Con người dưới cách nhìn của Y học cổ truyền (Kì 2)
Sức khỏe 15/10/2020 00:00
Còn Y học cổ truyền dựa vào các học thuyết đã được đúc kết từ hàng nghìn năm để nói về hoạt động của cơ thể con người. Mặc dù vậy, cả hai nền Y học này đều hướng đến một đích chung đó là bảo vệ sức khỏe của con người…
1.2. Tạng phủ
Tạng: Là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa và tàng chữ tinh, khí, thần, huyết, tân dịch. Cơ thể con người có ngũ tạng đó là:
Tâm: Đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài. Tâm phụ trách các hoạt động về thần khí, huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi, biểu hiện ra ở mặt. Tâm có quan hệ biểu lí với phủ tiểu trường.
Can: Chủ về tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, móng chân. Can có quan hệ biểu lí với phủ đởm.
Tì: Nằm ở trung tiêu, chủ về vận hóa nước và đồ ăn, thống huyết, chủ cơ nhục và tứ chi, khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ở môi. Tì có quan hệ biểu lí với phủ vị.
Phế: Chủ hô hấp, chủ khí, có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao (da lông). Phế có quan hệ biểu lí với phủ đại trường.
Thận: Chủ về tàng tinh, chủ cốt tủy, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp khí, chủ thủy, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm và vinh nhuận ra tóc. Thận có quan hệ biểu lí với phủ bàng quang.
Phủ: Là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hóa, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn thức uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Cơ thể con người gồm có 6 phủ, đó là:
Đởm: Chứa chất mật do can bài tiết, ngoài ra đởm còn có chức năng về tinh thần đó là chủ về quyết đoán.
Vị: Là nơi chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, sau đó đưa xuống tiểu trường.
Tiểu trường: Có nhiệm vụ phân thanh giáng trọc. Chất thanh (chất trong) là chất tinh vi của đồ ăn được hấp thu ở tiểu trường, sau đó được đem di nuôi dưỡng toàn thân. Trọc (chất đục) là cặn bã của đồ ăn được tiểu trường đưa xuống đại trường.
Đại trường: Là nơi chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã.
Bàng quang: Là nơi chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hóa và sự phối hợp của tạng thận.
Tam tiêu: Gồm có thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hóa và sự vận chuyển đồ ăn.
2. Học thuyết kinh lạc
Kinh lạc là tên gọi chung của các kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Trong đó kinh mạch là các đường thẳng, là khung của hệ thống kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là các đường ngang, là cái lưới từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông.
Kinh lạc phân bố ra toàn thân, đây là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, giúp cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ, nhục, xương,… kết nối thành một chỉnh thể thống nhất.
Hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người gồm có:
Mười hai kinh mạch chính:
Thủ thái âm phế, Túc thái âm tì, Thủ thiếu âm tâm, Túc thiếu âm thận, Thủ quyết âm can, Túc quyết âm can, Thủ thái dương tiểu trường, Túc thái dương bàng quang, Thủ thiếu dương tam tiêu, Túc thiếu dương đởm, Thủ dương minh đại trường, Túc dương minh vị
Tám kinh mạch phụ:
Nhâm mạch Âm duy mạch
Đốc mạch Dương duy mạch
Xung mạch Âm kiểu mạch
Đới mạch Dương kiểu mạch
Ngoài ra còn có các kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc và phủ lạc.
Huyệt: Là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, của cân cơ xương khớp tụ lại ở phần ngoài cơ thể. Cơ thể con người có 319 huyệt ở đường kinh chính (mỗi bên có 319 huyệt, hai bên có 638 huyệt), 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ, và khoảng 200 huyệt ngoài đường kinh.
Kinh khí và kinh huyết: Vận hành trong kinh lạc.
Mời quý độc giả đón đọc nội dung tiếp theo của: “Con người dưới cách nhìn của Y học cổ truyền”. Chuyên mục được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt - Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Sao Đại Việt – Thành viên Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam. http://www.alosuckhoe.vn Địa chỉ: Số 18 Nguyễn Đổng Chi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Điện thoại: 0243.207.26.26 - Di động: 084.777.6863. www.facebook.com/toasangtroiyeuthuong www.saodaiviet.vn Email: saodaiviet.vn@gmail.com Youtube: Sao Đại Việt Mọi ý kiến về bài viết, xin quý vị vui lòng liên lạc với địa chỉ trên. |
Con người dưới cách nhìn của Y học cổ truyền (Kì 1)
Hiện nay y học đang được chia thành y học hiện đại hay còn gọi là Tây y và y học cổ truyền hay còn ... |