Cách chọn, phân biệt và bảo quản nhân sâm

Việc phân biệt và chọn lựa nhân sâm là cần thiết nhưng cũng hết sức phức tạp. Vả lại, trên thị trường hiện nay vì lợi nhuận gian thương thường tìm cách làm nhân sâm giả hoặc nhân sâm kém chất lượng rồi trà trộn với sâm thật, sâm tốt để kiếm lời.

Nhân sâm là rễ của cây nhân sâm có tên khoa học là Panax gingsen C.A.Mey. Có rất nhiều loại nhân sâm: Nếu căn cứ vào nguồn khai thác có thể chia làm 3 loại dã sơn sâm (sâm mọc tự nhiên, còn gọi là sâm rừng), nguyên sâm (sâm gieo trồng, còn gọi là sâm vườn); nếu căn cứ vào nguồn gốc địa lí thì có sâm Trung Quốc (cát lâm sâm, liêu sâm), sâm Triều Tiên, sâm Nhật Bản (cao li sâm), sâm Mỹ (Tây dương sâm), sâm Việt Nam (ngọc linh sâm)...; nếu căn cứ vào cách thức chế biến thì có sinh sái sâm (loại để nguyên vỏ, rửa sạch đất cát rồi phơi khô), đại lực sâm (loại sâm khi chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi khô), hồng sâm (loại sâm bỏ rễ, râu sấy khô mà thành, còn gọi là thạch trụ sâm), bạch sâm (loại sâm ngâm tẩm trong nước đường đặc, còn gọi là đường sâm), cáp bì sâm (là loại sâm trước tiên ngâm trong nước sôi, sau đó ngâm vào trong nước đường loãng)... Ngoài ra, còn có sâm trà, sâm lát, sâm viên nang... tuỳ theo công nghệ bào chế. Bên cạnh những phẩm chất và công dụng chung, mỗi loại nhân sâm lại có những đặc tính và năng lực riêng. Bởi vậy, việc phân biệt và chọn lựa nhân sâm là cần thiết nhưng cũng hết sức phức tạp. Vả lại, trên thị trường hiện nay vì lợi nhuận gian thương thường tìm cách làm nhân sâm giả hoặc nhân sâm kém chất lượng rồi trà trộn với sâm thật, sâm tốt để kiếm lời. Dưới đây, xin được giới thiệu một số kinh nghiệm phân biệt và lựa chọn nhân sâm để độc giả tham khảo.

Cách chọn, phân biệt và bảo quản nhân sâm
Cách chọn, phân biệt và bảo quản nhân sâm

Nhân sâm rừng có đặc điểm gì?

Đây là loại sâm mọc hoang, chất lượng tốt. Rễ ngắn và thô, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ một chút, thường có hai nhánh rễ chính, trông giống hình người, đầu trên có đường vằn ngang nhỏ và sâu, thân rễ nhỏ dài, thường từ 3 - 9cm, phần trên uốn khúc gồ ghề, quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng, thường gọi là “rễ tròn”. Rễ râu thưa thớt, dài gấp khoảng 1 - 2 lần rễ chính, dai, khó bẻ gãy, có nốt sần nổi lên rất rõ, được gọi là “trân châu điểm” hay “hạt trân châu”.

Nhân sâm rừng khác nhân sâm trồng như thế nào?

Nhân sâm rừng thường đắt và tốt hơn nhân sâm trồng. Vì hai loại có hình dáng giống nhau nên người ta hay lấy sâm trồng giả mạo là sâm rừng. Cách phân biệt là: (1) Đầu rễ của sâm trồng hơi ngắn, bát rễ tương đối ít, đầu rễ sâm rừng nhỏ dài, bát rễ sâu và dày, đầu rễ cong hình giống cổ nhọn, có rễ tròn. (2) Thân của sâm trồng dài, phần vai có các vằn ngang hơi thưa, nông, không liên tục; thân sâm rừng giống như thân hoàng tinh, dài bằng hoặc ngắn nhỏ hơn, đầu rễ vằn, chỗ vai nhỏ mà sâu, màu đen, phần nhiều có hình xoáy ốc liên tục. (3) Vỏ sâm tròng ráp và xốp giòn, vỏ sâm rừng mịn và chắc. (4) Thân sâm trồng tương đối nhiều, thường từ 3 nhánh trở lên, trên dưới to nhỏ không đều, thân sâm rừng chỉ có 1 -2 nhánh, rất ít gặp loại có 3 nhánh. (5) Râu sâm trồng không có nốt sần, hoặc có nhưng không rõ, râu sâm rừng dài, dai và có nốt trân châu rõ.

Thế nào là hồng sâm?

Là loại sâm được chế biến bằng cách: Chọn củ to, thường nặng trên 37g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưng chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột có trong rễ đã chín, khi khô có thể chất trong suốt như sừng, có màu hồng mùi thơm, vị ngọt hơi đắng. Thân sâm hình thoi hoặc gần như hình trụ, phần trên và phần dưới thót lại. Đầu sâm, tức cổ rễ, đôi khi nom có vết sẹo của thân, rễ đôi khi phân nhánh trông như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh trông như chân. Toàn bộ củ sâm nom giống hình người nên gọi là nhân sâm.

Thế nào là bạch sâm?

Loại củ sâm không đủ tiêu chuẩn để chế biến thành hồng sâm thì chế thành bạch sâm. Củ sâm được rửa sạch đất cát rồi nhúng vào nước sôi vài phút. Sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 60°C. Dược liệu đã chế biến thì có màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám ngoài mặt, mặt cắt ngang có màu trắng ngà, có vằn hình tia, xốp, mùi thơm, vị ngọt. Rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc 1 hoặc vài sợi rễ. Đầu trên của rẽ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh.

Làm thế nào để nhận biết được tây dương sâm?

Loại sâm này chủ yếu được nhập từ các nước như Mỹ, Canada và Pháp, có công dụng khá tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi vậy, gian thương thường dùng sâm nội để giả mạo làm tây dương sâm kiếm lời. Cách nhận biết là: (1) Thân chính có hình trụ hoặc hình thoi, nặng, chất cứng. (2) Rễ, còn gọi là đầu rễ, có loại đoạn trên của thân chính có đầu rễ, bát rễ có đốt rõ. (3) Vỏ có vằn ngang hoặc có nốt sần lỗ nông và có các vằn dọc nông nhỏ chi chít, vỏ chỗ mặt cắt ngang có thể thấy các vạch nhựa co dạng chấm nâu vàng, tạo thành từng lớp vằn rõ. (4) Mặt ngoài có màu vàng nhạt hoặc màu vàng gạo, mặt cắt phẳng, màu trằng ngà hơi bột. (5) Vị hơi đắng, khi nhai thấy hơi có cảm giác hăng đắng và có mùi thơm mát đặc trưng của tây dương sâm.

Hồng sâm của Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc có gì khác nhau?

Hồng sâm Triều Tiên có hình trụ hoặc hình vuông tròn, rễ thô ngắn, dài 1,5 - 2cm, đường kính trên dưới gần như bằng nhau, phần lớn là đơn nhánh và rất ít rễ phụ, có màu nâu đỏ hơi đục. Hồng sâm Nhật Bản rễ hơi nhỏ hơn rễ sâm Triều Tiên, phần trên thường có màu vàng, vỏ ráp, đoạn giữa và dưới to thô hơn đầu trên, rễ phụ ngắn, thót lại, nhìn chung hình thể và màu sắc nằm giữa hồng sâm Triều Tiên và hồng sâm Trung Quốc. Hồng sâm Trung Quốc bề mặt trong mờ, màu nâu hồng, thỉnh thoảng có đốm màu nâu sẫm đục, có khía dọc, vân và vết rễ nhỏ, phần trên có các vân tròn.

Làm thế nào để nhận biết được nhân sâm giả?

Nhân sâm giả thường được làm từ đậu đũa dại, sâm đất, thương lục, niễng rừng và hoa sơn sâm, trong đó sâm đất và thương lục là hay được dùng nhất. Cách nhận biết: Sâm đất có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh, dài khoảng 15 - 20cm, đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ, khi chưa gia công bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công, bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn, dễ bẻ gãy, có chất keo, trong mờ, vị ngọt. Thương lục có hình trụ, đầu trên khá giáp, xuống dưới nhỏ dần, dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng hoặc nâu đen, đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.

Cách bảo quản nhân sâm như thế nào?

Cũng như tất cả các dược liệu khác, việc bảo quản nhân sâm có ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả trị liệu của vị thuốc. Nguyên tắc chung là phải sấy hoặc phơi nhân sâm thật khô (củ sâm phải cứng chắc) rồi để ở chỗ mát, khô ráo và tránh tiếp xúc với các vật liệu ảnh hưởng xấu đến chất lượng dược liệu. Theo kinh nghiệm của người xưa, người ta thường bảo quản nhân sâm bằng cách: Bọc kín trong giấy bản rồi cho vào trong lọ gốm, sứ hoặc hộp gỗ có lót gạo rang vàng sẫm hoặc vôi sống để phòng chống nấm mốc và hút ẩm. Lẽ đương nhiên là phải thường xuyên kiểm tra, đặc biệt vào mùa mưa ẩm mốc, nếu củ sâm bị ẩm mềm ra thì phải đem phơi hoặc sấy lại. Nếu phát hiện thấy sâm bị mốc mọt và biến chất (củ sâm biến màu đen, chảy dầu và không còn mùi thơm đặc trưng) thì phải kiên quyết loại bỏ.

Ngoài ra, cũng có thể bảo quản nhân sâm dưới dạng ngâm trong rượu hoặc mật ong. Với các chế phẩm của nhân sâm như viên nang, trà tan... thì phải chú ý bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, người ta còn bảo quản nhân sâm tươi trong các dung dịch đặc biệt hoặc trong túi hút chân không nhờ đó mà củ sâm vẫn giữ được màu sắc, mùi vị và hình dáng tươi tắn như vừa mới thu hoạch. Lẽ đương nhiên, hình thức này cũng chỉ giữ được trong một thời hạn nhất định.

BS Hoàng Khánh Toàn

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Cụ bà 93 tuổi được phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp khổng lồ

Cụ bà 93 tuổi được phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp khổng lồ

Đầu tháng 7/2025 vừa qua, các bác sĩ Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối bướu giáp khổng lồ cho cụ bà 93 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp.
Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh xương khớp và rối loạn chuyển hoá ở NCT

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh xương khớp và rối loạn chuyển hoá ở NCT

Trong bài “Các bệnh xương khớp và rối loạn chuyển hoá thường gặp ở NCT” đăng trên Tạp chí Người cao tuổi số 1 (bộ mới) ra ngày 3/7/2025, tác giả đã chỉ rõ nguy cơ bệnh tật làm suy giảm chất lượng sống của NCT. Để giúp bạn đọc phòng chống bệnh về xương khớp và rối loạn chuyển hóa, tác giả tiếp tục phân tích nguyên nhân và cơ chế gây bệnh xương khớp và rối loạn chuyển hoá…
Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc (tỉnh An Giang). Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Cứu sống bệnh nhân suy tim với khối u hiếm gặp

Cứu sống bệnh nhân suy tim với khối u hiếm gặp

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã phẫu thuật thành công loại bỏ một khối u tuyến giáp khổng lồ, chèn ép nghiêm trọng khí quản, giúp nữ bệnh nhân 72 tuổi mắc suy tim độ III thoát khỏi tình trạng nguy kịch và đang hồi phục.
Kê đơn thuốc dài ngày theo Thông tư 26: Nỗ lực vì người bệnh và giảm tải hệ thống y tế

Kê đơn thuốc dài ngày theo Thông tư 26: Nỗ lực vì người bệnh và giảm tải hệ thống y tế

Thông tư 26/2025 mới được Bộ Y tế ban hành là một bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính y tế, hướng đến người bệnh. Một trong những nội dung nổi bật của thông tư là cho phép kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính lên tới 90 ngày, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.

Tin khác

Cần 30.000 đơn vị máu điều trị, cấp cứu trong dịp hè

Cần 30.000 đơn vị máu điều trị, cấp cứu trong dịp hè
Để đảm bảo nguồn máu kịp thời cho cấp cứu và điều trị trong mùa hè, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe, hãy sắp xếp thời gian tham gia hiến máu, cùng trao gửi sự sống cho người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai hệ thống nội soi siêu âm, giúp pháp hiện sớm ung thư

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai hệ thống nội soi siêu âm, giúp pháp hiện sớm ung thư
Ngày 8/7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ khánh thành Khoa Nội soi mới với diện tích 485m², gồm 8 phòng nội soi chuyên khoa (tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp), có khả năng tiếp nhận 150–170 lượt nội soi mỗi ngày.

Thuốc lá tiếp tục là thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu

Thuốc lá tiếp tục là thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu
Hơn 1000 đại biểu đến từ các chính phủ, tổ chức quốc tế, giới học giả và các tổ chức xã hội dân sự trên toàn thế giới tham gia Hội nghị Thế giới về Kiểm soát Thuốc lá 2025.

Các bệnh xương khớp và rối loạn chuyển hóa thường gặp ở NCT

Các bệnh xương khớp và rối loạn chuyển hóa thường gặp ở NCT
NCT thường đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp và rối loạn chuyển hóa do quá trình lão hóa ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Các bệnh lí như thoái hóa khớp, loãng xương, đái tháo đường, rối loạn lipid máu không chỉ làm suy giảm chất lượng sống mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.

Hội thảo khoa học "Tiếp cận quản lý toàn diện hội chứng mạch vành mạn"

Hội thảo khoa học "Tiếp cận quản lý toàn diện hội chứng mạch vành mạn"
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa Đống Đa - Chuyên khoa đầu ngành Lão khoa Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Tiếp cận quản lý toàn diện hội chứng mạch vành mạn".

Thông tư mới bổ sung danh mục kê đơn thuốc ngoại trú tối đa 90 ngày

Thông tư mới bổ sung danh mục kê đơn thuốc ngoại trú tối đa 90 ngày
Nội dung Thông tư 26/2025/TT-BYT bổ sung danh mục bệnh được kê thuốc ngoại trú đến 90 ngày, bắt buộc thông tin định danh cá nhân và siết chặt quy trình kê đơn.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần vì cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và tự chủ cho NCT

Chăm sóc sức khỏe tâm thần vì cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và tự chủ cho NCT
Tuổi già mang đến nhiều thay đổi cả về sức khoẻ thể chất và tinh thần, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho NCT, đặc biệt là sức khỏe tinh thần, là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Phóng viên (PV) Tạp chí Người cao tuổi có cuộc trò chuyện với PGS. TS Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị về các phương pháp điều trị, lời khuyên hữu ích và vai trò thiết yếu của gia đình trong hành trình giúp NCT sống vui, sống khoẻ và hạnh phúc.

Từ ngày 1/7/2025: 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Từ ngày 1/7/2025: 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất lượng bệnh viện năm 2025 tại Cần Thơ

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất lượng bệnh viện năm 2025 tại Cần Thơ
Vừa qua, Sở Y tế TP. Cần Thơ phối hợp Bệnh viện quốc tế Phương Châu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất lượng bệnh viện trên địa bàn TP. Cần Thơ. Dự Hội thảo có đại diện các bệnh viện ở TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và các bệnh viện tuyến Trung ương đóng trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Người mắc bệnh gout nên chọn loại sữa nào?

Người mắc bệnh gout nên chọn loại sữa nào?
Nghiên cứu cho thấy, sữa là thực phẩm giúp hỗ trợ giảm hàm lượng axit uric trong máu, do vậy có thể làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh gout. Nhưng không phải loại sữa đều tốt và loại sữa nào là phù hợp với người bệnh gout?...

Những lợi ích từ quả mận đối với sức khỏe

Những lợi ích từ quả mận đối với sức khỏe
Quả mận là loại trái cây mùa Hè ẩn chứa nhiều lợi ích, từ hỗ trợ tiêu hóa đến bảo vệ tim mạch và tăng cường sức khỏe tổng thể nếu ăn đúng cách...

Cứu sống bệnh nhân ngừng tim do điện giật

Cứu sống bệnh nhân ngừng tim do điện giật
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cứu sống nữ bệnh nhân 44 tuổi bị điện giật, rơi vào tình trạng ngừng tim ngoại viện.

Hành trình tái sinh thị giác tuổi 38 tại Thu Cúc TCI

Hành trình tái sinh thị giác tuổi 38 tại Thu Cúc TCI
Anh Đoàn Thanh Lê (38 tuổi) đã tìm lại ánh sáng cho đôi mắt của mình tại Thu Cúc TCI sau thời gian đối mặt với đục thủy tinh thể. Căn bệnh vốn được xem là của tuổi già nay đang ngày càng phổ biến ở người trẻ.

Cây cỏ đắng - thảo dược quý trong Đông y

Cây cỏ đắng - thảo dược quý trong Đông y
Cây cỏ đắng là một trong những loại rau được sử dụng phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, thảo dược này còn có tác dụng điều trị được nhiều căn bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì,…

Bộ Y tế: Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau mưa lũ

Bộ Y tế: Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau mưa lũ
Từ tháng 5/2025 đến nay, đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn gây ra ngập lụt cục bộ, sạt lở đất ở một số địa phương và dự báo trong thời gian tới sẽ có các cơn bão và nhiều đợt mưa lớn xảy ra. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 76/CĐ-TTg ngày 28/5/2025, Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Xem thêm
Cụ bà 93 tuổi được phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp khổng lồ

Cụ bà 93 tuổi được phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp khổng lồ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối bướu giáp khổng lồ cho cụ bà 93 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp.
Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý v
Cứu sống bệnh nhân suy tim với khối u hiếm gặp

Cứu sống bệnh nhân suy tim với khối u hiếm gặp

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã phẫu thuật thành công loại bỏ một khối u tuyến giáp khổng lồ, chèn ép nghiêm trọng khí quản, giúp nữ bệnh nhân 72 tuổi mắc suy tim độ III thoát khỏi tình trạng nguy kịch và đang hồi phục.
Bệnh viện Quân y 175 cứu sống bệnh nhân 67 tuổi bị nhiễm độc toàn thân

Bệnh viện Quân y 175 cứu sống bệnh nhân 67 tuổi bị nhiễm độc toàn thân

Mới đây, Bệnh viện Quân y 175, TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận và điều trị thành công bệnh nhân nữ 67 tuổi mắc hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì nhiễm độc toàn thân – TEN), một bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt khi diện tích tổn thương da lên đến 92% cơ thể.
Đồng hành vì sức khỏe người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Đồng hành vì sức khỏe người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Nhằm chào mừng 84 năm ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2025), Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm an sinh xã hội TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình khám bệnh “Đồng hành vì sức khỏe người cao tuổi khó khăn”.
Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, đội ngũ nhân viên y tế của Đơn vị Lão khoa – Khoa nội 4 (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp) luôn học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng và phát triển đơn vị, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Cập nhật hướng dẫn thực hành 5Đ trong điều trị tăng huyết áp

Cập nhật hướng dẫn thực hành 5Đ trong điều trị tăng huyết áp

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (Hà Nội) vừa tổ chức chương trình sinh hoạt khoa học với chủ đề “5Đ trong điều trị tăng huyết áp (THA) – Bức tranh toàn cảnh từ lý thuyết đến thực hành”.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Đặc biệt, trong thời gian qua, cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã triệt phá một số đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, bao gồm cả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại

Trong bối cảnh ngành công nghiệp thẩm mỹ toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, khi khái niệm “làm đẹp” không còn chỉ đơn thuần là cải thiện ngoại hình mà đã trở thành biểu hiện của một lối sống khỏe mạnh, hiện đại và thông minh – thì sự kiện hội thảo khoa họ
Phiên bản di động