Không chỉ lợi thế về vị trí giao thông, dịch vụ trọn gói, Công viên nghĩa trang Thiên Đường còn tọa lạc trên mảnh đất được đánh giá vượng phong thuỷ.

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Yêu Hà Nội từ những trang văn
Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Và tôi nghĩ, nhiều người trên khắp đất nước hình chữ S xinh đẹp này cũng có tâm trạng giống như tôi, khi xem Thủ đô như phần máu thịt của mình, dành cho Thủ đô một tình yêu sâu thẳm...

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt
Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ra quân về địa phương làm ruộng, rồi làm cơ khí cho HTX. Lấy vợ sinh con, cuộc sống khó khăn buộc ông phải bươn chải. Ông chọn nghề cắt tóc để mưu sinh như một sự tự nhiên mà không phải học nghề ai cả.

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở
Từ lâu các vụ tai nạn đường sắt ở nước ta xảy ra khá nhiều, trong đó nhiều vụ tai nạn cực kì nghiêm trọng, làm tử vong nhiều người, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
Năm nay bước sang tuổi 63, bà Huỳnh Thị Tám, ở thôn Hà Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã có gần 40 năm công tác ở địa phương và đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Tại Đại hội Hội NCT xã Duy Vinh, nhiệm kì 2021 - 2026, bà Tám được bầu giữ chức Chủ tịch Hội NCT xã.

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Mới đây, khi đi tham quan một số khu vực trồng hoa tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, tôi thấy tại các kênh mương tiêu thoát nước có nhiều các loại bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều đoạn kênh mương, các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống (xem ảnh).

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm
Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…

“Văn hoá mặc” của sinh viên

“Văn hoá mặc” của sinh viên
Trước đây, đã từng có thời gian một số trường đại học trên cả nước đưa ra những quy định được xã hội rất đồng tình, đó là: Cấm sinh viên (SV), giảng viên mặc hở hang phản cảm, đi dép lê tới giảng đường. Những quy định và đề xuất ấy tưởng sẽ đi vào cuộc sống và môi trường “văn hóa mặc” học đường sẽ bớt phần “ô nhiễm” bởi cung cách mặc quá lố lăng, phản cảm của SV cũng như một bộ phận nhỏ giảng viên...

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi
Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường
Báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều về tình trạng các gia đình tổ chức đám cưới ở… ngoài đường! Khi học hiếm lòng lề đường dựng rạp tổ chức đám cưới gây cản trở, làm mất an toàn giao thông.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời
Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, ở Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác trên cả nước, tại các khu vực công cộng như: Vườn hoa, công viên, sân chơi của các khu chung cư thường được lắp đặt các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ để người dân tập luyện thể dục thể thao. Thậm chí tại nhiều thị trấn, thị tứ ở các vùng thôn quê cũng xuất hiện các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao không kém gì các đô thị lớn.

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân
Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch
Tình hình bão lụt ở nước ta hiện vẫn đang còn diễn biến phức tạp, miền Bắc chưa khắc phục xong hậu quả thì mưa lụt lại tiếp tục hoành hành tại miền Trung. Trong hàng loạt các khó khăn nảy sinh ở vùng lũ lụt, nước sạch là một trong những nhu cầu cấp thiết của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Thắng cảnh hòn Vọng Phu xứ Thanh

Thắng cảnh hòn Vọng Phu xứ Thanh

Sừng sững giữa đất trời, thắng cảnh hòn Vọng Phu nổi tiếng xứ Thanh - nơi gắn liền với giai thoại người phụ nữ chờ chồng mà hóa đá...
Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội

Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội

Không chỉ lợi thế về vị trí giao thông, dịch vụ trọn gói, Công viên nghĩa trang Thiên Đường còn tọa lạc trên mảnh đất được đánh giá vượng phong thuỷ.
Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…
Phiên bản di động