Chùa Keo quần thể kiến trúc độc đáo và linh thiêng

Chùa Keo với bề dày lịch sử hàng ngàn năm tọa lạc trên đất xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là nơi tu tập và thờ tự Lý Quốc Sư Dương Không Lộ. Với quần thể kiến trúc độc đáo gắn kết với bao huyền thoại linh thiêng, Chùa Keo được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, trở thành biểu tượng văn hóa của tỉnh Thái Bình, là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh của khách thập phương cả nước.

Tương truyền, dưới thời Vua Lý Thánh Tông, Chùa Keo được xây dựng bởi thiền sư Dương Không Lộ năm 1061. Khởi thủy, Chùa Keo được xây dựng tại làng Giao Thủy, có tên gọi là Nghiêm Quang Tự, trụ trì là sư tổ Thiền sư Nguyễn Minh Không, hiệu là Không Lộ. Năm 1167 mới đổi thành Thần Quang Tự. Vì làng Giao Thủy có tên nôm là Keo, nên ngôi chùa được dân chúng gọi là Chùa Keo và tồn tại đến ngày nay.

Chùa Keo là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.
Chùa Keo là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.

Sau gần 500 tĩnh tại, năm 1611, do sông Hồng biến đổi dòng chảy, chùa bị ngập lụt, một bộ phận dân cư di dời chùa về làng Hành Thiện được gọi là Keo Dưới ( Keo Hạ ), nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ và cũng dựng chùa thờ phụng, gọi là chùa Keo Trên ( Keo Thượng ), nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Chùa Keo Thượng ( nay gọi là Chùa Keo-Thái Bình) được khởi công xây dựng năm 1630 đến năm 1632 hoàn thành, theo phong cách kiến trúc thời Lê, với sự phát tâm công đức, vận động quyên góp của bà Lại Thị Ngọc Lễ, vốn thuộc dòng quyền quý. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của Chùa Keo Hạ. Sau khi xây dựng, Chùa được trùng tu nhiều lần. Đặc biệt, với đường lối chấn hưng nền văn hóa dân tộc của Đảng ta, nhiều năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình đã kế thừa, tiếp tục đầu tư, trùng tu, mở rộng quy hoạch, hoàn thiện đường giao thông, tạo nên cảnh quan của chùa bề thế, khang trang, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

Hệ thống kết cấu cột, kèo bằng gỗ lim chắc chắn giữ cho công trình chùa Keo tồn tại hơn 4 thế kỷ
Hệ thống kết cấu cột, kèo bằng gỗ lim chắc chắn giữ cho công trình chùa Keo tồn tại hơn 4 thế kỉ

Là ngôi chùa cổ nhất được xây dựng từ thời Vua Lê Trung Hưng năm 1632, theo lối kiến trúc “ Nội công ngoại quốc ”, đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam ( có nghĩa là kiến trúc bên trong theo hình chữ Công, bên ngoài theo hình chữ Quốc). Toàn bộ khuôn viên chùa rộng hơn 58.000m², gồm 16 tòa kiến trúc, với 116 gian xây dựng. Trong khuôn viên Chùa có ba hồ lớn, gồm hồ giữa tam quan ngoại và tam quan nội. Hai hồ phía sau dãy hành lang Đông và Tây.

Từ trục đường đê đi xuống là tam quan ngoại. Men theo hồ sen hai bên tả, hữu là 2 cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Qua tam quan là khu thờ Phật, gồm chùa ông Hộ, tòa thiên hương và điện Phật. Phía trong sau khu thờ Phật là khu thờ Thánh, thờ Thiền sư Không Lộ, vị đại sư thời nhà Lý. Cuối cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga, bề thế. Hai dãy hành lang Đông và Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông là hàng chục gian để Phật tử sắp lễ và du khách nghỉ chân.

Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có quy mô nhất trong các chùa cổ Việt Nam, với nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Tiêu biểu nhất là tòa gác chuông Chùa Keo, đây là một kiến trúc đẹp, cao 11m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng các con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ, liên kết với nhau bằng mộng, nâng 12 mái ngói và 12 đao loan. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,2m, tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686, cao 1,3m, đường kính 1m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng 3 và tầng thượng cao 0,62m, đường kính 0,69m đều được đúc năm 1796.

Trong chùa còn lưu giữ những đồ thờ cúng, tương truyền là của Thiền sư Không Lộ, như: bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc vốn làm chén uống nước trong những năm tháng Thiền Sư tu hành.

Đặc biệt, tượng Thiền sư Không Lộ có ngàn năm tuổi được tạc bằng gỗ trầm hương, được bảo quản nghiêm ngặt trong cung cấm. Bên cạnh gác chuông còn hiện diện tảng đá mài và một giếng nước, thành giếng được xếp bằng 36 cối đá thủng, từng được dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa khi xưa.

Lễ hội Chùa Keo được duy trì tổ chức hai lần hàng năm. Lần đầu vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch. Ngày hội chính được tổ chức từ ngày 10 đến rằm tháng 9 thường niên.

Tháng 4/1962, Chùa Keo được công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa Quốc gia. Tháng 9/2012 Chùa Keo được Bộ Văn hóa cấp Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt. Tháng 10/2017, chùa đón nhận Bằng ghi danh lễ hội Chùa Keo là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Với ý nghĩa và trọng trách lớn lao đó, ngoài việc duy tu, tôn tạo thường xuyên, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Vũ Thư tiếp tục duy trì các lễ hội hàng năm trang trọng và an toàn. Đặc biệt, lễ hội Chùa Keo năm 2023 được tổ chức trong 6 ngày, khai hội từ ngày 10 đến rằm tháng 9 âm lịch ( hội chính ) với các hoạt động tín ngưỡng linh thiêng, nghệ thuật dân gian giàu bản sắc dân tộc, với sự tham gia của hàng ngàn người. Như lễ khai chỉ, lễ rước Thánh, hát chèo, hát giao duyên, múa rối nước, v v...

Đáng chú ý tại lễ hội Chùa Keo năm nay, huyện Vũ Thư đồng tổ chức Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Đó là việc làm đầy ý nghĩa nhằm giới thiệu, quảng bá các sản vật độc đáo của địa phương tới du khách thập phương.

Và cũng từ đây, lễ hội Chùa Keo được huyện Vũ Thư ấn định duy trì thường niên, hàng năm khai hội từ ngày 10 đến ngày rằm tháng 9 âm lịch. Đó cũng là dịp để du khách thập phương trong cả nước về chiêm bái vị Thiền sư Dương Không Lộ linh thiêng, ngưỡng vọng một quần thể kiến trúc cổ độc đáo, thưởng thức những sản vật đặc sản, đậm đà bản sắc quê lúa Thái Bình.

Trẩy hội Chùa Keo

Ngàn đời nguyên dáng Chùa Keo

Còn đây dấu vết đất nghèo thuở xưa

Em về vui hội thăm chùa

Chùa Keo tỏa bóng bốn mùa cau xanh.

Gió mang hương lúa gió lành

Mái chùa cong để bóng vành trăng cong

Bàn tay cấy lúa chăn tằm

Về đây mở hội ngày rằm cùng anh.

Cái duyên gặp gỡ đã đành

Thâm u cửa Phật hương lành thoảng say

Rõ là cảnh đấy người đây

Chùa Keo ơi! Nước non này lên duyên.

Chiếc thuyền vỏ trấu đạo thiền

Cối mòn để giếng cửu tuyền trăng soi

Tiếng chuông, tiếng khánh bồi hồi

Ngỡ nghe năm tháng tiếng người hồi âm.

Có sang Keo Thượng sang sông

Có về Keo Hạ xuôi dòng cùng anh

Đôi bờ mơn mởn dâu xanh

Dòng sông chở cả tình anh về chùa.

Yêu nhau ai nỡ bỏ bùa

Mà say nhau tự hội chùa làng Keo!

Nguyễn Trọng Thắng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Phụ nữ Chăm, từ bà, mẹ đến các bé gái, đều thuần thục các động tác móc sợi, đánh ống, dệt vải. Không chỉ là nghề, dệt còn là một nét văn hóa, một bài học sống được gửi gắm qua từng mũi kim, từng nét hoa văn.
Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG) huyện A Lưới mà đứng đầu là Đại đức Thích Tâm Phương vẫn đều đặn làm tốt công tác Phật sự, đồng thời còn chung tay với chính quyền và các Ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Một buổi chiều, Linh thong thả điều khiển chiếc xe máy điện từ cơ quan về nhà. Đầu hạ nên trời vừa có nắng vàng, vừa có chút gió mát, làm Linh thấy lòng thư thái ! Bất chợt, một chiếc xe tang chạy qua, Linh giật thót khi nhìn thấy di ảnh của người đã khuất: “Ông Tò !” - Linh thốt lên thành tiếng - Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi sao?...
Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có 2 xã đảo là Minh Châu và Quan Lạn rất nổi tiếng với nghề đào sá sùng. Nghề này có từ rất lâu đời, kể cả những người cao tuổi nhất của 2 xã cũng không rõ nó có từ khi nào.
Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển

Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…

Tin khác

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù
Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế
Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) giúp nhiều hội viên, nông dân cao tuổi ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống...

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền
Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến
Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương
Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”
Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường
Là người lính từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, khi nghỉ hưu, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Nuôi lại góp sức xây dựng quê hương, ông hiện là Chủ tịch Hội NCT xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...

Trăm năm đá hóa vàng son

Trăm năm đá hóa vàng son
Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc
Trong 45 điểm di tích của quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, phải thêm nhiều ngày nữa mới thăm hết. Nhưng dù chỉ đến được một vài di tích, tất cả đã là tượng đài vinh quang và hùng tráng mãi mãi sống cùng những người cao tuổi chúng tôi…

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi
Ở tuổi 97, cụ Nguyễn Thị Huynh, ở phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn đều đặn hằng ngày chạy bộ hơn 3km, thỉnh thoảng cụ còn đi tập gym, đá bóng với cháu chắt. Các video thể dục, sinh hoạt hằng ngày của cụ được cháu trai đăng tải lên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt yêu thích...

Khí phách Trường Sa

Khí phách Trường Sa
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Ngọc Quế, nguyên Đoàn trưởng Đoàn Đặc công Hải quân 126, là người trực tiếp chỉ huy Đội 1 tiến công giải phóng đảo Song Tử Tây, góp phần giải phóng quần đảo Trường Sa ngày 29/4/1975. Nhìn lại chiến thắng của 50 năm trước, ông nói, chiến thắng đó đã ngời lên khí phách Trường Sa.

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh
Chiều 29/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Công ty TNHH vận tải hành khách Trung Nga thăm, tặng quà cho 20 CCB nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về R

Về R
Căn cứ của 3 cơ quan quan trọng nhất thuộc R trong một dải rừng mấy chục cây số đã “sống lại” không những để giữ gìn di tích chiến tranh vệ quốc vô cùng quý giá mà còn trở thành những điểm du lịch lịch sử rất hấp dẫn…

Đi dưới bầu trời hòa bình

Đi dưới bầu trời hòa bình
Bản hòa ca hòa bình và thống nhất đã được 50 năm, từ đau thương và đổ nát, dân tộc Việt Nam đã bền bỉ và mạnh mẽ đứng dậy bằng khát vọng hòa bình, bằng khao khát về một thay đổi lớn lao cho đất nước, cho dân tộc.

“50 năm vang mãi bản hùng ca”

“50 năm vang mãi bản hùng ca”
Gần đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh trở nên đông đúc hơn bởi dòng người từ khắp nơi đổ về đây để tham quan, chiêm nghiệm và cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của dân tộc thông qua cuộc triển lãm có chủ đề: “50 năm vang mãi bản hùng ca”.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.
Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.
Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển

Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.
Phiên bản di động