Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm và hầu như NCT nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng: Đau nhức xương, cong vẹo cột sống, gù... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh...

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở NCT

Loãng xương hay còn gọi là xốp xương, tức là tỉ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó vai trò của hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi rất quan trọng với sự phát triển của xương. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, hệ cơ quan như tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, tuần hoàn hoạt động yếu. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên xốp hơn và thưa hơn. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng hằng ngày không cấp đủ chất (ăn kiêng dài ngày, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và canxi) cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Bệnh loãng xương ở NCT có sự chênh lệch giữa 2 giới, tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, buồng trứng ngưng hoạt động gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Điều này làm tăng hoạt tính của tế bào hủy xương trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm, dẫn đến khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%).

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương khiến xương trở nên giòn và xốp

Ngoài ra, bệnh loãng xương ở người già còn xuất phát từ việc người bệnh đang mắc các chứng bệnh như suy thận, viêm gan mạn tính, gout, cường giáp trạng, chấn thương…

Một số triệu chứng chính và hậu quả của bệnh loãng xương

Căn bệnh loãng xương diễn biến khá âm thầm, ít gây ra biểu hiện nào bất thường. Do đó việc nhận biết triệu chứng của căn bệnh này ngay từ ban đầu rất khó khăn. Hầu hết các trường hợp trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc hiệu, ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng tăng làm cho bệnh tiến triển nặng thì các triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn. Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như: Xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như: Xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng và dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp... Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Một triệu chứng khác cũng hay xuất hiện ở những người loãng xương là chuột rút.

Trên thực tế, có không ít NCT bị gãy xương hông, gãy xương chậu do loãng xương, tăng nguy cơ tử vong. Ở nam giới thường gặp tình trạng gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay. Một số người bị ngã, gãy xương dẫn đến khớp bị tổn thương không thể đi lại hay di chuyển, làm suy giảm chức năng vận động.

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở NCT

Chế độ ăn uống

NCT cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ đa dạng, phù hợp với nhu cầu cơ thể. Người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất, đặc biệt là canxi và protid trong khẩu phần ăn vì ở độ tuổi này, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Trong số các thực phẩm thì sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho NCT. Mỗi ngày NCT cần từ 500 - 1.000ml, bao gồm sữa tươi, sữa chua và sữa bột.

Chế độ luyện tập

Cùng với chế độ dinh dưỡng, NCT cần duy trì chế độ sinh hoạt đa dạng đó là vận động thể lực đều đặn, vừa sức, nên tăng cường các hoạt động ngoài trời. Việc vận động thường xuyên không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa... vừa có tác dụng trực tiếp cho hệ thống xương khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương do các tế bào sinh xương được tăng cường hoạt động, tăng cường hấp thu canxi và protid.

Điều trị loãng xương đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém, không phải cứ điều trị là khỏi ngay. Vì thế biện pháp điều trị loãng xương tốt nhất là dự phòng loãng xương. Nếu có thể thì nên tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Một chế độ dinh dưỡng điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lí rất tốt cho phòng loãng xương. Không chỉ ăn các thực phẩm giàu canxi mà cần phải ăn cả thức ăn giàu magie, phốt pho, vitamin D.

Xuân Thành (st)

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

NMO - Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng.
Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

NMO - Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Trong trường hợp thoát vị có thể nhẹ không gây ra chèn ép. Nếu chèn ép thì sẽ theo hướng đi vào thần kinh gây triệu chứng đau thần kinh tọa.
Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer

NMO - Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Không có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

NMO - Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.
Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh người cao tuổi cần biết để bảo vệ sức khỏe.

Tin khác

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm
NMO - Miền Bắc đang trong những ngày trời nồm ẩm thấp, mưa phùn, thời tiết này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày mà còn khiến nhiều người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn, đặc biệt là người cao tuổi.

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi
Mỗi năm, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận 3.000 trường hợp đến khám và điều trị loại ung thư này, với số lượng bằng tất cả các ung thư khác ở người cao tuổi gộp lại.

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm và hầu như NCT nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng: Đau nhức xương, cong vẹo cột sống, gù... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh...

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình
Chóng mặt, xoay tròn, mất thăng bằng là những biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình mà nhiều người gặp phải...

Phòng chống chứng bất lực bằng khí công

Phòng chống chứng bất lực bằng khí công
Trong đông y, lí luận và thực tiễn đều đã chứng minh, việc lựa chọn một bài tập khí công hợp lí rồi tin tưởng và kiên trì thực hành có bài bản chắc chắn sẽ góp phần cải thiện công năng tình dục và phòng chống hữu hiệu những rối loạn sinh lí, trong đó có tình trạng bất lực.

Phẫu thuật cắt thực quản và tạo hình đường tiêu hóa trên thành công cho cụ ông trên 80 tuổi

Phẫu thuật cắt thực quản và tạo hình đường tiêu hóa trên thành công cho cụ ông trên 80 tuổi
Theo thông tin từ TS.BS Trần Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ vừa tiến hành phẫu thuật cắt và tạo hình thực quản thành công cho bệnh nhân Trần Đức Lễ (81 tuổi, ở Hà Nội) bị ung thư thực quản. Đây là bệnh nhân cao tuổi nhất được phẫu thuật cắt và tạo hình thực quản thành công tại Bệnh viện Bạch Mai và cũng là một trong số rất ít bệnh nhân cao tuổi được thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam.

Yêu cầu các bệnh viện tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Yêu cầu các bệnh viện tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; sở y tế các tỉnh, thành phố và y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

Kiểm soát đường huyết như thế nào?

Kiểm soát đường huyết như thế nào?
Đường (hay còn gọi là glucose máu) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu rất quan trọng và cần thiết cho các cơ quan, đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường. Do vậy, cần theo dõi đường huyết để có những giải pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh tật, nhất là đối với NCT.

Đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc lô sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc lô sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm toàn quốc lô dung dịch vệ sinh phụ nữ Tulise 100ml và Sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean Hương dâu do sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Thu hồi 5 sản phẩm không đảm bảo an toàn của Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển

Thu hồi 5 sản phẩm không đảm bảo an toàn của Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định thu hồi 5 sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn được sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển (địa chỉ tại điểm công nghiệp Đan Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

Cả nước có hơn 217,03 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm

Cả nước có hơn 217,03 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm
Trong ngày 15/5/2022 có 79.626 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 217.039.026 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 197.092.034 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.402.459 liều và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 2.544.533 liều.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xuân Dược Vương quảng cáo như thuốc chữa bệnh, vi phạm pháp luật

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xuân Dược Vương quảng cáo như thuốc chữa bệnh, vi phạm pháp luật
Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra thông tin cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xuân Dược Vương với nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật.

Hơn 10 triệu người Việt Nam đã có xác nhận hộ chiếu vaccine điện tử

Hơn 10 triệu người Việt Nam đã có xác nhận hộ chiếu vaccine điện tử
Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, khoảng hơn 10 triệu người Việt Nam đã có xác nhận hộ chiếu vaccine điện tử. Con số này tăng thêm khoảng hơn 4 triệu người so với thống kê trước đó 5 ngày.

Thu hồi các lô thuốc kháng sinh Cốm pha hỗn dịch uống Zinnat Suspension 125mg

Thu hồi các lô thuốc kháng sinh Cốm pha hỗn dịch uống Zinnat Suspension 125mg
Ngày 9/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có thông báo đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc thu hồi toàn quốc các lô thuốc kháng sinh cốm pha hỗn dịch uống Zinnat Suspension 125mg (Cefuroxim axetil 125.mg) do Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam nhập khẩu.

Vì sao thuốc viên bao đường Neurobion bị thu hồi trên toàn quốc?

Vì sao thuốc viên bao đường Neurobion bị thu hồi trên toàn quốc?
Ngày 4/5, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Chi nhánh công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3.
Xem thêm
Người cao tuổi cần biết: Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Người cao tuổi cần biết: Triệu chứng của bệnh thủy đậu

NMO - Bệnh thủy đậu rất phổ biến, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh thậm chí dẫn đến tử vo
Người cao tuổi cần biết: Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Người cao tuổi cần biết: Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

NMO - Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây nhiễm từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được bắn ra từ đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện…
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18 đến 24/3), Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường hợp so với tuần trước), không có ca tử vong.
Tuyên Quang: 2.600 trẻ em mầm non được Vinamilk khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng

Tuyên Quang: 2.600 trẻ em mầm non được Vinamilk khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng

Ngày 22 và 23/3, Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD) Vinamilk đã tổ chức khám sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng và phát quà cho khoảng 2.600 trẻ mầm non trên địa bàn huyện Hàm Yên và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là chương trình khởi động chuỗi hoạt động Tư vấ
Người cao tuổi cần biết: Tác hại của bệnh mất ngủ kéo dài?

Người cao tuổi cần biết: Tác hại của bệnh mất ngủ kéo dài?

NMO - Giấc ngủ là thời gian nghỉ ngơi cần thiết để cơ thể phục hồi. Tuy nhiên, nhiều người lại rơi vào tình trạng mất ngủ, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, dẫn tới nhiều bệnh.
Người cao tuổi cần biết: Khi thời tiết thay đổi người mắc bệnh xương khớp cần lưu ý gì?

Người cao tuổi cần biết: Khi thời tiết thay đổi người mắc bệnh xương khớp cần lưu ý gì?

NMO - Bệnh khớp phổ biến là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh gout (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống…
Phiên bản di động