Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025

Nhịp sống văn hóa 24/02/2020 11:12
Cuối năm ấy Ban cán sự Đoàn Quận 7 đã chỉ đạo thành lập Liên đội Thanh Lương (riêng Đội Trần Phú được tập hợp từ tháng 8/1954).
Đội đã tham gia vận động đồng bào không di cư vào Nam, viết khẩu hiệu lên các bờ tường hoan nghênh chính sách của Đảng và Chính phủ đối với Hà Nội trước và sau tiếp quản, làm cờ hoa chuẩn bị đón bộ đội vào tiếp quản Thủ Đô. Ngày 10/10/1954 đội Trần Phú lên phố Huế đón đoàn quân chiến thắng trở về từ mũi Ô Cầu Dền. Nay còn nhiều đội viên ngày đó tuổi đã 78 đến 81 nhưng vẫn nhớ như in hình ảnh Đội của mình đứng ở hàng đầu tại cửa chợ Hôm, vẫy cờ và hoa mừng Đoàn quân chiến thắng trở về. Sau đó, các đội La Văn Cầu, Kim Đồng và Trần Văn Ơn được thành lập, hình thành Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương.
![]() |
Liên đội TNTP xã Thanh Lương họp mặt nhân ngày kỉ niệm hằng năm |
Ngay từ ngày thành lập, Liên đội đã có nhiều hoạt động đoàn thể và xã hội tích cực. Ở mỗi đội, tối tối các em tập trung học hát, tập múa hoặc đi cổ động cho phong trào đấu tranh thống nhất đất nước, đóng thuế nông nghiệp, xóa nạn mù chữ và cải cách ruộng đất. Các đội đều có ban văn nghệ, tổ chức hát, múa biểu diễn kịch trong những buổi mít tinh ở thôn, xã.
Có lẽ nổi bật hơn là phong trào xóa nạn mù chữ, mỗi Đội có hàng chục đội viên tham gia. Các em được phân công tới nhà dân hoặc tới các lớp bình dân học vụ tham gia xóa mù chữ. Những thiếu niên này được phong danh hiệu "Chiến sĩ diệt dốt", trong đó một số em được nhận thư khen của Bác Hồ như Nguyễn Thị Côi, Phí Thị Minh Phượng (đội Kim Đồng); Phạm Thị Tuyết, Nguyễn Thị Vòng, Đào Công Thìn (đội Trần Phú); Trần Quang Hùng, Lể Quốc Thành, Ngô Văn Cượng (đội Trần Văn Ơn). Liên đội đã tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể sôi nổi như múa hát tập thể, thi cắm trại, tìm dấu đi đường, thi thổi cơm, kéo co, bóng chuyền, bơi v.v…
![]() |
Cụ Phạm Văn Nùng-nguyên Phó tổng phụ trách liên đội TNTP Thanh Lương |
Thời đó, phong trào này chỉ có ở một số trường nội thành như Trưng Vương, Nguyễn Du, Tân Trào, Nguyễn Văn Tố, Ngô Sĩ Liên và xã Thanh Lương. Với đội Trần Phú, các em đã thành lập Hợp tác xã Măng Non, có Ban quản trị do Nguyễn Văn Phú làm chủ nhiệm tổ chức trồng ngô, khoai lang, thả rau muống, nuôi vịt... Liên đội Thanh Lương được xếp là Liên đội xuất sắc của phong trào thiếu nhi Quận 7, thường xuyên được tuyên dương và nhận cờ thi đua. Một kỉ niệm đặc biệt với Liên đội Thanh Lương: Được Bác Hồ tặng kẹo. Khi đó, em Đàm Thanh và Nguyễn Thị Phương ở Đội Trần Phú được lên Phủ Chủ tịch chúc thọ Bác nhân sinh nhật 19/5/1957. Đoàn thiếu nhi Thủ đô được Bác hỏi chuyện, cho xem văn công, ăn kẹo và mỗi em còn được Bác tặng một gói mang về cho các bạn ở nhà cùng ăn.
Tuy Liên đội Thanh Lương chỉ tồn tại 5-6 năm (vì sau đó có chủ trương chuyển sinh hoạt đội vào trường học) nhưng đã làm được nhiều việc có ý nghĩa, nhiều đội viên được rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi. Khi trưởng thành, đã có nhiều em tham gia chiến đấu và hi sinh cho nền độc lập của dân tộc, nhiều em thành đạt trong cuộc sống, đảm nhận trách nhiệm cao ở một số cơ quan Nhà nước, đóng góp cho xây dựng, phát triển đất nước.
Từ năm 1995 Đội tổ chức họp mặt thường niên để cùng nhau ôn lại truyền thống, nhớ lại một thời là đội viên khăn quàng đỏ, tổ chức thăm hỏi và quan tâm tới nhau. Mỗi lần họp mặt, “các em” xưa, (nay đã là ông bà, cụ) đều mừng rỡ ôn lại kỉ niệm xưa, thấy mình như trở lại ngày còn mang tấm khăn quàng đỏ trên vai.
Hoạt động của Liên đội Thiếu niên tiền phong xã Thanh Lương cùng với nhiều Liên đội Thiếu niên khác ở Hà Nội giai đoạn Thủ đô giải phóng là một nét son trong phong trào thiếu niên Hà thành, làm rạng rỡ thêm cho trang sử của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.