Ankara đang đi trên lớp băng mỏng

Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ thành công trong việc cân bằng mong manh giữa đối tác kinh tế là Nga và các đồng minh NATO. Nhưng với áp lực ngày càng gia tăng, Ankara "đang đi trên lớp băng mỏng" và sẽ khó khăn hơn trong mùa Đông này...

Theo Sine Ozkarasahin, nhà phân tích an ninh và quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách đối ngoại (EDAM), Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào Nga 45% khí đốt, nhưng việc tiếp tục hợp tác với Moskva đang khó khăn hơn trước áp lực từ các đồng minh phương Tây. Khi áp lực gia tăng, lập trường tương đối trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng khó duy trì.

Chuyên gia Ozkarasahin cho rằng, trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ khá thành công khi tạo ra sự cân bằng mong manh giữa các đồng minh phương Tây và đối tác kinh tế Nga của mình. Chiến lược này thể hiện rõ trong các cuộc đàm phán ngoại giao sâu rộng và trung gian hòa giải liên tục giữa Kiev và Moskva. Tuy nhiên, với sức ép ngày càng tăng khi xung đột kéo dài, chiến lược trên ngày càng gặp nhiều thách thức.

Tổng thống Nga Putin (phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Tổng thống Nga Putin (phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga - Ukraine, Ankara thực hiện một nỗ lực đáng kể để chứng minh vị thế là một thành viên đáng tin cậy của NATO đối với các đồng minh. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên trong NATO cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí quan trọng. Viện trợ quân sự của Ankara tập trung vào nguồn cung cấp thiết bị bay không người lái (UAV), đặc biệt là Bayraktar TB2 được chứng minh tính hiệu quả trên thực tế.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa racác giải pháp cho một số vấn đề chiến lược cấp bách ở Ukraine. Vài ngày sau khi xung đột nổ ra, Ankara viện dẫn Công ước Montreux và đóng cửa eo biển Dardanelles và Bosporus đối với tàu chiến Nga. Trong bối cảnh cảng Odessa bị phong tỏa và cuộc khủng hoảng lương thực nguy cơ bùng phát, Ankara làm trung gian cùng với Liên Hợp Quốc thiết lập hành lang ngũ cốc cho phép các tàu bị mắc kẹt ở cảng của Ukraine có thể xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế…

Đó là lí do tại sao, trong khi giúp củng cố khả năng quân sự của Ukraine, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng cho rằng Ankara có thể coi Su-35 do Nga sản xuất như một sự lựa chọncho việc hiện đại hóa không quân nước này. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ đang có một dự án năng lượng chiến lược với Nga - nhà máy điện hạt nhân Akkuyu - cũng như một thỏa thuận gần đây về một dự án đường ống sẽ kết nối khí đốt của Nga với châu Âu.

Tuy nhiên, với việc xung đột ở Ukraine kéo dài và nguy cơ leo thang, Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Về mặt lí trí, Ankara sẽ cần các đồng minh phương Tây thừa nhận những lo ngại về an ninh chính đáng của mình.

Trong nhiều thập kỉ, chiến lược ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy tính hiệu quả ở hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp của Ukraine, thời gian cho vai trò trung gian của Ankara có thể bị thu hẹp. Thực tế này được thể hiện trong tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đầu tháng 10/2022. Quan chức ngoại giao này lưu ý, cả hai bên Ukraine và Nga đã “nhanh chóng rời xa giải pháp ngoại giao” và “một lệnh ngừng bắn khả thi” giữa hai bên phải được “thiết lập càng sớm càng tốt”.

Tuyên bố trên phản ánh một thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phụ thuộc vào Nga trong các lĩnh vực quan trọng, gồm năng lượng, du lịch và an ninh.Về năng lượng, Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc Nga 45% lượng khí đốt. Về tài chính, hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bị phương Tây gây sức ép, khiến các ngân hàng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngừng thanh toán theo hệ thống Mir của Nga…

Nhìn chung, bị áp lực bởi cả hai bên, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng rơi vào thế khó, đặc biệt trong mùa Đông này. Để trấn an NATO, Ankara có thể sẽ cần đến một cuộc đối thoại cởi mở nhấn mạnh lợi ích chung, cũng như sự đồng cảm với các mối quan tâm và nhu cầu an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Minh Ngọc (Tổng hợp)

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí thúc đẩy thương mại khu vực

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí thúc đẩy thương mại khu vực

Ngày 30/3, các quan chức cấp cao Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã gặp nhau tại Tokyo để tìm cách thiết lập mối quan hệ chính thức hơn, với đầy đủ các lợi ích về an ninh và kinh tế.
Cuộc chạy đua vũ trang của các cường quốc lớn

Cuộc chạy đua vũ trang của các cường quốc lớn

Không gian đã trở thành một lĩnh vực quan trọng đối với an ninh quốc gia và các hoạt động quân sự hiện đại. Một vụ nổ hạt nhân trên quỹ đạo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt với Mỹ, quốc gia có ưu thế quân sự phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng không gian tiên tiến…
Châu Âu cần một “người dẫn dắt” phòng thủ

Châu Âu cần một “người dẫn dắt” phòng thủ

Khi EU phải đối mặt với những thách thức an ninh ngày càng tăng, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là, liệu Pháp có đủ năng lực quân sự để dẫn đầu một sáng kiến quốc phòng chung hay không…
Bước đi cẩn trọng của Fed

Bước đi cẩn trọng của Fed

Quyết định của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ nguyên lãi suất tiêu chuẩn ở biên độ 4,25 - 4,5% thể hiện bước đi cẩn trọng và mang tính phòng ngừa của ngân hàng trung ương Mỹ, gây ra nhiều phản ứng khác nhau trên thị trường tài chính…
Đòn thăm dò chiến lược

Đòn thăm dò chiến lược

Những ngày qua, quân đội Mỹ liên tục tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, sau khi phong trào này tuyên bố sẽ nối lại các hoạt động ngăn chặn tàu thuyền qua lại Biển Đỏ…

Tin khác

Bước đi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington tại Panama

Bước đi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington tại Panama
Theo kênh NBC News (Mỹ), Nhà Trắng đã yêu cầu quân đội Mỹ soạn thảo các phương án nhằm tăng cường hiện diện quân sự tại Panama. Động thái này nằm trong mục tiêu "kiểm soát" Kênh đào Panama của Tổng thống Donald Trump. Bộ Tư lệnh Nam Mỹ (SOUTHCOM) hiện đang chuẩn bị nhiều chiến lược khác nhau, từ tăng cường hợp tác với lực lượng an ninh Panama đến phương án sử dụng vũ lực quân sự để giành quyền kiểm soát tuyến đường thủy chiến lược này…

Nấc thang mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - EU

Nấc thang mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - EU
"Chúng ta không thể để mình bị đánh gục", Thủ tướng Pháp Francois Bayrou đã phản ứng như vậy và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) không nhượng bộ trước những đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về rượu châu Âu…

Cơ hội “hâm nóng” các cam kết giữa EU và Nam Phi

Cơ hội “hâm nóng” các cam kết  giữa EU và Nam Phi
Sau nhiều năm được cho là lạnh nhạt, mối quan hệ giữa Liên minh châu ÂU (EU) và Nam Phi nồng ấm trở lại khi đầu tháng 2/2025, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa có bài đăng trên trang X, gắn thẻ Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa, trong đó khẳng định “Nam Phi và EU chia sẻ các giá trị về dân chủ, nhân quyền, phẩm giá và bình đẳng”…

Syria bên bờ vực nội chiến mới: Bạo lực leo thang, hàng nghìn người thiệt mạng

Syria bên bờ vực nội chiến mới: Bạo lực leo thang, hàng nghìn người thiệt mạng
Những ngày gần đây, Syria lại chìm trong hỗn loạn khi bạo lực bùng phát dữ dội tại các tỉnh ven biển Latakia và Tartus, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng chỉ trong vài ngày. Xung đột diễn ra giữa lực lượng chính phủ do Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo và các nhóm trung thành với chế độ cũ của Tổng thống Bashar al-Assad…

Phép thử quan trọng

Phép thử quan trọng
Brussels trở thành tâm điểm chính trị của châu Âu khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hội tụ tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt để thảo luận về tương lai của Ukraine và nền quốc phòng châu Âu…

Kế hoạch tái thiết Gaza của Ai Cập

Kế hoạch tái thiết Gaza của Ai Cập
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 5/3 khẳng định kế hoạch tái thiết Dải Gaza của Ai Cập, được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Arập bất thường diễn ra tại Cairo ngày 4/3, là một giải pháp thiết thực có thể được thực hiện trên thực địa…

Nỗ lực của châu Âu trong việc xây dựng hoà bình, độc lập cho Ukraine

Nỗ lực của châu Âu trong việc xây dựng hoà bình, độc lập cho Ukraine
Sau căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Zelensky, Anh và Pháp quyết định dẫn đầu nỗ lực xây dựng kế hoạch hòa bình độc lập cho Kiev…

Nga - Mỹ xích lại gần nhau: Bước tiến mới trong bình thường hoá quan hệ?

Nga - Mỹ xích lại gần nhau: Bước tiến mới trong bình thường hoá quan hệ?
Sau nhiều năm căng thẳng, Nga và Mỹ đang tìm cách phá băng trong quan hệ ngoại giao. Cuộc đàm phán tại Istanbul đánh dấu một bước tiến quan trọng, mở ra hi vọng về sự bình thường hóa quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Liệu đây có phải khởi đầu cho một kỉ nguyên hợp tác mới?...

Ấn Độ ngày càng khẳng định vị thế trên toàn cầu

Ấn Độ ngày càng khẳng định vị thế trên toàn cầu
Ấn Độ đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ thế giới với những bước tiến đáng chú ý về kinh tế, quân sự và ngoại giao. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, trong những thập kỉ tới, quốc gia Nam Á này có tiềm năng trở thành một cường quốc thực sự, với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài khu vực lân cận…

Trung Đông trước ngã ba đường: Hòa bình hay xung đột?

Trung Đông trước ngã ba đường: Hòa bình hay xung đột?
Trung Đông đang đối mặt với những biến động lớn khi cán cân quyền lực trong khu vực thay đổi. Từ cuộc chiến Israel - Hamas, sự sụp đổ của chính quyền Assad ở Syria đến vai trò trung gian của Saudi Arabia, khu vực này đứng trước ngã rẽ giữa hòa bình và xung đột mới…

Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu

Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ước tính rằng, một lệnh ngừng bắn hạn chế đối với xung đột Nga-Ukraine có thể giúp GDP khu vực đồng euro tăng 0,2%, trong khi một nền hòa bình thực sự và lâu dài có thể nâng sản lượng lên 0,5%...

ASEAN cân bằng quan hệ với BRICS trong bối cảnh thế giới biến động

ASEAN cân bằng quan hệ với BRICS trong bối cảnh thế giới biến động
Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng quan tâm đến BRICS nhằm đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đặt ra một số thách đối với Đông Nam Á và ASEAN…

Bước ngoặt quan trọng trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Bước ngoặt quan trọng trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Hội nghị An ninh Munich năm nay phản ánh những thay đổi lớn trong quan hệ giữa Mỹ và châu Âu. Khi mối quan hệ đồng minh lâu dài đối mặt với thách thức lớn, liệu châu Âu có thể tự bảo vệ an ninh và tìm ra hướng đi mới cho tương lai của mình?...

Số phận bấp bênh

Số phận bấp bênh
Thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas đang trong trạng thái hết sức mong manh khi hai bên đổ lỗi vi phạm cho nhau…

Chính quyền mới của Syria sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 1/3

Chính quyền mới của Syria sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 1/3
Ngày 12/2, theo hãng thông tấn TASS, Bộ trưởng Ngoại giao trong chính quyền chuyển tiếp Syria, ông Asad Hassan al-Shaibani, đã thông báo chính phủ mới sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 1/3…
Xem thêm
Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Vào lúc 12h02' ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0h2' ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".
Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Ông Donald Trump đã có bài phát biểu mừng chiến thắng trước đám đông người ủng hộ ở Florida. Bài phát biểu của ông nhận được người nghe đón nhận nhiệt liệt.
Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động