“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

Các cụ Lý Văn Khoa, 96 tuổi, Ôn Thị Tư, 98 tuổi, ở khu Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; tuy tuổi đã cao nhưng vẫn minh mẫn, khỏe khoắn, nước da đỏ hồng, giọng nói vang khỏe, dõng dạc và vẫn tham gia lao động sản xuất cùng con, cháu.
“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương
Cụ Lý Văn Khoa kể về bí quyết “trường thọ”

96 tuổi vẫn đam mê lao động

Theo giới thiệu của lãnh đạo xã Yên Dương, chúng tôi đến thăm cụ Lý Văn Khoa vào một ngày nắng nóng như đổ lửa, nhưng cái bắt tay, sự đón tiếp nhiệt tình với nụ cười nhân hậu của cụ đã xua tan hết mệt nhọc sau suốt chặng đường gần 100km. Trước kia, còn trai tráng, cụ cũng như người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi trâu, và làm bảo vệ cho Trường THCS xã.

Chia sẻ bí quyết sống lâu của mình, cụ Khoa cười hiền tâm sự: “Chả có bí quyết gì đâu. Tôi sinh ra trong một gia đình ở vùng nông thôn, lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn, cái đói, cái nghèo bám riết mãi, nên tôi tự ý thức được phải lao động, kiếm kế sinh nhai từ lúc còn rất nhỏ. Chính vì vậy, việc gì làm được tôi làm hết, tới giờ tôi vẫn làm việc, được làm việc thấy tinh thần thoải mái, khỏe người ra. Đặc biệt, tôi luôn sống cởi mở, chan hòa với bà con hàng xóm, láng giềng, không biết giận ai. Đối với con, cháu có mắng, có chửi xong thì thôi, không để bụng. Ngoài việc sống lạc quan, ăn uống điều độ, không rượu, bia hút thuốc và tôi cũng thường xuyên giúp đỡ con cháu việc nhà, đồng áng…

Dù đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ Lý Văn Khoa vẫn làm những công việc thường ngày như đan rổ rá rồi đem ra chợ bán hoặc chăn trâu. Cụ có thể đi chặt từng cây tre lớn rồi vác bộ hàng trăm mét đường làng về nhà lại tự chẻ nan đan rổ… Năm ngoái, cụ ra thăm đồng thấy con cháu cày, bừa chưa kĩ, cụ về dắt trâu ra đồng cày, bừa lại cho thật chín, thật kĩ và đắp bờ cẩn thận khiến nhiều người dân và con cháu không khỏi ngạc nhiên. Từ đó, con cháu của cụ cứ thế mà học tập, làm theo sự chỉ bảo tận tâm, tận tình của “lão nông” 96 tuổi này.

Ông Lý Văn Bẩy, con trai cụ Khoa tâm sự: Bố tôi sống vui vẻ, đam mê thể thao, thích lao động. Nhiều khi chúng tôi cũng khuyên cụ nghỉ ngơi nhưng cụ vẫn miệt mài đan lát, cắt cỏ, chăn trâu… Những lúc cụ rảnh lại qua nhà các con, các cháu thấy nhà cửa bề bộn cụ lại xắn tay dọn dẹp, quét nhà, rửa ấm chén... Con, cháu làm hộ cụ nhất quyết không chịu, bảo làm cho giãn gân cốt, khỏe người.

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương
Cụ Lý Văn Khoa đang đan lát.

Ngoài ra, cụ còn có sở thích đi bộ, đi xe đạp ngắm cảnh làng quê vào mỗi buổi sáng ban mai. Cụ tích cực tham các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia CLB dưỡng sinh của Chi hội NCT thôn Đồng Pheo. Đến đây, được gặp gỡ các ông, các bà vừa để tập thể dục, vừa chia sẻ cho nhau những câu chuyện trong cuộc sống, đó chính là niềm vui lớn đối với cụ Khoa nói riêng, hội viên NCT nói chung. Có lẽ việc siêng năng vận động chính là bí quyết giúp cụ Khoa có sức bền tốt và cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn so với độ tuổi 96 của mình.

Theo các hội viên cao tuổi cùng sinh hoạt, cụ Khoa sống rất lạc quan, luôn gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống. Đồng thời, luôn dạy con cháu phải yêu thương nhau, hăng say lao động để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Tích cực nêu gương sáng vận động con cháu, dòng họ, bà con lối xóm chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Khi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh triển khai, cụ đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để tuyên truyền về ý nghĩa của việc hiến đất mở đường giao thông nông thôn, nhiều người ban đầu chưa hiểu cứ nghĩ là cụ “lẩm cẩm”. Qua lắng nghe cụ phân tích thấu tình, đạt lí nên con cháu, dòng họ, bà con lối xóm tự nguyện hiến đất, hiến công xây dựng các công trình phúc lợi tại khu dân cư.

Được biết, năm 1949, cụ Khoa xây dựng gia đình và sinh được 10 người con, 1 người con trai của cụ hi sinh tại biên giới phía Bắc. Đến nay, 9 người con của cụ Khoa đều yên bề gia thất, có việc làm ổn định tại địa phương, nuôi dậy con cái nên người, hằng năm đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa… Cụ có tới 30 cháu, 40 chắt và 50 chút sống chung hòa thuận vui vẻ.

Sống giản dị để trường thọ

Đã 98 tuổi, cụ Ôn Thị Tư, hằng ngày thường dậy sớm, ngồi trước nhà uống ngụm trà hít thở không khí trong lành, nên sức khỏe rất tốt. Cụ bảo: “Từ lúc trẻ tôi đã hay cười, tính tình vui vẻ, ít giận ai được lâu. Cuộc sống luôn bình an, làng quê không khí trong lành, ăn uống đạm bạc nhưng tôi vẫn thấy khỏe mạnh, minh mẫn”.

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương
Sống vui sống khỏe ở tuổi già bên con cháu.

Bên cạnh đó, nhờ môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và tinh thần giúp cho các cụ cao niên trong làng có thể sống lâu. Hỏi thăm các cụ trong làng, ai cũng nói chỉ ăn 2 bữa là trưa và tối, còn buổi sáng là ăn điểm tâm, uống trà và hít không khí trong lành…

Lí giải về vấn đề trên, ông Lê Tất Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Dương cho biết: Các cụ có lối sống lạc quan, tình cảm, lại thêm đất đai màu mỡ, vườn tược trù phú, người dân gắn bó với nghề nông là chính, họ thường xuyên lao động chân tay nên sức khỏe vô cùng dẻo dai”.

Đúng vậy, không cứ phải giàu có, ăn cao lương mĩ vị, cũng chẳng cần phải tìm uống những loại thuốc trường sinh bất lão... Mà chính lối sống giản dị trong sáng, yêu thương, biết sẻ chia, yêu lao động, cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, đủ dưỡng chất… sẽ giúp con người thoải mái, khỏe mạnh cả về tâm hồn và thể chất.

Phóng sự: Xuân Hiền

Tin liên quan

Tin khác

Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Có một nơi người cao tuổi đam mê…
Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024), tôi cùng mấy đồng nghiệp Đài Truyền hình Việt Nam lên thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo lời mời của Hội NCT tỉnh. Ông Nguyễn Tiến Lợi, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh phấn khởi: "Chúng tôi muốn giới thiệu cho các nhà báo một mô hình đặc biệt, thành lập trong bối cảnh đặc biệt, là nơi tập hợp những hội viên cao tuổi đam mê làm kinh tế và mê luôn cả việc làm từ thiện, thích đóng góp cho xã hội”.

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
30 năm qua, từ một phường cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn hóa, xã hội chưa phát triển; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định, đặc biệt là tệ nạn ma túy còn nhiều phức tạp… Đảng bộ và nhân dân phường Đông Vĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để có ngày hôm nay: một phường được đánh giá là phát triển khá toàn diện, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang
Sau hơn 4 năm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hiện hàng chục cơ sở nhà đất là trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã, trạm Y tế, trường học... dôi dư ở Phú Thọ vẫn đang bỏ hoang gây lãng phí. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng liệu có được thực hiện quyết liệt, mang lại hiệu quả hay không?

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang
Hơn 4 năm thực hiện sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hoạt động ổn định, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Tuy nhiên, đến nay, do nhiều vướng mắc, bất cập nên vẫn còn một số nhà, đất, công sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng đang xuống cấp nghiêm trọng, nhếc nhác.

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan
Thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp xã ở Phú Thọ đã tinh giản được bộ máy hành chính, cắt giảm chi phí ngân sách nhà nước… Nhưng hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều trụ sở xã (cũ), trường học, trạm y tế còn mới toanh, chưa có phương án xử lí dứt điểm.

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù
Chiến tranh đã cướp đi đôi mắt và cánh tay; không những thế, trên thân thể của họ còn đầy những thương tích. Dù trong cảnh mù lòa, hai người đã tìm thấy và đi đến với nhau bằng tình yêu đích thực để hát tiếp bài ca chiến thắng vượt lên số phận. Đó là cặp vợ chồng thương binh mù Đào Xuân Tình và Cao Thị Hải (hiện sống ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh nặng (ĐDTBN) Nghệ An).

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương
Với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã, đang có bước đi, cách làm đổi mới, sáng tạo. Hiệu quả mang lại là diện tích cây trồng hàng hoá và giá trị kinh tế nông nghiệp tăng lên theo từng năm.

Địa chỉ tin cậy cho Người cao tuổi

Địa chỉ tin cậy cho Người cao tuổi
Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đã và đang trở thành địa chỉ uy tín, tin cậy cho nhiều đối tượng, đặc biệt là đối với người cao tuổi trên địa bàn.

Nghề báo, niềm đam mê cháy bỏng trong tôi

Nghề báo, niềm đam mê cháy bỏng trong tôi
Tôi thường nghĩ: “Khi đã dấn thân vào nghề báo, ngoài những kiến thức đã được đào tạo bài bản từ giảng đường đại học, mỗi phóng viên, nhà báo phải trải qua một quá trình rèn luyện, tích lũy tri thức, chuẩn bị và hoàn thiện rất nhiều các kĩ năng để có thể làm, làm tốt và trụ vững được với nghề…”.

Nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi chăm chỉ việc làng

Nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi chăm chỉ việc làng
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi về thăm thôn Đoàn Kết, xã Âu Lâu, TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) là quang cảnh thoáng đãng, sạch đẹp từ đường chính đến tận các gia đình. Từ nhiều năm nay, thôn thuộc diện “3 không” (không có người nghiện ma túy, không có người vi phạm pháp luật và không có người thụ án tù). Có được thành công như ngày hôm nay, phải kể đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tận tâm, tận tình và trách nhiệm của nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi Nguyễn Thị Tâm.

Phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tiến đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tiến đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong những năm qua xã Trường Giag luôn xác định việc xây dựng Nông thôn mới (NTM) là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và nhà nước. Do vậy, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, sự đồng thuận, quyết tâm của nhân dân trong xã đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng hoàn thành mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao.

Tự hào và tin yêu trong trái tim người cao tuổi

Tự hào và tin yêu trong trái tim người cao tuổi
Nhân dịp kỉ niệm Ngày NCT Việt Nam (6/6), 83 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2024), Hội NCT các cấp tổ chức sôi nổi nhiều hoạt động như giao lưu văn nghệ, thể thao, tọa đàm, lễ kỉ niệm gắn với sơ kết giữa nhiệm kì và sơ kết công tác hội 6 tháng đầu năm. Từ đó, tạo không khí vui tươi, phấn chấn trong lớp người “cây cao bóng cả”. Có thể nói, trong mỗi trái tim, tình cảm của NCT đều trào dâng niềm tự hào về những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc…

Người cao tuổi “giữ lửa” nghề truyền thống lâu đời

Người cao tuổi “giữ lửa” nghề truyền thống lâu đời
Từ bao đời nay, nghề đan lát ở xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê không chỉ mang lại giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, có một thời gian làng nghề đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, có nguy cơ thất truyền, thậm chí nhiều người không còn mặn mà với nghề truyền thống. Nhưng, bằng tình yêu nghề và lòng tin vào những giá trị bền vững mà sản phẩm thủ công chất liệu tự nhiên đem lại, nhiều gia đình ở Ngô Xá, nhất là lớp người cao tuổi (NCT) vẫn gắn bó, gìn giữ và trao truyền, nỗ lực phát huy giá trị tinh hoa nghề đan lát…

Xây dựng nông thôn mới là để nâng cao chất lượng cuộc sống ở Tế Nông

Xây dựng nông thôn mới là để nâng cao chất lượng cuộc sống ở Tế Nông
Sau nhiều năm nỗ lực, đến năm 2021 xã Tế nông, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, cán bộ và nhân dân xã Tế Nông đang tiếp tục nâng cao các tiêu chí làm bước đệm để thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao. Với sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân, diện mạo nông thôn trên toàn xã ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh; chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.

Bài 3: Sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi

Bài 3: Sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi
Phần lớn NCT ở nước ta cuộc sống còn khó khăn, thu nhập thấp; nhiều người không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con, cháu. Trong đó khoảng 70% NCT ở Việt Nam sống tại khu vực nông thôn cuộc sống chủ yếu là làm nông nghiệp, có đến hơn 70% NCT không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% NCT sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.
Xem thêm
Đầu tư cho Dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho Dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Sáng 4/7, tại huyện Đông Anh, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức Mít tinh, cổ động diễu hành hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2024, Việt Nam chọn chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Bình Định phát triển du lịch theo hướng xanh - sạch - đẹp

Bình Định phát triển du lịch theo hướng xanh - sạch - đẹp

Ngày 5/7, Sở Du lịch Bình Định phối hợp với UBND thị xã An Nhơn tổ chức Lễ phát động phong trào xây dựng “Môi trường du lịch an toàn - thân thiện - hấp dẫn”. Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện du lịch hè Bình Định năm 2024.
Tuổi trẻ Phòng CSGT xung kích tham gia Hiến máu tình nguyện

Tuổi trẻ Phòng CSGT xung kích tham gia Hiến máu tình nguyện

Sáng 4/7, Đoàn Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP. Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị kết nghĩa tổ chức Chương trình Hiến máu tình nguyện “Giọt máu nghĩa tình – Vì đồng đội thân yêu”.
Hơn 32.700 thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Hơn 32.700 thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Chiều 28/6, hơn 32.700 thí sinh tại Thanh Hóa hoàn thành bài thi Ngoại ngữ, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm trong dịp hè

Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm trong dịp hè

Đây là chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, tham gia các hoạt động tích cực góp phần phát triển toàn diện và đảm bảo an toàn sức khỏe trong thời gian học sinh nghỉ hè.
Đại học Luật, Đại học Huế chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học

Đại học Luật, Đại học Huế chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học

Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ Trường Đại học Luật được cấp trên và Đại học Huế giao. Để hoàn thành trọng trách là sự miệt mài của tập thể lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên, sinh viên toàn trường không quản ngại khó khăn, vượt qua thử thách, dịch bệnh, hoàn thành xuất sắc vượt bật, đưa Ngành Luật lọt vào bảng xếp hạng Đại học Châu Á của Times Higher Education (THE).
Phiên bản di động