Công dụng của lá khế đối với bệnh vảy nến
Sức khỏe 28/11/2022 10:13
Vảy nến là một dạng viêm da cơ địa đặc trưng bởi tình trạng da nổi vảy, bong tróc, sưng tấy, kèm theo đó là những cơn đau đớn, ngứa ngáy khó chịu. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể của mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh vảy nến không phải căn bệnh ảnh hưởng đến tính mạng nhưng để lại không ít sự khó chịu bởi những cơn ngứa, thậm chí để lại sẹo gây mất thẩm mĩ nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách.
Để giảm các tổn thương ngoài da do bệnh vảy nến gây ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc dạng bôi ngoài da. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn và không mang lại hiệu quả lâu dài. Người bệnh có thể áp dụng điều trị với bài thuốc chứa các nguyên liệu từ thiên nhiên. Với cách chữa bệnh vảy nến bằng lá khế đã được khá nhiều người bệnh ưa chuộng bởi tính an toàn, dễ thực hiện lại có tác dụng lâu dài.
Công dụng của lá khế trong việc chữa bệnh vảy nến
Khế là loại cây dân giã quen thuộc, được nhiều gia đình trồng chủ yếu lấy quả, lấy bóng mát hoặc để làm thuốc. Quả là bộ phận được sử dụng khá nhiều trong một số món ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, lá khế cũng có tác dụng không thua kém, bộ phận này chứa không ít các thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu gần đây của giới Y học hiện đại, lá khế có chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, B1, B2, C, K, P, canxi, sắt, natri, magie, phốt pho,... Ngoài ra, trong loại thảo dược này còn chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây ra các bệnh ngoài da.
Vẩy nến mảng bám là dạng phổ biến nhất của bệnh vẩy nến |
Trong Y học cổ truyền, lá khế có vị chát, tính lạnh, có tác dụng lợi tiểu, khử trùng, tiêu viêm, tán nhiệt độc. Loại thảo dược này được dân gian sử dụng khá nhiều trong việc điều trị các bệnh lí ngoài da như: Viêm da, da bị lở loét, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ,...
Với những thành phần và đặc tính trên, người bệnh vảy nến hoàn toàn an tâm khi sử dụng lá khế để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, da bong tróc. Và đây cũng chính là bài thuốc dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng sử dụng rộng rãi.
Chữa bệnh vảy nến bằng lá khế thực sự là liệu pháp an toàn, lành tính. Mọi đối tượng đều có thể sử dụng, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Hơn nữa, phương pháp này giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra nếu áp dụng điều trị trong thời gian dài.
Hướng dẫn cách dùng lá khế chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả
Bài thuốc trị bệnh vảy nến bằng lá khế được thực hiện khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian để bào chế. Chỉ một nắm lá khế cùng hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác, người bệnh có thể đẩy lùi các triệu chứng do căn bệnh này gây ra. Tham khảo 5 bài thuốc dùng lá khế chữa bệnh vảy nến được chia sẻ dưới đây:
Bài thuốc số 1: Đắp lá khế chữa bệnh vảy nến
Đối với các vết thương vảy nến có kích thước nhỏ, xuất hiện ở một vùng da, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc đắp từ lá khế. Không áp dụng phương pháp này cho các đối tượng bị vảy nến toàn thân.
Nguyên liệu cần có:
Lá khế tươi 1 nắm.
Muối hạt.
Cách thực hiện:
Đem một nắm lá khế tươi rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo nước;
Cho toàn bộ lá khế vừa được làm sạch vào trong cối để giã cùng, sau đó thêm một ít muối hạt rồi trộn đều;
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến bằng nước muối sinh lí rồi dùng khăn bông lau khô nước;
Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ lên bề mặt da và giữ yên khoảng 15 phút để các tinh chất có trong thảo dược thấm sâu vào lớp bì;
Rửa lại vùng da bằng nước ấm và để khô tự nhiên;
Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày.
Dùng lá khế chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả |
Bài thuốc số 2: Chườm lá khế sao nóng lên vùng da bị vảy nến
Chườm lá khế nóng cũng là phương pháp giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý nhiệt độ của dược liệu khi tiến hành chườm lên vùng da bị tổn thương để tránh bị bỏng nhiệt.
Nguyên liệu cần có:
Lá khế tươi 1 nắm
Cách thực hiện:
Đem một nắm lá khế rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo nước;
Cho tất cả lá khế vừa được làm sạch vào trong chảo và tiến hành sao nóng hoặc sao cho đến khi lá héo đều;
Bỏ lá khế nóng vào trong miếng vải sạch rồi tiến hành chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến. Lưu ý, không chườm khi lá khế quá nóng, điều này có thể khiến da bị bỏng nhiệt;
Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc số 3: Uống nước lá khế trị bệnh vảy nến
Uống nước lá khế là phương pháp trị bệnh vảy nến được nhiều bệnh nhân lựa chọn với mục đích loại bỏ các tác nhân gây bệnh bên trong cơ thể. Đồng thời, các thành phần hoạt chất có trong nước lá khế khi đi sâu vào cơ thể có tác dụng đào thải các độc ra, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị:
Lá khế tươi 1 nắm
Cách thực hiện:
Lựa chọn lá khế không quá to cũng không quá nhỏ.
Rửa sạch toàn bộ lá khế bằng nước sạch rồi vò nát.
Cho toàn bộ lá khế vào trong nồi với 2 lít nước lọc và tiến hành đun trong khoảng 10 - 15 phút.
Chắt lọc lấy phần nước để uống và tận dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
Áp dụng đều đặn mỗi ngày một lần và thực hiện đều đặn trong thời gian dài.
Bài thuốc số 4: Nấu nước lá khế tắm trị bệnh vảy nến
Đối với các trường hợp bệnh vảy nến xuất hiện toàn thân, có lẽ bài thuốc đắp ngoài hoàn toàn không khả thi. Do đó, người bệnh có thể sử dụng loại thảo dược này để nấu nước tắm hoặc ngâm rửa vết thương. Đây cũng chính là liệu pháp được khá nhiều người bệnh biết đến và áp dụng thực hiện cải thiện bệnh lí.