Đường lưỡi bò và con chó của GS Carl Thayer

Tôi đang chờ đợi đến cuối năm để dự Hội thảo Biển Đông lần thứ 10, và viết về cuộc tranh luận của GS Carl Thayer với các học giả Trung Quốc.

Tại Hội nghị Biển Đông lần thứ hai, diễn ra tại TP. HCM cuối năm 2010, tôi đang toét miệng cười đến chào GS Carl Thayer, thì gặp ngay bộ mặt lạnh tanh khác thường của ông. Ông nghiêm giọng nói: “Những gì tôi nói với anh về Tướng Vịnh là câu chuyện riêng tư, anh không nên đưa vào bài báo.”

Tôi mới sực nhớ ra một chi tiết liên quan tôi đã đưa vào bài “Vai diễn mới của Trung Quốc?”. Tôi vội vàng xin lỗi ông. Nhìn bộ mặt xịu ra đầy hối lỗi của tôi, mặt ông dịu lại, nói giọng nhẹ nhàng: “Thôi, bỏ đi. Mà cũng tại tôi không dặn anh trước là đừng viết những chuyện đó.”

Nhân cơ hội đó, tôi mời luôn ông đi uống cà phê, để lời xin lỗi được chân tình. Ông đồng ý, và hẹn tôi sáng Thứ Bảy, khi hội thảo đã kết thúc.

Đường lưỡi bò và con chó của GS Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer

Không chỉ ly cà phê mà cả một câu chuyện

Sáng Thứ Bảy, GS Carl Thayer nói ông không muốn uống cà phê ở khách sạn, và bảo tôi cứ đi theo ông. Thấy ông đi loằng ngoằng hết phố nọ sang phố kia, tôi thầm nghĩ “khéo ông giáo sư này nhầm đường”, nhưng vẫn cứ lẳng lặng đi theo. Tôi cũng chẳng thạo đường Sài Gòn!

Đi bộ một hồi khá lâu, cỡ chừng 20 phút đồng hồ, ông dừng lại trước một tòa nhà, và nói: “Đây là thư viện từ thời Sài Gòn trước năm 1975, nơi tôi lục tìm những tài liệu đầu tiên về Việt Nam.”

Ông kể, ông sang Sài Gòn năm 1967, sau khi tốt nghiệp Đại học Brown (Mỹ), trong chương trình International Voluntary Services, dạy tiếng Anh trong vòng một năm. Hàng tuần, cứ giờ rỗi là ông lại qua thư viện tìm sách về lịch sử Việt Nam. Ông còn nhớ cậu bé giúp ông tìm sách vẫn lưng trần, quần xà lỏn, mà nhiệt tình “hết sẩy”.

Ông nói: “Hồi đó, tìm hiểu về Việt Nam đang là “mốt” ở Mỹ, vì cuộc chiến tranh khốc liệt ở đây, và tôi cũng không là ngoại lệ.”

Bên bàn cà phê, khi chúng tôi ngồi sau đó, ông kể rằng ông lấy bằng thạc sĩ ở Đại học Yale (năm 1971), và bảo vệ tiến sĩ ở The Australian National University (1977). Trong thời gian đó, ông lục tìm ở các nguồn khác tư liệu về Việt Nam.

“Thú vị nhất là tôi tìm thấy một loạt tạp chí “Học tập” tại Sứ quán CHDC Đức ở Úc”, ông nói.

Ông nói, lần đầu tiên ông đến miền Bắc Việt Nam là đầu những năm 80 của thế kỷ trước. “Khi Nguyễn Dy Niên sang làm Đại diện lâm thời Việt Nam tại Úc, năm 1973, ông có tiếp xúc với tôi, và chuyển lời mời sang thăm Việt Nam của ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là thứ trưởng ngoại giao”.

Đến 9 năm sau, khi lời mời của ông Nguyễn Dy Niên được thực hiện, ông Nguyễn Cơ Thạch đã trở thành bộ trưởng ngoại giao. Ông kể: “Bộ trưởng Thạch đã tiếp tôi, cung cấp những thông tin cần thiết về cuộc chiến ở Campuchia, và cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trước đó 3 năm. Ông còn lo chuyến đi của tôi sang thăm Campuchia nữa.”

“Tầm nhìn của Bộ trưởng Thạch thật là khác biệt!” GS Thayer nhớ lại.

Trong thời gian dạy ở Học viện Quốc phòng Úc, thuộc Đại học New South Wales, ông có một số học trò là các sĩ quan quân đội Việt Nam.

“Thực ra, liên kết về quốc phòng giữa Việt Nam với Hoa Kỳ đã có từ trước khi hai nước ký kết chính thức, khi trong Học viện Quốc phòng Úc cũng có một số sỹ quan Mỹ đến học, và họ đã trao đổi nhiều thứ với các sĩ quan Việt Nam.”

Câu chuyện của chúng tôi lại chuyển qua đề tài hội thảo Biển Đông. Ông nói rằng “Việt Nam đã đi trước Trung Quốc một bước trong việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông, khi một năm trước đó (tức năm 2009 – TG) đã tổ chức hội thảo lần đầu tiên, tại Hà Nội.”

Khi hỏi về chuyện nghiên cứu Việt Nam, tôi hỏi ông có gặp khó khăn gì trong việc tiếp xúc các học giả Việt Nam để trao đổi và tìm kiếm thông tin không. Ông nói: “Các quan chức, và một số học giả Việt Nam đều tỏ ra e ngại nếu trong cuộc tiếp xúc với học giả nước ngoài - những người có thói quen ghi chép rất cẩn thận. Vì thế, tôi rất ít ghi chép, chỉ một vài chữ quan trọng thôi.”

Đường lưỡi bò và con chó của GS Carl Thayer
GS Thayer với một tay bó bột trong hội thảo Việt Nam học 2008. Ảnh: Huỳnh Phan

Mối quan hệ cơ duyên

Tôi gặp GS Thayer ở Hội thảo Việt Nam học lần thứ 3/2008, khi đang công tác tại báo Sài Gòn Tiếp thị. Biết GS Thayer qua các bình luận của ông trên một vài tờ báo, tôi chủ động liên hệ với ông tại phiên hội thảo về Biển Đông.

Vị giáo sư đang bị băng tay, do ngã ở Hồng Kông, đã vui vẻ nhận lời. Ông đã tiếp tôi suốt hai tiếng ở sảnh KS Melia, và chỉ chịu dừng cuộc phỏng vấn khi đến giờ đi gặp một người khác.

Từ đó, hễ có chuyện gì liên quan tới Biển Đông, hay quan hệ Việt Nam với các nước lớn trên thế giới, như Mỹ, Nga, hay Trung Quốc, tôi đều phỏng vấn ông qua email.

Đặc biệt, trong chuyến thăm của TBT Nông Đức Mạnh đến Úc và ký Tuyên bố chung về đối tác chiến lược, GS Thayer được mời đến dự bữa tiệc tối do Thủ tướng Úc chiêu đãi TBT Nông Đức Mạnh, và ông kể cho tôi những thông tin liên quan để tôi viết bài.

Và cứ mỗi lần vào Việt Nam để dự các hội thảo, ông đều dành cho tôi ít nhất 1 tiếng đồng hồ để phỏng vấn. Khi thì bên ly cà phê, khi thì bên ly bia…

Nhưng tôi không phải phóng viên thân nhất của ông, tôi chắc thế. Mặc dù khi tôi bị ốm, ông dành cho tôi sự chăm sóc thông tin nhiều hơn bình thường. Và trước khi vào Hà Nội, ông đã email cho tôi đề nghị hãy phỏng vấn ông về đề tài mà tôi tự chọn. Lần đó, tôi phỏng vấn ông về lý do thực sự Trung Quốc tấn công Việt Nam đầu năm 1979.

Người phóng viên thân nhất với GS Thayer, theo tôi được biết, là Greg Torode, chồng một người bạn thân của tôi, trước đây là cho tờ The South China Morning Post của Hồng Kông. Greg đã từng bỏ ra 6 tháng trời để tìm ra vụ Chính phủ Trung Quốc đã đe nẹt BP, nhằm buộc công ty này rút ra khỏi dự án khoan dầu ở thềm lục địa Việt Nam.

Khi chủ Trung Quốc mua phần lớn cổ phần của SCMP, Greg đã làm đơn từ chức, và chuyển sang làm cho hãng tin Reuters Thomson.

“Vẫn như xưa, hàng sáng chúng tôi đều trao đổi email với nhau”, GS Thayer chia sẻ.

Đường lưỡi bò và con chó của GS Thayer

GS Thayer kể rằng hai vợ chồng ông có nuôi một con chó nhỏ. Con chó rất quý ông, và thường chui vào phòng làm việc của ông.

Mỗi khi ông đi xa, bà vợ ông kể lại, nó thường vào ngủ trong phòng làm việc của ông, nằm ngay trên tấm bản đồ Biển Đông của Trung Quốc có vẽ đường lưỡi bò đứt khúc.

Đã gần 8 năm trời kể từ cuộc cà phê ở Sài Gòn, con chó của GS Thayer chắc đã già lắm hoặc có thể đã đi xa.

Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển nhiều thứ trên Biển Đông. Từ xây đảo nhân tạo, đến quân sự hóa các đảo, hay tập trận…

Trung Quốc cũng đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông trên lãnh thổ của mình, và thu hút được sự quan tâm của các học giả trên thế giới. Qua đó, với chính sách kéo học giả về phía mình, chủ yếu bằng tiền bạc, họ đã kéo được những người trước đây cực kỳ phản đối quan điểm của Trung Quốc.

Vì thế, gần đây, các học giả Trung Quốc lại tưởng tượng ra Đường Lưỡi bò liền nét. Một bước mới trong mưu toan khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

Tôi đang chờ đợi đến cuối năm để dự Hội thảo Biển Đông lần thứ 10, và viết về cuộc tranh luận của GS Thayer với các học giả Trung Quốc.

Hy vọng đó sẽ là cuộc tranh luận nảy lửa, để tôi có một bài tường thuật hay…

Theo VietNamNet (Huỳnh Phan)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vai trò của Liên Hợp Quốc hiện nay trong các cuộc xung đột trên thế giới

Vai trò của Liên Hợp Quốc hiện nay trong các cuộc xung đột trên thế giới

Theo Tiến sĩ Reyron Leones del Rosario (người Philippines), Liên Hợp Quốc (LHQ), tổ chức liên chính phủ lớn nhất và duy nhất trên toàn cầu, đóng vai trò chiến lược trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đặc biệt trong thời đại đầy biến động hiện nay…
Lập trường của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ về một số vấn đề lớn ở Trung Đông

Lập trường của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ về một số vấn đề lớn ở Trung Đông

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là ông Donald Trump và bà Kamala Harris có quan điểm khác nhau về cách tiếp cận xung đột tại Gaza và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh toàn diện, nhưng đều đồng ý về tầm quan trọng của sự hợp tác khu vực.
Giao tranh Ukraine-Nga ở Kursk: Thách thức lớn với cả hai bên

Giao tranh Ukraine-Nga ở Kursk: Thách thức lớn với cả hai bên

Cuộc tấn công của Ukraine vào vùng Kursk ở Nga đã làm dấy lên một loạt các câu hỏi về các chiến thuật hiện tại trong chiến tranh trên bộ và chiến lược quân sự. Điều này không chỉ thách thức những quan niệm truyền thống mà còn đặt ra những rủi ro quan trọng đối với cả hai bên trong giai đoạn giao tranh mới này…
Nền kinh tế Palestine bên bờ sụp đổ

Nền kinh tế Palestine bên bờ sụp đổ

Nền kinh tế Palestine từng có dấu hiệu phục hồi nhưng hiện nay đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, đẩy Chính quyền Palestine đến bờ vực sụp đổ…
Làn sóng thay đổi trong ngành vận tải hàng hoá toàn cầu

Làn sóng thay đổi trong ngành vận tải hàng hoá toàn cầu

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, bắt đầu từ cuối năm ngoái, đã tạo ra một làn sóng thay đổi trong ngành vận tải hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là đối với các tuyến đường sắt chạy qua Nga. Điều này không chỉ phản ánh nhu cầu cao về các giải pháp vận tải thay thế mà còn mang lại lợi ích kinh tế quan trọng cho Moskva…

Tin khác

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử
Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.

Những thách thức lớn bà Harris đang phải đối mặt

Những thách thức lớn bà Harris đang phải đối mặt
Phó Tổng thống Harris đang đối mặt với 5 thách thức chính: Khả năng tương tác với truyền thông, xử lí vấn đề kinh tế, vấn đề biên giới, chính sách đối ngoại liên quan đến Israel, và đối phó với các cuộc "tấn công" từ đối thủ Donald Trump…

Liệu Iran và Israel có nổ ra một cuộc chiến toàn diện?

Liệu Iran và Israel có nổ ra một cuộc chiến toàn diện?
Cả Israel và Iran đều hiểu rằng, một cuộc chiến trực tiếp sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả hai, nhưng những hành động khiêu khích và chiến lược quân sự mới có thể dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn…

Các nước Baltic đẩy mạnh kế hoạch phòng thủ

Các nước Baltic đẩy mạnh kế hoạch phòng thủ
Sự gia tăng quân sự hóa ở vùng Baltic không chỉ phản ánh sự lo ngại từ Nga mà còn là một phần trong chiến lược phòng thủ của NATO…

Chiến lược thu hút cử tri của ông Joe Biden nhằm củng cố hình ảnh cho bà Harris

Chiến lược thu hút cử tri của ông Joe Biden nhằm củng cố hình ảnh cho bà Harris
Mặc dù Tổng thống Biden chỉ còn khoảng 5 tháng trong nhiệm kì, ông đang sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình để thu hút các khu vực bầu cử quan trọng. Các quyết định chính trị gần đây của Tổng thống Biden đều nhằm củng cố hình ảnh của bà Kamala Harris và tạo sự ủng hộ từ cử tri…

Luồng sinh khí mới tại quốc gia Hồi giáo

Việc cử tri Iran lựa chọn một nhà cải cách có quan điểm ôn hòa, ông Masoud Pezeshkian, làm tổng thống mới đã gửi đi một thông điệp đến thế giới rằng nước CH Hồi giáo có thể sẽ điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cởi mở và thân thiện hơn…

Hướng tới tương lai no ấm, mạnh khỏe và hạnh phúc trên toàn cầu

Hướng tới tương lai no ấm, mạnh khỏe và hạnh phúc trên toàn cầu
Khoảng 733 triệu người phải đối mặt với nạn đói vào năm 2023, tương đương với trên phạm vi toàn cầu, cứ 11 người lại có 1 người đói. Đây là số liệu trong báo cáo mới nhất về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới năm 2024 (SOFI 2024) do 5 cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố tại Cuộc họp cấp bộ trưởng của Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo G20 ở Brazil mới đây…

Bước đi ngoại giao quan trọng của Ấn Độ

Bước đi ngoại giao quan trọng của Ấn Độ
Với vai trò tiềm năng là nhà môi giới hòa bình, Ấn Độ có thể đóng góp vào việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ với Nga và sức ép từ Mỹ đặt Ấn Độ vào một tình thế khó khăn, đòi hỏi sự cân nhắc kĩ lưỡng trong các bước đi ngoại giao tiếp theo…

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ
Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.

Lí do Đức bất ngờ cắt giảm viện trợ lớn cho Ukraine

Lí do Đức bất ngờ cắt giảm viện trợ lớn cho Ukraine
Đức có kế hoạch cắt giảm một nửa viện trợ cho Ukraine ngay khi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng có khả năng xảy ra…

Tinh thần vì cộng đồng của Ngày Mandela

Tinh thần vì cộng đồng của Ngày Mandela
Ngày 18/7, được Liên Hợp Quốc công nhận là Ngày Quốc tế Nelson Mandela, nhằm tôn vinh di sản lâu dài của Nelson Mandela và là lời nhắc nhở về sức mạnh tập thể của con người trong thúc đẩy sự thay đổi tích cực.

Tác động từ vụ ám sát hụt ông Trump với nền chính trị Mỹ và Trung Đông

Tác động từ vụ ám sát hụt ông Trump với nền chính trị Mỹ và Trung Đông
Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa đã sống sót sau vụ ám sát tại một cuộc mít tinh ở Pennsylvania vào cuối tuần qua. Các nhà phân tích cho rằng cuộc tấn công có thể tạo ra sự đồng cảm và phiếu bầu cho ông Trump, khiến đảng Dân chủ càng thêm bất lợi…

Sứ mạng hoà bình của Thủ tướng Orban

Sứ mạng hoà bình của Thủ tướng Orban
Thủ tướng Hungary Viktor Orbanbất ngờ tới Nga chỉ vài ngày sau khi tới thăm Ukraine theo cách tương tự. Chuyến thăm mang “sứ mạng hòa bình” của ông đã xác nhận rõ hơn về viễn cảnh của cuộc xung đột tại Ukraine…

NATO mở rộng mạng lưới tại châu Á

NATO mở rộng mạng lưới tại châu Á
NATO đang mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Á thông qua mạng lưới quan hệ đối tác thứ ba. Tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh này ở Mỹ vừa qua, NATO đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhóm IP4, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Những nước tham gia có ý định khởi động bốn dự án chung mới, một trong số đó liên quan đến Ukraine…

Những thách thức quốc phòng của Anh

Những thách thức quốc phòng của Anh
Khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Anh hiện ở mức thấp nhất trong lịch sử. Các lực lượng vũ trang Anh chưa được chuẩn bị để sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang toàn diện, bất kể quy mô…
Xem thêm
Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.
Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump củ
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động