Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage

Sức khỏe 06/01/2021 09:03
1 - Thành phần và cách dùng
Nhân sâm 6 - 9g, bạch truật 9 - 12g, phục linh 9 - 15g, chích cam thảo 6 - 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc chế thành hoàn tễ, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 9g.
2 - Công dụng và chủ trị
Cam ôn ích khí, kiện tì dưỡng vị. Thích dụng với chứng tì vị khí hư, sắc mặt vàng héo, tiếng nói nhỏ yếu, tứ chi vô lực, bụng đầy chậm tiêu, ăn kém, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược hoặc trầm hoãn.
3 - Nguồn gốc và phát triển
Khởi thủy từ sách Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương. Trong bài, bốn vị đều bình hòa, không nhiệt không táo, bình bổ bất tuấn, có thể dùng lâu mà không gây tác dụng xấu, bởi vậy được gọi là “Tứ quân tử thang”.
- Hòa tễ cục phương gia biển đậu, hoắc hương, hoàng kì, gọi là Gia giảm tứ quân tử thang chuyên trị trẻ em thổ tả khó cầm
- Tiểu nhi dược chứng trực quyết gia trần bì, gọi là Dị công tán, chủ trị tì vị hư nhược, chán ăn, đầy bụng, ẩu thổ tiết tả, trẻ em tiêu hóa không tốt.
![]() |
- Phụ nhân lương phương gia bán hạ, trần bì, gọi là Lục quân tử thang, chủ trị tì hư đàm trệ.
- Y phương tập giải gia bán hạ, trần bì, sa nhân, mộc hương, gọi là Hương sa lục quân tử thang, chủ trị tì vị khí hư, hàn thấp trệ đọng.
- Bác ái tâm giám bỏ bạch truật và phục linh, gia hoàng kì, nhục quế, gọi là Bảo nguyên thang, chủ trị hư tổn lao lực, nguyên khí bất túc.
- Kì hiệu lương phương gia biển đậu, hoàng kì, sinh khương, đại táo, gọi là Lục thần tán, chủ trị tì vị hư nhược, tâm khí bất túc.
4 - ứng dụng lâm sàng hiện đại
- Nội khoa
Viêm loét dạ dày tá tràng: Một nghiên cứu dùng TQTT gia trần bì, hoàng kì, mộc hương trị liệu 38 ca vị quản thống, trong đó 12 ca viêm dạ dày mạn tính, 2 ca viêm dạ dày cấp tính, 17 ca loét đường tiêu hóa, 6 ca loét hành tá tràng kết hợp viêm dạ dày mạn tính, 1 ca sa dạ dày, kết quả trung bình sau 58 ngày dùng thuốc, có hiệu quả rõ rệt 26 ca, có hiệu quả 12 ca. Một nghiên cứu khác dùng TQTT gia trần bì, bán hạ, mộc hương, sa nhân trị liệu 125 ca, sau 30 - 90 ngày đạt hiệu quả tốt 86 ca, khá 22 ca, trung bình 17 ca. Cũng có tác giả gia trần bì, bán hạ, huyền hồ, bạch thược, trị liệu 123 ca, đạt hiệu quả 92,7% sau 20 ngày điều trị.
Xuất huyết đường tiêu hóa trên: Một nghiên cứu dùng TQTT gia đương quy, trần bì, bạch thược, hoàng liên, địa du, đan sâm. tam thất, bạch cập trị liệu 84 ca, trong đó 50 ca loét hành tá tràng, 1 ca loét dạ dày, 8 ca viêm dạ dày mạn tính, 15 ca không rõ nguyên nhân, kết quả sau dùng 3 - 15 thang, 100% số ca ngừng xuất huyết, giảm đau rõ rệt, phản ứng Mayer chuyển âm tính.
Viêm ruột do nấm: Một nghiên cứu dùng TQTT gia khổ sâm làm phương cơ bản, nếu nhiệt nặng gia thêm bạch đầu ông, xuyên hoàng liên; khí hư gia hoàng kì; dương hư gia phụ phiến, nhục quế; thấp nặng gia ý dĩ, trạch tả; bụng chướng gia chỉ xác, hậu phác; cửu tả gia kha tử, anh túc xác, đã trị liệu 32 ca, kết quả khỏi 15 ca, tốt 9 ca, khá 7 ca, không khỏi 1 ca, đạt hiệu quả 96,9%.
Lị mạn tính: Một nghiên cứu dùng TQTT gia sơn tra, bạch đầu ông điều trị đạt kết quả khá tốt.
Viêm gan mạn tính hoạt động: Một nghiên cứu dùng TQTT gia hoàng kì trị liệu 40 ca có HBsAg (+) tính, men GPT trung bình 262,3, kết quả sau 4 - 5 tháng dùng thuốc 100% men gan trở về trị số bình thường, 70% HBsAg chuyển sang (-) tính.
Viêm phế quản mạn tính: Một nghiên cứu dùng TQTT gia hoàng kì, nhục quế, tiên linh tì, ngũ vị tử, hoàng tinh, đan sâm, địa long, viễn chí, cát cánh trị liệu 30 ca, đạt hiệu quả 83,3%, trong đó có 20 ca đạt loại khá.
Đau đầu: Một nghiên cứu dùng TQTT gia hoàng kì và chế phụ phiến làm phương cơ bản rồi tùy chứng mà gia thêm các vị khác, ví như: dễ cảm mạo gia phòng phong, tô diệp, sinh khương, ma hoàng, quế chi và tế tân; dương hư gia dâm dương hoắc, phá cố chỉ; âm hư gia thục địa, bạch thược và hà thủ ô chế... , trị liệu 50 ca, đạt hiệu quả 98%, trong đó có 86% thuộc loại tốt.
- Phụ khoa
Chứng nôn mửa ở phụ nữ có thai: Có tác giả dùng TQTT gia bán hạ, trần bì, trúc nhự, tô ngạnh, trị liệu 93 ca, sau khi uống 2 - 14 thang tất cả đều khỏi. Một nghiên cứu khác gia trần bì, bán hạ, tô ngạnh, kê nội kim và hương phụ, trị liệu 52 ca, sau uống 1 - 5 thang tất cả đều khỏi.
Băng lậu (rong kinh, rong huyết): Một nghiên cứu dùng TQTT gia hoàng kì, hương phụ, đan sâm và đương quy, trị liệu 42 ca, đạt hiệu quả 95,2%, trong đó khỏi 32 ca.
U cơ tử cung: Một nghiên cứu dùng TQTT gia nga truật, tam lăng và ngưu tất, trị liệu 13 ca, kết quả sau khi uống trung bình 58,4 ngày có 10 ca khỏi, 1 ca đỡ, đạt hiệu quả 84,6%.
Ngoài ra, kinh nghiệm cho thấy, TQTT gia tục đoạn và đỗ trọng chữa thai sản bất an; gia hoàng kì, long nhãn, táo nhân, mộc hương, đương quy, viễn chí chữa sản hậu thiếu sữa; gia hoàng kì chữa sa tử cung đều đạt hiệu quả khá tốt.
- Nhi khoa
Chứng chán ăn: Một nghiên cứu của các tác giả Trung quốc dùng TQTT gia vị phối hợp với tân dược có chứa kẽm trị liệu 98 ca, thấp nặng gia thương truật, hậu phác, đậu khấu và thần khúc; vị âm bất túc gia sa sâm, ngọc trúc, thạch hộc, mạch môn, hoài sơn và bạch thược; can khí uất kết gia biển đậu hoa, đại phúc bì, cốc nha, mạch nha và hà diệp... , kết quả sau uống từ 7 - 15 thang 100% đều có hiệu quả. ở Việt Nam, gần đây cơ sở đông dược Linh sơn đường đã dùng TQTT gia đại táo và sinh khương chế ra cao lỏng Kiện tì ích khí có công dụng kích thích tiêu hóa, phục hồi và tăng cường sức khỏe cho người suy nhược, giúp cho trẻ ăn ngon miệng.
Phúc tả (đi lỏng do rối loạn tiêu hóa): Một nghiên cứu dùng TQTT gia trần bì và bán hạ, trị liệu 150 ca, kết quả sau uống từ 1 - 7 thang có 144 ca khỏi, 6 ca không khỏi, đạt hiệu quả 96%.
- Ngoại khoa và da liễu
Phục hồi sau phẫu thuật bụng: Một nghiên cứu dùng TQTT gia trần bì, bán hạ, mộc hương, sa nhân trị liệu 14 ca, kết quả sau khi uống từ 1- 3 thang hầu hết các triệu chứng khó chịu ở vùng bụng đều được cải thiện.
Rụng tóc: Một nghiên cứu dùng TQTT gia hoàng kì liều cao trị liệu 16 ca đạt kết quả khá tốt. Cũng có tác giả khuyên nên gia hoàng kì, phòng phong và đương quy.
5 - Nghiên cứu dược lí hiện đại
Kết quả nghiên cứu cho thấy, TQTT có các tác dụng: (1) Điều tiết hệ thống thần kinh thực vật, thúc đẩy quá trình hồi phục công năng tiêu hóa và làm lành vết loét; (2) Tăng tạo glucogen trong gan, gia tăng năng lượng dự trữ; (3) Thúc đẩy công năng tạo huyết của tủy xương; (4) Điều chỉnh tuần hoàn huyết dịch; (5) Tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch; (6) Thúc đẩy công năng của các tuyến nội tiết, lập lại cân bằng thể dịch trong cơ thể; (7) Cung cấp các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng và magiê.