Kế hoạch tái thiết Gaza của Ai Cập

Quốc tế 29/06/2021 09:22
Cảnh báo này được đưa ra khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây thông báo số ca mắc Covid-19 đang tăng với tốc độ chưa từng có, trong bối cảnh chỉ khoảng 1% dân số "lục địa Đen" được tiêm vaccine đầy đủ, tỉ lệ thấp nhất thế giới. WHO cũng cảnh báo gần 90% các nước châu Phi sẽ bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào tháng 9 tới.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) cho biết 51 quốc gia ở lục địa này mua được khoảng 61,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19, trong đó khoảng 48,6 triệu liều đã được tiêm cho người dân. Tuy nhiên, ngay cả những nước đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng tương đối tốt cũng phải đối mặt với nguy cơ bị trì hoãn vì cạn kiệt nguồn dự trữ vaccine.
Câu chuyện thiếu vaccine dẫn tới số ca mắc và tử vong do Covid-19 tăng không chỉ xảy ra ở riêng châu Phi. Thống kê của Bộ Y tế Colombia cho thấy kể từ đầu năm đến nay, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận hơn 500 trường hợp tử vong mỗi ngày do Covid-19. Ngoài Colombia, hiện có tới 6 trong số 12 quốc gia Nam Mỹ, gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Peru, Suriname và Uruguay, ghi nhận số người tử vong trung bình theo ngày cao nhất thế giới. Brazil là quốc gia có số ca tử vong cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Các trang mạng xã hội tại Paraguay đang dần biến thành những trang cáo phó điện tử, bởi người dân cũng chỉ còn biết bày tỏ đau buồn trực tuyến.
![]() |
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Juba, Nam Sudan |
Khan hiếm vaccine cũng là bài toán ở châu Á. Dịch bệnh tại Thái Lan đang có dấu hiệu xấu đi, thế nhưng ít nhất 20 bệnh viện công và tư ở Thủ đô Bangkok lại buộc phải tạm ngừng chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 do thiếu hụt nguồn cung.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh về vaccine ngừa Covid-19 hiện nay trên thế giới, một thực trạng nổi lên là nhiều nước nghèo và đang phát triển có tỉ lệ tiêm vaccine thấp, trong khi số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ngày một gia tăng. WHO cho biết hơn 50% các quốc gia nghèo nhận vaccine phòng Covid-19 thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX không được cung cấp đủ số liều vaccine để duy trì chương trình tiêm chủng, bởi COVAX hiện đang thiếu hụt khoảng 200 triệu liều vaccine so với mục tiêu ban đầu là cung cấp 2 tỉ liều vaccine cho các nước nghèo trong năm 2021.
Trên thực tế, hơn 75% tổng lượng vaccine Covid-19 toàn cầu chỉ dồn vào 10 quốc gia. Vì vậy, dù thế giới đã tiêm được 2,8 tỉ liều vaccine ngừa Covid-19, tương đương 40,5 triệu liều vaccine được tiêm mỗi ngày và ít nhất 22,2% dân số thế giới được tiêm ít nhất 1 liều vaccine, song tỉ lệ người dân ở các nước có thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 liều vaccine chỉ chiếm có 0,9%. Ở những nước có thu nhập cao nhất theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB), cứ 100 dân thì có 76 liều vaccine được sử dụng. Trong khi đó, ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, tỉ lệ này là 1 liều/100 dân..
Việc 7 cường quốc thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) cam kết hỗ trợ 1 tỉ liều vaccine cho hơn 90 nước nghèo, hay lãnh đạo các nước giàu và đại diện các hãng dược phẩm cam kết đóng góp xây dựng các trung tâm sản xuất vaccine ở châu Phi hay cung cấp vaccine… đã và đang mang lại những tia hi vọng cho việc giải “bài toán” thiếu vaccine. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch chia sẻ ít nhất 80 triệu liều vaccine trên toàn cầu, 75% trong số đó được phân bổ thông qua cơ chế COVAX, trong đó ưu tiên cho khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Nam Á và Đông Nam Á, cùng với châu Phi…
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong vấn đề phân phối công bằng vaccine. WHO và giới chuyên gia quốc tế cho rằng việc G7 cam kết chia sẻ 1 tỉ liều vaccine vẫn là quá ít và quá muộn.
Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã mô tả tình trạng bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 là rất tồi tệ và là nguyên nhân khiến đại dịch kéo dài. Có lẽ "cuộc chạy đua" của các nước nghèo để tìm kiếm vaccine sẽ bớt khó khăn hơn nếu có thêm sự "tiếp sức", chia sẻ, hỗ trợ của các nước giàu. Nói cách khác, cuộc đua tiếp cận vaccine cần trở thành cuộc chạy tiếp sức để tất cả cùng tới đích - vượt qua đại dịch Covid-19.