Gặp nghệ nhân duy nhất làm khuôn bánh Trung thu gỗ ở Hà thành

Ngày nay, khi xã hội phát triển, bánh Trung thu được người ta làm bằng khuôn nhựa, với đa dạng về mẫu mã rất được ưa chuộng. Thế nhưng, ở đất Hà thành vẫn còn một người duy nhất tâm huyết, lặng lẽ giữ gìn nét truyền thống của nghề làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ.

40 năm nặng lòng với nghề

Đến làng nghề Thượng Cung (xã Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội) hỏi "ông Bản khuôn bánh" từ trẻ nhỏ đến người già không ai là không biết. Ông Trần Văn Bản gần 40 năm nay nổi tiếng với nghề làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ. Ông không chỉ giữ nghề mà còn sáng tạo ra những hình khuôn độc đáo, mới lạ, mà còn làm ra những chiếc khuôn đẹp, to kỷ lục.

Dù ông bà, cha mẹ không ai làm nghề mộc nhưng từ khi còn nhỏ chàng thiếu niên Trần Văn Bản đã có niềm đam mê với những chiếc đục, mảnh gỗ. Sau đó, ông bén duyên với nghề đục đẽo khuôn bánh trung thu.

5947 120221849 1088518578270316 7353344326618599304 n
Mỗi lần làm được mẫu bánh mới cho khách ông Bản lại thấy vô cùng phấn khích.

Cứ sát ngày Trung thu, ông Bản lại cặm cụi hoàn thành những chiếc khuôn bánh để giao cho khách theo đơn đã đặt. Ông Bản bảo, gỗ làm khuôn là phải để phơi trước đó nhiều ngày để không còn bị co ngót. Sau đó mới đưa máy cưa thành những khối chữ nhật vuông thành sắc cạnh. Sau đó lại để gỗ tiếp tục dầu dãi mưa nắng rồi mới kẻ, vẽ và lượn lưỡi cưa để tạo hình dáng cơ bản ban đầu.

Vừa tiếp chúng tôi, ông bản vừa thoắt thoắt tay dùi, tay đục, xung quanh ông là cả trăm loại đục đủ kích cỡ khác nhau. Trên giá, treo rất nhiều khuôn bánh, hầu hết mỗi khuôn là một mẫu riêng. Đưa cho chúng tôi xem một mẫu bánh Trung thu, ông Bản nói: “Không phải tất cả các mẫu đều do tôi nghĩ ra đâu. Rất nhiều mẫu trong số này là khác chuyển cho tôi và nhờ tôi làm đấy”.

Ông Bản học nghề từ bé, bởi làng ông vốn có nghề mộc lâu đời, nên trẻ con, từ khi sinh ra đã quen với những tiếng lạch cạch, lách cách.

5950 120140169 413188459669459 7822241546176352983 n
Hàng trăm mẫu khuôn bánh Trung thu được ông Bản hoàn thành.

Ông Bản nói chuyện chân chất: “Thấy các cụ làm khuôn bánh Trung thu thì tôi cũng học làm theo thôi. Khó. Nhưng dần dần cũng vỡ ra được, và quen. Khi đã quen, đã thạo nghề rồi, thì bất cứ ai, chuyển cho ông bất kỳ mẫu nào, ông đều làm được”.

Sau gần bốn mươi năm duy trì làm khuôn bánh, đến giờ ngoài những mẫu truyền thống như hoa cúc, hoa sen, cá chép…, ông Bản còn “trổ” khuôn hình rùa, hình hoa xếp tầng, thậm chí cả hình chùa Một Cột.

Nhìn những nhát dùi vạy xuống, từng thớ gỗ bung ra, cong cong như những cánh hoa. Chúng tôi thắc mắc mãi: “Làm thế nào để ông đục được cái khuôn đúng với trọng lượng của bánh”. Ông Bản giải thích: “Có “công thức” hết chứ, ví dụ bánh hình vuông, nặng 400g thì đục sâu bao nhiêu cm. Bánh cá chép phần vảy sâu nhất sẽ là bao nhiêu, rồi đục nông dần về phía đuôi cá để khi cá thành hình sẽ có độ cong, đẹp”.

Lại hỏi quen tay như ông thì mới đục thẳng và “đo” theo kinh nghiệm được, chứ những người mới làm thì thế nào? Con gái ông Bản thuộc thế hệ 9X - một trong ba đứa con đang nối nghề làm khuôn của ông - cười giòn tan: “Chưa quen thì vừa đục vừa dùng thước đo, làm không nhanh được. Chứ khi đã quen tay, thì em cứ thế đục thôi”.

Làm vì thấy vui

Bà Phạm Thị Tâm - vợ ông Bản xé giấy ráp để đánh cho mịn từng họa tiết dưới khuôn. Có chỗ hoa văn mảnh, sâu, bà phải gấp nhỏ mảnh giấy, cẩn thận đẩy xuống và đánh. Bà Tâm vừa đánh giấy ráp vừa giải thích: “Khuôn bánh nướng và khuôn bánh dẻo làm khác đấy nhau. Bánh nướng phải làm đều nét, để khi nướng lớp vỏ bên ngoài bắt lửa đều không bị cháy hay vàng không đều”.

Năm ngoái, một thương hiệu trên phố đặt ông Bản làm khuôn cho chiếc bánh Trung thu nặng đến 1.5 tạ. Đường kính lớn quá, chẳng thân gỗ nào đủ để làm nguyên khối, ông Bản phải làm từng phần rồi ghép lại với nhau. Nhắc đến chiếc khuôn kỉ lục đó, ông Bản nhăn trán: “Làm khuôn ghép khó lắm, vì yêu cầu các đường nét “trổ” phải khớp với nhau đến mức khi ghép lại, không ai nghĩ đó là khuôn ghép”.

5954 120318790 650848308952096 5005520875979456737 n
Một mẫu bánh Trung thu truyền thống đang được ông Bản hoàn thiện.

Cuối buổi, bà Tâm hì hụi dọn lại những khuôn bánh đủ kích cỡ, đủ các mẫu chạm trổ. Thoăn thoắt đôi tay, bà bảo: “Trước đây làm khuôn bánh Trung thu quanh năm. Quanh làng cũng nhiều người làm lắm. Nhưng mấy năm nay khuôn nhựa tràn gập, các nhà bỏ nghề hết, chỉ còn lại nhà tôi”.

Quần xắn móng lợn, xếp những khuôn gỗ đã ngả màu thời gian vào thùng, bà Tâm thật thà: “Dọn chỗ này đi để làm những thứ khác, đóng cũi trẻ em, đóng ghế cũng không hết việc đâu. Làm khuôn bánh Trung thu bây giờ chỉ theo thời vụ. Trước làm quanh năm, sau làm từ tháng Giêng đến đầu tháng Tám âm lịch. Mấy năm nay thì chỉ làm từ tháng Năm, mà đấy là có mỗi nhà tôi làm. Mà những cái khuôn cũ rỉnh như này có khi bán lại được giá hơn các khuôn mới đấy. Hôm vừa rồi có người về hỏi mua cả trăm khuôn bánh Trung thu cũ, càng cũ càng tốt. Lạ nhỉ!”

Hỏi làng bỏ nghề hết rồi, sao ông bà vẫn kiên trì đến thế, mỗi ngày làm được ba chiếc cỡ phổ thông, thì sống làm sao? Ông Bản bảo: “Còn người đặt thì tôi còn làm. Ngoài những lúc làm khuôn bánh thông thường, làm được những mẫu đặc biệt cho khách xong, thấy vui lắm”.

Bà Tâm có vẻ “ham vui” hơn, bà khoe: “Như năm ngoái làm xong cái khuôn bánh 1.5 tạ, người ta cứ mời hai vợ chồng - tác giả khuôn bánh lên. Thỉnh thoảng tận trong Sài Gòn cũng mời chúng tôi vào đấy. Bây giờ người dùng khuôn gỗ truyền thống giảm rất nhiều. Nhưng những người đã dùng, hình như người ta cũng tinh hơn, kén hơn”.

Nghe người phụ nữ quanh năm phụ chồng làm mộc, chăn lợn, trồng rau màu ấy gật gù nói vậy, chúng tôi chợt nhận ra. Gía trị của chiếc bánh Trung thu truyền thống, không chỉ bởi người làm bánh, mà còn bởi đôi tay những người thợ đặc biệt như ông Bản và gia đình ông đã trổ vào khuôn bánh những nét tài hoa của mấy trăm năm làng nghề.

Quang Anh

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Từ một phóng viên báo Tuổi Trẻ, phóng viên báo Lao Động… đến giảng viên thỉnh giảng khoa báo chí trường đại học KHXH&NV. Từ tranh vẽ đời thường trên giường bệnh đến tranh vẽ in lên áo dài thời trang, được các báo đặt hàng, 4 năm tập vẽ được triển lãm 3 lần… nhà báo Huỳnh Dũng Nhân vẫn “viết và vẽ không ngưng nghỉ” như chính nhịp đập con tim của mình.
Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Hội Báo toàn quốc 2025:
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ. Từ những con đường bê tông khang trang, những dãy nhà văn hóa sáng đèn mỗi đêm, cho đến màu xanh bạt ngàn của rừng cây và sự rộn ràng trong từng mái ấm, tất cả như minh chứng sống động cho một Cẩm Khê đang đổi thay từng ngày nhờ vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của người dân nơi đây, đặc biệt là lực lượng NCT.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng. Trong từng giai đoạn lịch sử, Đảng bộ và nhân xã Nghi Phương luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Tin khác

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa
Đoàn công tác của Ban Chăm sóc NCT (Hội NCT Việt Nam) vừa đến thăm, làm việc, tặng quà Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3 Hà Nội. Đoàn do ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng ban Chăm sóc NCT làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có lãnh đạo, chuyên viên của Ban.

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già
60 năm đã qua nhưng ký ức về trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu binh Lê Xuân Giang. Với những chiến sĩ bảo vệ cầu ngày ấy "Hàm Rồng là máu là xương, là niềm tin của bốn phương gửi về”...

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn
Vào một chiều đầu Xuân ấm áp, chúng tôi về thăm Tịnh xá Linh Sơn nằm ở chân núi Ngàn Nưa thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm in đậm dấu son trong những trang sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây, vùng đất thiêng tụ hội những tinh hoa của đất trời sông núi. Hòa mình vào không gian tĩnh lặng giữa núi rừng, trời mây chợt thấy lòng mình vơi bớt đi những ưu lo muộn phiền. Thượng tọa Thích Giác Hoàng dẫn chúng tôi thăm một vòng tịnh xá và giới thiệu về di tích đền thờ Bà Triệu ngàn năm trường tồn linh thiêng nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh thuở đầu tụ nghĩa cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh giặc Ngô.

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống
Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay
Vẫn mang trên mình tên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, kế thừa những truyền thống lịch sử lâu đời của 3 phường Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung, phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm nay khoác thêm tấm áo mới rộng hơn, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn.

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ
Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây. Thăng Thọ hôm nay đã có nhiều nét đổi thay, từ những con đường bê tông sạch sẽ và nhiều công trình hạ tầng khang trang, minh chứng cho cuộc sống ngày càng giầu đẹp văn minh của quê hương Thăng Thọ.

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt.

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân
Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ
Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối
Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.
Xem thêm
Phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh: Ghi nhận, đánh giá cao đóng góp của NCT khu phố

Phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh: Ghi nhận, đánh giá cao đóng góp của NCT khu phố

Đó là ghi nhận tại Hội nghị giao ban công tác mặt trận tháng 7 với Ban công tác Mặt trận khu phố ở phường Vũng Tàu do Ban Thường trực UBMTTQVN phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức. Ông Vũ Đăng Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch UBMTTQVN
Tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”

Tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”

Ngày 18/7/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY) với các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VI
Người cao tuổi phường Tân Hưng lan tỏa tinh thần sống xanh vì tương lai mai sau

Người cao tuổi phường Tân Hưng lan tỏa tinh thần sống xanh vì tương lai mai sau

Sáng 19/7, tại Trường THCS Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, TP. Hồ Chí Minh, UBMTTQVN phường Tân Hưng, TP. Hồ Chí Minh Khai mạc ngày hội “Sống xanh” với chủ đề “Thay đổi từ hôm nay, vì tương lai mai sau” và ra quân ngày Chủ nhật xanh lần thứ 159 - năm 20
Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Ngày 28/6/2025, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển T
Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Sáng nay (26/6), cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước, hơn 40.000 thí sinh Nghệ An chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Phiên bản di động