Cách chăm sóc người cao tuổi mắc viêm phổi tại nhà
Y tế 28/02/2023 15:54
Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hay một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi. Các bệnh về phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu.
Cách chăm sóc người cao tuổi mắc viêm phổi tại nhà. Ảnh minh hoạ |
Theo các bác sĩ, người cao tuổi có rất nhiều các yếu tố đặc thù làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như:
Hệ thống miễn dịch yếu: Sự lão hóa của hệ thống miễn dịch làm cho người cao tuổi không chống lại được sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Người cao tuổi sức khỏe yếu, dinh dưỡng kém…làm cho sức khỏe suy giảm dẫn đến viêm phổi.
Mắc nhiều bệnh lý mạn tính: Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý mạn tính cả toàn thân và đường hô hấp như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim mạch, bệnh gan, thận mạn tính, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, COPD, hoặc bị tai biến nằm lâu một chỗ…làm tăng nguy cơ bị viêm phổi.
Sự tác động của các yếu tố có hại: Nghiện thuốc lá, thuốc lào, rượu, bia, khói bụi ô nhiễm môi trường… là các yếu tố thường gặp và là tác nhân thúc đẩy tình trạng viêm phổi ở người cao tuổi.
Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp viêm phổi đều có thể tìm được nguyên nhân. Có tới 50% trường hợp không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Chăm sóc người cao tuổi mắc viêm phổi tại nhà
Chia sẻ trên Báo Sức khoẻ đời sống, BS. Nguyễn Văn Bàng cho biết, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đối với trường hợp điều trị ngoại trú người bệnh cần phải chú ý những điều sau:
- Uống thuốc theo đơn: Luôn uống đúng và đủ các loại thuốc bác sĩ đã kê. Không tự ý đổi thuốc, dừng uống thuốc... vì khi chưa hết đơn thuốc chỉ định có thể thể làm vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và bệnh viêm phổi sẽ quay lại.
- Người bệnh cần phải tăng cường bù nước. Bù nước để lưu thông đường thở cho người bệnh bằng cách thường xuyên nhắc nhở uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để làm loãng đờm và dễ long đờm, uống nhiều nước còn bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh. Có thể bổ sung nước ép trái cây hoặc sinh tố trái cây cho người bệnh.
- Cần lưu thông đường thở. Điều quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là cần phải tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân. Sự tiết dịch ở đường thở làm cản trở trao đổi, làm tăng nhiễm bẩn đường thở, làm chậm quá trình khỏi bệnh.
Chú ý làm ẩm và nóng không khí hít vào cũng làm loãng đờm và dễ long đờm. Bệnh nhân có thể đeo khẩu trang, hít vào bằng đường mũi rồi thở ra qua miệng, môi khép kín.
- Cần thay đổi tư thế nếu có thể. Khi ho, người bệnh nên ho ở tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước. Đầu gối và hông ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho. Hít vào chậm qua mũi thở ra qua môi mím. Tránh quá sức khi ho sẽ gây tổn thương cho phổi.
Nên để bệnh nhân bị viêm phổi nằm nghỉ trên giường bệnh để giảm tiêu hao năng lượng, thay đổi tư thế thường xuyên. Để bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều. Cẩn thận với tình trạng bệnh ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn, bởi vì viêm phổi có thể tái phát.
- Cần theo dõi sát. Quan sát và theo dõi thường xuyên thể trạng người bệnh, tình trạng tinh thần. Chú ý tới các dấu hiệu nhiễm khuẩn như: môi khô, lưỡi dơ, mắt trũng, sốt. Khó thở có thể xuất hiện sau vài giờ, tím môi tùy thuộc vào mức độ bệnh, khó thở có thể nặng và diễn tiến xấu.
Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện mắc cúm A/H5N1 và cách phòng tránh NMO - Virus A/H5N1 là chủng cúm rất nguy hiểm do có độc lực cao, có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao ở ... |
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2023), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã vinh dự đón nhận ... |
Góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT Sáng 28/2, tại Hà Nội, lãnh đạo Hội NCT Việt Nam và Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tổ chức Lễ kí kết chương ... |