Chuyên đề “Những điều cần biết về bệnh đột quỵ” Bài 2: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách xử trí khi bị đột quỵ

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) hiện là một trong số những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất ở nước ta, chỉ đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Những người bệnh may mắn thoát chết sau khi bị đột quỵ, phần lớn đều để lại những di chứng nặng nề. Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh đột quỵ cũng như cách xử trí kịp thời là điều mà tất cả chúng ta cần biết.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não

Theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ não ngày một tăng, gây tỉ lệ tử vong cao. Sau đột quỵ, nhiều bệnh nhân bị di chứng nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội,… do chi phí điều trị quá lớn trong thời gian dài, đòi hỏi về kỹ thuật y học cao; khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên,...

Thuộc nhóm căn bệnh không lây nhiễm, các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm: Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, méo miệng. Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt nửa người hoặc toàn thân. Người bệnh khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xuất hiện khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới. Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Vì vậy, để phát hiện sớm đột quỵ, bạn cần lắng nghe cơ thể. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kịp thời.

Chuyên đề “Những điều cần biết về bệnh đột quỵ” Bài 2: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách xử trí khi bị đột quỵ
Cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng (3 - 4,5 giờ đầu) giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong và để lại di chứng ở người bệnh đột quỵ

Cách xử trí khi phát hiện đột quỵ

Có thể nói, hiện nay, việc nhận thức về bệnh đột quỵ của đa số người dân vẫn chưa thực sự đầy đủ. Nhiều người vẫn nhầm tưởng đột quỵ là trúng gió, cảm gió bởi có một số dấu hiệu tương đồng như nói ngọng, méo miệng, tê cứng tay chân,... nên khi thấy người thân có các biểu hiện trên thì đã áp dụng một số phương pháp dân gian như xoa dầu nóng, cạo gió bằng lá trầu không, trứng gà, cúng bái,... Quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm bởi có thể khiến bệnh trở nặng thêm, thậm chí là tử vong.

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ngọc cho rằng, khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng thời gian vàng trong điều trị nhằm giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (khoảng 3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng sẽ tăng lên.

Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.

Khi thấy người bệnh có biểu hiện choáng váng, đau đầu, nghi ngờ bị đột quỵ thì người thân và người ở bên cạnh cần nhanh chóng đỡ người bệnh nằm chỗ thoáng, không để bệnh nhân bị ngã gây thêm chấn thương ở vùng đầu. Có thể cho người bệnh nằm nghiêng về một bên nếu bị nôn, móc hết đờm dãi cho dễ thở.

Khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, hãy để bệnh nhân nằm cáng, không nên chở bệnh nhân bằng xe máy để hạn chế xóc khi di chuyển. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác. Cũng không được để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không bởi như thế sẽ để lỡ khoảng thời gian vàng để điều trị, khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn.

Hy vọng với các thông tin về dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử trí khi phát hiện người bị đột quỵ có thể giúp cho nhiều bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ tử vong và để lại di chứng từ căn bệnh nguy hiểm này, từ đó giúp cho người cao tuổi nói riêng cũng như cộng đồng nói chung giữ gìn được sức khỏe một cách tốt nhất.

Nguyễn Loan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp

Năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025, đồng thời hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).
Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến hơn 1/3 dân số đang gặp phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Điều đáng lo, nhiều trường hợp chỉ ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách nhận biết và phòng bệnh van hai lá

Cách nhận biết và phòng bệnh van hai lá

Bệnh van hai lá là bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đa số nguyên nhân gây bệnh là do thấp tim. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...
Cách dùng hà thủ ô tăng cường sức khỏe

Cách dùng hà thủ ô tăng cường sức khỏe

Trong Đông y, hà thủ ô có tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp râu tóc. Tuy nhiên, khi sử dụng hà thủ ô cần lưu ý sao cho đạt hiệu quả nhất...
Khóc không ra tiếng, đi khám bé 1 tuổi phát hiện viêm thanh quản

Khóc không ra tiếng, đi khám bé 1 tuổi phát hiện viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý đường hô hấp gây viêm tại niêm mạc màng nhầy quanh thanh quản. Bệnh có nhiều mức độ, từ nhẹ-vừa-nặng. Ở mức độ nặng trẻ khó thở dữ dội, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tin khác

Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay

Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn
Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

“Mẹo” kiểm soát bệnh viêm phổi mùa Đông

“Mẹo” kiểm soát bệnh viêm phổi mùa Đông
Gió lạnh mùa Đông, chất lượng không khí giảm... có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của phổi. Một trong những tình trạng phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến phổi là viêm phổi...

Tác dụng phụ của thuốc không được bỏ qua

Tác dụng phụ của thuốc không được bỏ qua
Các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Đa số các tác dụng phụ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng một số tác dụng phụ của thuốc không bao giờ được bỏ qua...

Phẫu thuật robot tạo hình cơ hoành trái cho người bệnh khó thở do nhão hoành

Phẫu thuật robot tạo hình cơ hoành trái cho người bệnh khó thở do nhão hoành
Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện thành công trường hợp phẫu thuật robot tạo hình cơ hoành trái, giúp bệnh nhân nhão hoành thoát khỏi tình trạng khó thở kéo dài.

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Hé lộ công nghệ thông minh mà FPT Long Châu đầu tư để đảm bảo chất lượng từng mũi vắc xin phòng bệnh

Hé lộ công nghệ thông minh mà FPT Long Châu đầu tư để đảm bảo chất lượng từng mũi vắc xin phòng bệnh
Long Châu với bệ phóng công nghệ vượt trội từ Tập đoàn FPT, đã và đang tạo nên những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tiêm chủng Long Châu là một thành viên trong hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ được số hoá từ những ngày đầu nhằm mang đến trải nghiệm an toàn nhất cho người Việt.

Bệnh nhân hơn 80 tuổi phục hồi kỳ diệu sau ca đại phẫu tim mạch phức tạp

Bệnh nhân hơn 80 tuổi phục hồi kỳ diệu sau ca đại phẫu tim mạch phức tạp
Nhập viện trong tình trạng suy tim nặng, hở van ba lá mức độ 4/4, khiến tim giãn to gấp đôi bình thường, kết hợp với rối loạn nhịp tim khiến bệnh nhân cao tuổi tưởng mình khó thoát cửa tử. Sau cuộc đại phẫu ứng dụng đồng thời hai kỹ thuật: sửa van ba lá và triệt đốt rung nhĩ, đội ngũ y bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội) đã giúp người bệnh hồi phục sức khỏe một cách ngoạn mục.

Giải cứu nam sinh 17 tuổi đau đớn vì trĩ

Giải cứu nam sinh 17 tuổi đau đớn vì trĩ
Không phải là căn bệnh của riêng người lớn, trĩ đang trở thành nỗi lo ngại của giới trẻ do lối sống hiện nay. Những thói quen tưởng chừng vô hại lại là căn nguyên khiến bệnh trĩ “trẻ không tha”. Câu chuyện trẻ vị thành niên đã bị trĩ cũng bắt đầu khiến người ta phải nói đến nhiều.

Nuốt đau, nuốt khó cảnh giác với ung thư thực quản

Nuốt đau, nuốt khó cảnh giác với ung thư thực quản
Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư thường gặp, phần lớn ung thư thực quản ít có biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa...

Xóa bỏ nỗi ám ảnh 5 năm "sống chung" với bệnh trào ngược dạ dày

Xóa bỏ nỗi ám ảnh 5 năm "sống chung" với bệnh trào ngược dạ dày
Chị N.T.M.B (45 tuổi, Nam Định) bị trào ngược dạ dày tái phát nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị mãi nhưng tình trạng không thuyên giảm. Khi đến Thu Cúc TCI, chị B. mới ngỡ ngàng phát hiện nguyên nhân khiến chị phải đối mặt với trào ngược suốt 5 năm qua.

Cách phòng biến chứng nguy hiểm khi tăng huyết áp vào mùa Đông

Cách phòng biến chứng nguy hiểm khi tăng huyết áp vào mùa Đông
Do mùa Đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên gây tình trạng tăng huyết áp...

Cách tăng lượng vitamin B12 cho cơ thể

Cách tăng lượng vitamin B12 cho cơ thể
Vitamin B12 là dưỡng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe tốt. Nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm chức năng thần kinh, sản xuất hồng cầu và tổng hợp DNA...

"Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc"

"Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc"
Vừa qua, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc".

Bài thuốc, món ăn giúp tăng sức đề kháng trong mùa lạnh

Bài thuốc, món ăn giúp tăng sức đề kháng trong mùa lạnh
Mùa lạnh là thời điểm cơ thể rất dễ bị suy giảm sức đề kháng, bổ sung các món ăn và bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch là giải pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe...
Xem thêm
Năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp

Năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025, đồng thời hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).
Khóc không ra tiếng, đi khám bé 1 tuổi phát hiện viêm thanh quản

Khóc không ra tiếng, đi khám bé 1 tuổi phát hiện viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý đường hô hấp gây viêm tại niêm mạc màng nhầy quanh thanh quản. Bệnh có nhiều mức độ, từ nhẹ-vừa-nặng. Ở mức độ nặng trẻ khó thở dữ dội, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay

Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay

Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến hơn 1/3 dân số đang gặp phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Điều đáng lo, nhiều trường hợp chỉ ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).
Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học
Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày nếu không phát hiện và điều trị kịp thời...
Phiên bản di động