Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc- Một giá trị tinh thần thiêng liêng

Bài 1: Bác nói khi về thăm Vĩnh Phúc: “Đồng bào tỉnh ta phải ra sức phấn đấu, quyết đánh thắng giặc hạn, quyết giành vụ Đông Xuân thắng lợi”

Sinh thời, với cương vị là Chủ tịch nước, Bác đã dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc sự quan tâm đặc biệt. Đó chính là tấm lòng bao dung, độ lượng, thiết tha của Người cha già dân tộc - Người sáng lập, xây dựng và rèn luyện Đảng ta, Người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có nền độc lập tự do mà bản chất chính là “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều do dân, quyền hành lực lượng đều ở nơi dân”.
Bài 1: Bác nói khi về thăm Vĩnh Phúc: “Đồng bào tỉnh ta phải ra sức phấn đấu, quyết đánh thắng giặc hạn, quyết giành vụ Đông Xuân thắng lợi”

Vinh dự 8 lần được Bác về thăm

T­ừ năm 1955 đến năm 1968, tỉnh Vĩnh Phúc đã vinh dự được 8 lần đón Bác về thăm, động viên và chỉ đạo công việc. Đặc biệt, lần Bác về thăm ngày 2/3/1963 đã để lại dấu ấn không phai mờ đối với các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Lần thăm này, tại khu Đồi Cao, thị xã Vĩnh Yên (nay là địa điểm Bảo tàng tỉnh), trong cuộc mít tinh trọng thể với sự tham gia của gần 2 vạn đồng bào, Bác đã căn dặn: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta” và “Mỗi đảng viên đều phải gương mẫu, người nào chưa gương mẫu thì cố gắng trở thành gương mẫu cho xứng đáng là đảng viên. Tất cả đảng viên trong tỉnh đều gương mẫu, làm cho 56 vạn dân trong tỉnh thấm nhuần tinh thần làm chủ, cần kiệm xây dựng nước nhà”.

Giữa tháng 11/1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã ra nghị quyết về nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 3 năm (1958-1960) ở miền Bắc, xác định rõ: Tập trung hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Xác định hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính, trọng tâm, Trung ương đã bàn thảo, ban hành nghị quyết về vấn đề này nhằm góp phần thực hiện thành công công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Ngày 25/8/1959, Ban Bí thư Trung ương tiếp tục ban hành Chỉ thị số 154-CT/TW “Về việc củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp”.

Tháng 9/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nông dân lao động tham gia hợp tác hóa nông nghiệp, đã tạo thành phong trào và thu hút ngày càng nhiều nông dân tham gia xây dựng hợp tác xã. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với khí thế cách mạng sôi nổi của quần chúng, đồng thời, nhờ làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền vận động, nên phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển khá rầm rộ.

Bài 1: Bác nói khi về thăm Vĩnh Phúc: “Đồng bào tỉnh ta phải ra sức phấn đấu, quyết đánh thắng giặc hạn, quyết giành vụ Đông Xuân thắng lợi”

Đến cuối năm 1960, kết thúc kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, công cuộc xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể đã cơ bản hoàn thành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân trong tỉnh từng bước được cải thiện. Với những thành tích trên, Vĩnh Phúc được Trung ương đánh giá đạt loại khá của miền Bắc về thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (được Chính phủ tặng thưởng 41 Huân chương và 298 Bằng khen).

Bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ II Đảng bộ tỉnh, bên cạnh những thuận lợi, Vĩnh Phúc gặp những khó khăn lớn như: Là tỉnh nông nghiệp, lại thuộc vùng trung du, địa hình phức tạp, dễ bị hạn, úng... nên kết quả sản xuất còn nhiều yếu tố rủi ro, nhất là những năm đầu thập niên 60, hạn hán kéo dài và trên diện rộng đã gây tổn thất khá lớn cho sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh.

Phát huy những thành tựu đạt được trong những năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, với nỗ lực, quyết tâm cao của toàn quân, toàn dân trong tỉnh, đến cuối tháng 2/1963, về cơ bản Vĩnh Phúc đã khắc phục được hạn hán. Đó là thắng lợi có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân trong tỉnh thời kỳ này.

Về nông nghiệp, đến cuối năm 1960, toàn tỉnh có 107.944 hộ nông dân (đạt 92,68% tổng số hộ nông dân) đã vào làm ăn tập thể trong 1.350 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó, có 32 hợp tác xã bậc cao, 100 hợp tác xã liên thôn và toàn xã). Với những thành tích đạt được, đặc biệt là trong công tác chống hạn, làm thủy lợi và khai hoang phục hóa phát triển nông nghiệp năm 1961-1962 đạt khá, ngày 2/3/1963, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và động viên.

Lần về thăm này, Bác cùng đồng chí Dương Quốc Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh đã tập trung đón Bác tại trụ sở, khu Đồi Cao (nay là trụ sở Tỉnh ủy và Bảo tàng tỉnh). Sau khi ân cần hỏi thăm lãnh đạo tỉnh, Bác ký bức chân dung tặng Đảng bộ và nhân dân, trước cuộc mít tinh đón Bác, Người giơ bức chân dung căn dặn: “Đơn vị nào có thành tích cao trong thi đua, Bác sẽ tặng một bức chân dung của Bác như thế này”.

Sau khi gặp gỡ lãnh đạo tỉnh, Bác chụp ảnh với các đồng chí trong Tỉnh ủy, đại diện một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các cháu thiếu nhi. Bác còn chụp ảnh với một đơn vị bộ đội đạt thành tích xuất sắc trong phong trào “3 nhất”.

Nói chuyện với gần hai vạn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Vĩnh Phúc tại cuộc mít tinh trọng thể đón chào Bác tại vườn hoa thị xã Vĩnh Yên (nay là Công viên Bảo tàng tỉnh). Người nói: “Bác và đồng chí Dương Quốc Chính thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ hỏi thăm đồng bào, bộ đội và cán bộ, các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên và nhi đồng.

Đồng thời Bác khen ngợi xã viên hợp tác xã, đồng bào miền núi, công nhân, bộ đội, cán bộ, các cụ phụ lão, các cháu học sinh đã ra sức sản xuất và chống hạn đạt kết quả khá...”.

Khi nói chuyện với nhân dân về chống hạn, Bác căn dặn, tuy hạn đã cơ bản bị đẩy lùi, nhưng có thể bị hạn lại; bởi vậy, luôn sẵn sàng chống hạn. Bác gợi ý, nước chống hạn có 3 nguồn: Trời mưa, nước sông ngòi và nước dưới đất. Bác yêu cầu “Chúng ta phải dùng đủ mọi cách để chống hạn và sản xuất...”.

Đối với sản xuất nông nghiệp, Bác nhấn mạnh 4 yếu tố: “Nước, phân, cần, giống” nhưng Bác phân tích nước là quan trọng hàng đầu, thiếu hoặc không có nước không thể sản xuất được. Bác nói: “Hạn, phân bón, chọn giống, trồng trọt, chăn nuôi, cải tiến công cụ, phát triển hoa màu... đều là những khâu quan trọng trong sợi dây chuyền nông nghiệp, một khâu nào yếu cũng không được...”.

Cạnh đó, Bác còn căn dặn cán bộ, đảng viên “Muốn làm tốt mọi công việc thì phải lãnh đạo tốt từ Tỉnh ủy đến chi bộ. Lãnh đạo tốt nghĩa là thực hiện đầy đủ những nghị quyết của Đảng, biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của nhân dân... Phải đi sâu vào cơ sở, đi sát hợp tác xã, đồng thời, phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi người thấm nhuần ý thức trách nhiệm, tinh thần làm chủ tập thể, cần kiệm xây dựng hợp tác xã, xây dựng nước nhà. Cán bộ lãnh đạo phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Vĩnh Phúc oanh liệt kết nghĩa với Bến Tre anh hùng

Bài 1: Bác nói khi về thăm Vĩnh Phúc: “Đồng bào tỉnh ta phải ra sức phấn đấu, quyết đánh thắng giặc hạn, quyết giành vụ Đông Xuân thắng lợi”

Bên cạnh đó, Bác còn biểu dương nhân dân Vĩnh Phúc: “Trong thời kỳ kháng chiến, đồng bào tỉnh ta đã có truyền thống oanh liệt đánh Nhật, đánh Tây.

Ngày nay, Vĩnh Phúc oanh liệt lại kết nghĩa với Bến Tre anh hùng. Như thế là rất vẻ vang, đồng bào tỉnh ta phải ra sức phấn đấu, quyết đánh thắng giặc hạn, quyết giành vụ Đông Xuân thắng lợi. Như vậy là góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà, là thiết thực ủng hộ đồng bào Bến Tre ruột thịt” .

Cuối cùng, Bác giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”.

Thay mặt Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc hứa với Bác quyết tâm thi đua chống hạn, đẩy mạnh sản xuất và mọi mặt công tác khác, thực hiện đúng lời dạy của Bác... Đồng chí Trần Quốc Phi, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã phổ biến nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong vụ Đông Xuân này.

Những tình cảm và lời dạy của Bác đã thực sự tạo động lực to lớn để Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc vượt qua nhiều thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phong trào kết nghĩa với các tỉnh miền Nam, “Vĩnh Phúc oanh liệt kết nghĩa với Bến Tre anh hùng” diễn ra sôi nổi; tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Trường các cháu miền Nam, xây dựng công trình kết nghĩa Kênh Bến Tre, Trường Bến Tre... thể hiện tình cảm đoàn kết chặt chẽ, lâu bền.

Ngoài những lần được Bác trực tiếp về thăm và ân cần chỉ bảo, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc còn được Người nhiều lần gửi thư khen ngợi hoặc biểu dương trên báo chí mỗi khi tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu như: Thư gửi các phụ lão, các vị thân hào và toàn thể đổng bào tỉnh Phúc Yên có thành tích tham gia kháng chiến kiến quốc, ngày 16/7/1947; Thư khen ngợi HTX thôn Thượng, xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường đạt năng suất lúa cao, ngày 2/3/1966...

(​Còn tiếp)

Kế Nghiệp - Tuấn Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ. Để rồi mỗi lần có dịp ôn lại một thời binh nghiệp, ông không giấu nổi sự xúc động, tự hào, về năm tháng đầy gian khổ mà hào hùng của dân tộc, đã làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên. Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Liên luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, năng động, sáng tạo, lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, tiên phong trên con đường đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, con em quê hương, phong trào xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thanh Mai quyết tâm đồng sức đồng lòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH-TT-TT&DL) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết nhất trí, tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tin khác

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế
Thực hiện quy định số 208 - QĐ/TW ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành Trung tâm Chính trị huyện. Sau khi triển khai mô hình, Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống đã bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp với từng đối tượng học viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý học viên nghiêm túc. Đây là những nét nổi bật đã và đang được Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao.

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững
Là một thị trấn của huyện miền núi có nhiều thế mạnh nhưng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế, khó khăn, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác định, cần quyết tâm phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng của đất và người, nhằm xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp.

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn toàn đổi mới sau hơn 2 năm quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh (từ tháng 10/2021) là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể; hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024
Trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, huyện Như Thanh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 182,61 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%.

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024
Ông Hà Văn Thu, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành cho các cây trong vườn đào phai… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc; Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Thuận đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức
Ngày 22/12, thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn xin từ chức của Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 Trần Ngọc Hà.

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó
Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên
Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng thật.

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười
Những ngày này, hàng nghìn lượt du khách từ ngoài Bắc vào Nam đã về với đền ông Hoàng Mười để vãn cảnh, chiêm bái và dâng hương. Đối với chính quyền địa phương, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, an ninh trật tự, cho Lễ hội Đền ông Hoàng Mười đã hoàn thành.

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ
Cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội, công tác lập lại trật tự đô thị (TTĐT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh.

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hơn 40 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, các cán bộ, nhân viên của Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An, luôn quan tâm, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân đang được nuôi dưỡng tại đơn vị mình, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp các thương bệnh binh, thân nhân người có công với cách mạng vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống.

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng
Con đường từ trung tâm phố huyện Cẩm Khê dẫn chúng tôi về thăm Ngô Xá vào một ngày nắng đẹp, thấy người người, nhà nhà vui mừng, phấn khởi trong không khí khẩn trương, sôi nổi chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã. Chạy dọc hai bên đường là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang, hàng quán mọc lên san sát, kẻ mua người bán tấp nập làm cho không khí ở cái làng quê này trở nên nhộn nhịp hơn, và đang hình thành dáng dấp một thị tứ trong tương lai. Đó là thành quả từ sự nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân nơi đây trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng.

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An
Trong dịp tổ chức các hoạt động về nguồn tại Nghệ An, Sáng 4/11/2023, Đoàn cán bộ, viên chức Vietcombank Tây Sài Gòn đến thăm hỏi, tặng quà, tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Khu Điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An ( thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).
Xem thêm
Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Trần Mạnh Hải (SN 1977, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế); Đỗ Hữu Hải (SN 1986, Giám đốc Công
Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...

Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...

Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"

Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"

Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Hơn 700 học sinh Trường THCS Cù Chính Lan (TP Thanh Hóa) hào hứng tham gia tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, phòng chống tai nạn đuối nước năm 2024.
Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của 115 trường THPT công lập.
Phiên bản di động