Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc/ngộ độc methanol và cách phòng tránh

Thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết từ cuối tháng 2, bệnh viện tiếp nhận các bệnh nhân bị nhiễm độc methanol đến từ Công ty TNHH HSTECH Vina - công ty sản xuất linh kiện điện tử.Bệnh nhân bắt đầu bị bệnh từ ngày 27/2, với triệu chứng mờ mắt, đau đầu, buồn nôn, sau đó lơ mơ dần. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Thuận Thành, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Tính đến nay, tổng số công nhân được khám, xét nghiệm, cấp cứu tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh là 108 người, trong đó 37 người bị nhiễm độc methanol với các mức độ khác nhau. Cụ thể gồm: 22 người nhiễm methanol chưa có triệu chứng; 8 người nhiễm độc methanol mức độ nhẹ, chỉ có thay đổi nhẹ trên khí máu động mạch, chưa có tổn thương cơ quan, chưa có triệu chứng lâm sàng; 7 người nhiễm độc methanol mức độ nặng hoặc nguy kịch, trong đó tử vong 1 người; 4 người tiên lượng di chứng giảm nặng hoặc mất khả năng nhìn; 1 người di chứng nặng với não (rối loạn ý thức, rối loạn vận động,…).

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, loại cồn công ty này sử dụng được một người nhà bệnh nhân gửi tới Trung tâm chống độc xét nghiệm. Kết quả cho thấy nồng độ methanol là 77,83%, không có ethanol. Các công nhân ở đây đã nhiễm độc methanol qua đường hô hấp do hít phải không khí có nhiễm methanol và có thể một phần qua da khi da tiếp xúc trực tiếp với cồn. Ngay khi có bệnh nhân đầu tiên, bệnh viện đã xác định đây là vụ nhiễm độc methanol trong môi trường lao động.

Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc/ngộ độc methanol và cách phòng tránh

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên đánh giá mức độ tổn thương não của bệnh nhân ngộ độc methanol. Ảnh: IT

Qua vụ việc, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên đã đưa ra cảnh báo nguy cơ gây nhiễm độc của hóa chất cồn công nghiệp methanol trong nhiều lĩnh vực, nhiều sản phẩm khác nhau, rất cần sự quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm của các cơ quan chức năng. Đồng thời tăng cường hiểu biết, ý thức, cảnh giác, tuân thủ an toàn trong lao động sản xuất và sử dụng hóa chất.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh: Chúng ta có thể tiếp xúc với methanol được dùng làm dung môi tẩy sơn, véc ni, trong sơn, dung môi công nghiệp, chất tẩy rửa, làm sạch, lau chùi, các loại nhiên liệu thay thế cho động cơ, làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều hóa chất, sản phẩm khác nhau. Methanol là hóa chất rất độc, không được uống, tác dụng sát trùng cũng rất kém. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do lượng hóa chất methanol nhiều lại chưa được kiểm soát tốt, dẫn tới lượng lớn hóa chất methanol bị “tuồn” ra ngoài, vào tay kẻ xấu hoặc nhiều nhà sản xuất không chính đáng đóng chai thành các loại rượu rởm, nhiều loại cồn sát trùng, cồn y tế rởm và có thể nhiều sản phẩm khác bị làm rởm, đã và đang gây tử vong, ngộ độc và di chứng nặng nề cho nhiều người và ảnh hưởng xấu đến công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Thực tế, methanol là hóa chất được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống, từ công nghiệp đến gia dụng, từ sản phẩm chính thức đến các sản phẩm phi pháp, sản phẩm rởm. Do lượng hóa chất cồn công nghiệp methanol rất nhiều, được bán với giá rất rẻ nên cồn methanol rất dễ bị kẻ xấu dùng thay cho ethanol, dẫn tới nhiều sản phẩm ethanol có nguy cơ bị làm giả (thay vì chứa ethanol, nay lại bị thay bằng methanol) và gây ngộ độc/nhiễm độc cho người sử dụng. Do đó, người dân, người sản xuất cần hết sức cảnh giác và các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm soát.

Cách thức methanol xâm nhập vào cơ thể: Methanol ở dạng lỏng, được hấp thu và gây ngộ độc dễ dàng qua đường tiêu hóa (chủ yếu do uống phải rượu rởm, cồn sát trùng rởm) và qua da (do tiếp xúc trực tiếp với dung dịch cồn sát trùng trên da hoặc dùng cồn rởm chứa methanol để sát trùng trên diện da rộng hoặc nhiều lần) hoặc qua đường hô hấp (do hít phải hơi, không khí chứa cồn methanol với nồng độ vượt ngưỡng cho phép). Do methanol được cơ thể chuyển hóa và thải trừ chậm, gây ngộ độc cũng chậm nên khi tiếp xúc mức độ ít nhưng kéo dài hoặc lặp lại (hay gặp trong lao động) sẽ tích lũy dần và gây ngộ độc nhiều ngày sau. Hoặc người có thể tiếp xúc với methanol liều cao một lần nhưng không biết và tới 1-2 ngày sau mới biểu hiện nhiễm độc.

Biểu hiện nhiễm độc của methanol: Ngộ độc/nhiễm độc cấp tính: mờ mắt, giảm thị lực, mù, đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, tổn thương não, nhiễm toan chuyển hóa, sốc, tổn thương đa tạng, tử vong hoặc di chứng mù mắt, giảm thị lực, hôn mê, rối loạn vận động,…Ngộ độc/nhiễm độc mạn tính: đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ, viêm kết mạc, nhìn mờ, mù. Trên thai nhi: các nghiên cứu trên động vật cho thấy methanol có thể gây dị tật trên xương, tim mạch, tiết niệu và thần kinh trung ương.

Cách phát hiện nhiễm độc/ngộ độc methanol: các biểu hiện ngộ độc thường là muộn nên người dân cần chủ động đi khám khi có nghi ngờ. Người lao động tiếp xúc với methanol cần được khám sức khỏe thường xuyên, trong đó bắt buộc khám đánh giá kỹ về mắt và thần kinh trung ương.

Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc/ngộ độc methanol và cách phòng tránh
Các điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ngộ độc methanol. Ảnh: IT

Cách phòng tránh nhiễm độc/ngộ độc methanol:

Đối với các cơ quan quản lý: có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hóa chất cồn công nghiệp methanol. Tăng cường công tác quản lý về an toàn lao động. Các sản phẩm chứa methanol cần phải có nhãn mác cảnh báo rõ ràng về tên gọi, thành phần cụ thể, tác hại với sức khỏe, biện pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn khi sử dụng và các sơ cấp cứu.

Người sử dụng các sản phẩm methanol: cần tuân theo đúng các hướng dẫn sử dụng và bảo quản an toàn, đảm bảo điều kiện lao động sản xuất an toàn.

Methanol xâm nhập vào cơ thể dễ dàng qua da, đường hô hấp, tiêu hóa. Tất cả các loại khẩu trang, mặt nạ phòng độc đơn thuần, găng tay thấm nước đều không có tác dụng ngăn cản hoặc lọc được methanol. Người sử dụng có thể đi găng nhựa/cao su kín ngăn methanol hấp thu qua da nhưng vẫn có thể hít phải methanol qua đường hô hấp. Trong môi trường không khí nhiễm methanol mức độ nguy cơ ảnh hưởng sử khỏe, chỉ có trang phục phòng hộ (quần áo liền mũ, găng và giầy/ủng) kín hoàn toàn kết hợp hệ thống cung cấp dưỡng khí độc lập bao gồm mặt nạ phòng độc kín được kết nối với nguồn dưỡng khí được bơm từ bên ngoài mới có thể đảm bảo an toàn cho người lao động.

Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, luôn cảnh giác với tất cả các loại cồn, các sản phẩm được cho là ethanol hoặc gắn nhãn mác là ethanol vì các sản phẩm này rất dễ có nguy cơ bị làm giả và có chứa methanol.

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Các cơ sở Y tế chủ động cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt do thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột

Các cơ sở Y tế chủ động cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt do thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột

Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, thời tiết tại nhiều vùng trên cả nước có nắng nóng diện rộng, ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân và môi trường làm việc. Để phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế, bảo đảm an toàn và nâng cao sự hài lòng của người bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng đơn vị khẩn trương thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tại viện và ngoại viện; tập huấn lại kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt và đặc biệt là đột quỵ; sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh. Phối hợp với các đơn vị truyền thông, trung tâm y tế dự phòng... trên địa bản tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng chống nắng nóng và thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột.
Người cao tuổi cần biết: Đối phó bệnh xương khớp khi thời tiết thất thường

Người cao tuổi cần biết: Đối phó bệnh xương khớp khi thời tiết thất thường

Bệnh khớp thường là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh gout (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống.
Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha

Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha

Ngày 24/4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có Công văn số 474/KCB-QLHN gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.
Người cao tuổi cần biết: Hội chứng chồng lấp hen - COPD (ACOS)

Người cao tuổi cần biết: Hội chứng chồng lấp hen - COPD (ACOS)

Hội chứng chồng lấp hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Asthma - COPD Overlap Syndrome - ACOS) là một bệnh lý phức tạp với biểu hiện triệu chứng của cả hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên một cá thể.
Người cao tuổi cần biết: Phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Người cao tuổi cần biết: Phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

NMO - Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019, thế giới có khoảng 63.6 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và khoảng 234.9 triệu người mắc bệnh hen phế quản.

Tin khác

Người cao tuổi cần biết: Những nguyên nhân gây suy giảm nhận thức

Người cao tuổi cần biết: Những nguyên nhân gây suy giảm nhận thức
NMO - Suy giảm nhận thức xảy ra một cách tự nhiên khi chúng ta già đi. Khả năng ghi nhớ các chi tiết, khả năng hiểu, học hỏi và suy nghĩ sẽ giảm nhẹ theo thời gian. Nhưng nếu những khả năng này giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra não bộ.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả
NMO - Bệnh mạch vành có thể dẫn tới các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: Rối loạn nhịp tim, suy tim, ngưng tim đột ngột, sốc tim, nhồi máu cơ tim.

Ngành Y tế Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024

Ngành Y tế Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024
Sở Y tế Hà Nội có Kế hoạch số 1351/KH-SYT về phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024.

Người cao tuổi cần biết: Những lợi ích tuyệt vời khi kết hợp tinh bột nghệ với mật ong

Người cao tuổi cần biết: Những lợi ích tuyệt vời khi kết hợp tinh bột nghệ với mật ong
NMO - Cả tinh bột nghệ và mật ong đều là những nguồn giàu dưỡng chất thuần thiên nhiên, sử dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe tối ưu mà không lo có tác dụng phụ.

Món cá thu rim chua ngọt ngon đậm vị cho bữa cơm những ngày rét nàng Bân

Món cá thu rim chua ngọt ngon đậm vị cho bữa cơm những ngày rét nàng Bân
Bữa cơm gia đình là lúc các thành viên quây quần cùng nhau thưởng thức các món ăn sau thời gian làm việc mệt nhọc. Thật tuyệt vời khi được nếm mùi vị thơm ngon của món cá thu rim chua ngọt trong những ngày không khí se lạnh của đợt rét nàng Bân tháng ba đặc trưng này.

Tuyên Quang: 2.600 trẻ em mầm non được Vinamilk khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng

Tuyên Quang: 2.600 trẻ em mầm non được Vinamilk khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng
Ngày 22 và 23/3, Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD) Vinamilk đã tổ chức khám sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng và phát quà cho khoảng 2.600 trẻ mầm non trên địa bàn huyện Hàm Yên và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là chương trình khởi động chuỗi hoạt động Tư vấn, chăm sóc và truyền thông về sức khỏe dinh dưỡng năm 2023 của Vinamilk tại nhiều tỉnh thành, với gần 15 ngàn trẻ em và người cao tuổi tham gia.

Người cao tuổi cần biết: Tác hại của bệnh mất ngủ kéo dài?

Người cao tuổi cần biết: Tác hại của bệnh mất ngủ kéo dài?
NMO - Giấc ngủ là thời gian nghỉ ngơi cần thiết để cơ thể phục hồi. Tuy nhiên, nhiều người lại rơi vào tình trạng mất ngủ, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, dẫn tới nhiều bệnh.

Người cao tuổi cần biết: Khi thời tiết thay đổi người mắc bệnh xương khớp cần lưu ý gì?

Người cao tuổi cần biết: Khi thời tiết thay đổi người mắc bệnh xương khớp cần lưu ý gì?
NMO - Bệnh khớp phổ biến là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh gout (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống…

Người cao tuổi cần biết: Virus Marburg là gì?

Người cao tuổi cần biết: Virus Marburg là gì?
NMO - Virus Marburg (Marburg Virus Disease – MVD) là một virus RNA thuộc họ Filovirus, cùng họ với virus Ebola, đây là loại virus lây truyền từ động vật sang người, gây sốt xuất huyết và xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể.

Người cao tuổi cần biết: Dấu hiệu bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi

Người cao tuổi cần biết: Dấu hiệu bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi
NMO - Bệnh tim mạch là các tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc, hoạt động của trái tim hay của các mạch máu, hậu quả gây suy yếu khả năng làm việc của tim.

Người cao tuổi cần biết: Lợi ích của quả bầu đối với sức khỏe

Người cao tuổi cần biết: Lợi ích của quả bầu đối với sức khỏe
Là một loại rau củ quen thuộc của người dân Việt Nam, quả bầu được trồng rộng rãi ở khắp các vùng quê trên cả nước. Từ lâu, dân ta không chỉ sử dụng quả bầu để chế biến thành các món ăn ngon mà còn sử dụng nó như một loại thuốc Nam có công dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp.

Người cao tuổi cần biết: Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Người cao tuổi cần biết: Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
NMO - Các ghi nhận cho thấy bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa thoái hóa khớp
NMO - Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo tuổi. Đầu tiên trong quá trình thoái hóa khớp là sụn khớp bị hủy hoại. Tiếp đến, phần khớp bị bong tróc thành mảng có những vị trí loét thành ở sụn đến tận đáy làm trơ xương ra. Dần dần làm tổn thương tất cả các cấu trúc khác của khớp như bao hoạt dịch khớp, xương, dây chằng, gân, cơ.

Người cao tuổi cần biết: Những món ăn sáng ngon, lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ

Người cao tuổi cần biết: Những món ăn sáng ngon, lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ
NMO - Bữa sáng đúng cách là khởi đầu hoàn hảo cho cả ngày. Bữa sáng giúp cung cấp năng lượng sau một đêm dài và khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì thế mà việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho bữa sáng là vô cùng quan trọng.

Hành động để "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới"

Hành động để "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới"
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023.Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5/2023 trên phạm vi toàn quốc với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Xem thêm
Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, tại phiên họp định kỳ lần thứ 24, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung.
Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5: Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá"

Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5: Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá"

Ngày 31/5 là Ngày Thế giới không hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lựa chọn chủ đề WHO đang nỗ lực hỗ trợ nông dân tại nhiều nơi từ bỏ việc trồng cây thuốc lá để chuyển sang các loại cây trồng khác, qua đó góp phần tăng cường an ninh lương thực.
Bộ Y tế triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc

Bộ Y tế triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc

Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ em, đợt 1 năm 2023.
Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,...
Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục

Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục

NMO - Quá trình lão hóa của con người là quy luật tất yếu mà tự nhiên mang đến và không thể thay đổi được. Ở tuổi bắt đầu lão hóa dễ nhận thấy tóc bạc, da nhăn, lưng gù…Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra
Phiên bản di động