Agribank nỗ lực hành động vì chất lượng cuộc sống cộng đồng

Với hơn 31 năm phát triển gắn với sứ mệnh “Tam nông”, Agribank luôn đồng hành cùng người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo.

Xác định xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, tăng trưởng về kinh tế gắn với công bằng xã hội,… là mục tiêu hàng đầu trong công cuộc đổi mới đất nước, trong những năm qua, hoạt động tài chính vi mô của Việt Nam đã phát huy vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn vay và các dịch vụ tài chính để phát triển kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Với hơn 31 năm phát triển gắn với sứ mệnh “Tam nông”, Agribank luôn đồng hành cùng người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân, trở thành một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô lớn nhất tại Việt Nam có nhiều đóng góp cho sự phát triển và gia tăng các giá trị sống tích cực cho cộng đồng.

Là “ngân hàng của nhà nông”, Agribank luôn chủ động tham gia đầu tư các chương trình lớn của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Agribank luôn giữ vai trò chủ đạo cung cấp vốn nhanh, kịp thời cho nông nghiệp, nông thôn, nhờ đó, nhiều nông dân trên cả nước đã được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính mô hình sản xuất của gia đình. Nhờ đồng vốn của Agribank đã mở ra cơ hội thoát nghèo và tạo cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương, thực sự là đòn bẩy hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Cú hích cho phát triển nông nghiệp sạch

Là ngân hàng chủ lực cho vay nông nghiệp - nông thôn, Agribank nhận thức sâu sắc về những nguy cơ khi nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn, thách thức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm... Với quyết tâm thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới bền vững gắn kết tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đi đầu thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, cùng mong muốn xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững, từ cuối năm 2016, Agribank không hạn chế về nguồn vốn, dành tối thiểu 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”. Được triển khai rộng rãi tại các chi nhánh, phòng giao dịch trong cả nước, với mong muốn hình thành các chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn vì sức khỏe cộng đồng, gói tín dụng phục vụ “nông nghiệp sạch” của Agribank được xem là một “cú hích” đối với việc phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao của nước nhà, thu hút sự quan tâm của mọi cấp, ngành và toàn xã hội. Theo đó, Agribank thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn. Đối tượng cho vay gồm cung ứng vật tư đầu vào (cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón chất lượng cao); sản xuất (xây dựng nhà máy, chuồng trại, ao nuôi, nhà kính, nuôi trồng, chế biến, thiết bị và các chi phí sản xuất khác); tiêu thụ (thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp)...

Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” với mong muốn xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững
Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” với mong muốn xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững

Đến nay, các mô hình do Agribank đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực như: trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai,…), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi, Kon Tum), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên, thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)… Có thể đến các dự án tiêu biểu như: Dự án Đầu tư trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng tại Bình Phước; Dự án Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Bình Thuận; Dự án Nhà máy Chế biến và kinh doanh gạo tiêu thụ nội địa tại Đồng Tháp; các dự án Sản xuất thức ăn chăn nuôi sạch tại Hà Nam, Thanh Hóa….

Trong những năm qua việc đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank luôn là điểm sáng của ngành Ngân hàng, góp phần đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam. Agribank luôn đảm bảo cung cấp đủ vốn với lãi suất ưu đãi, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Agribank cũng luôn không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng thông qua đơn giản hoá thủ tục; rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn; nâng định mức cho vay; giảm dần lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo chỉ đạo của NHNN; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng như về hạn mức vốn vay, tài sản thế chấp,… Đến cuối tháng 09/2019, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank đạt 5.221 tỷ đồng. Doanh số cho vay chương trình này đến nay đạt trên 20.000 tỷ đồng.

Agribank góp phần đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam
Agribank góp phần đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam

Với nguồn vốn đầu tư cho “Tam nông” chiếm 51% thị phần toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này, thông qua việc triển khai tích cực các chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Agribank kỳ vọng thông qua chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” sẽ góp phần nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, từ đó thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của hàng nông sản Việt Nam, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, giữ được thị trường tiêu dùng trong nước và có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Không ngừng nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng

Trong suốt chặng đường hơn 31 năm xây dựng và phát triển của mình, Agribank luôn kiên định với mục tiêu vì sự phát triển cộng đồng trong cả hoạt động kinh doanh và những đóng góp tích cực cho công tác từ thiện, an sinh xã hội với mong muốn biến những khát vọng thoát nghèo làm giàu của hàng triệu người dân trở thành hiện thực, góp phần mang đến niềm tin, hi vọng cho những cuộc đời, số phận bất hạnh và làm thay da đổi thịt cho những vùng quê nghèo khó của Việt Nam. Với truyền thống sẻ chia cùng cộng đồng, bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội với đất nước và cộng đồng thông qua nhiều chương trình an sinh xã hội đã góp phần rất tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân cư, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và cho toàn xã hội, thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước về công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng và đổi mới đất nước.

Các công trình phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của Agribank đã mang đến diện mạo khởi sắc cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trên cả nước
Các công trình phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của Agribank đã mang đến diện mạo khởi sắc cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trên cả nước

Một điểm sáng trong bức tranh an sinh xã hội mà Agribank thực hiện thời gian qua là chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đối với 62 huyện nghèo cả nước về xóa nhà ở tạm, nhà hư hỏng, nhà dột nát cho người nghèo, đã xây dựng lớp học, phòng ở, trang thiết bị giảng dạy và học tập cho học sinh Trường nội trú dân nuôi, đáp ứng nhu cầu ăn ở và sinh hoạt cho hàng ngàn học sinh nội trú dân nuôi tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông miền núi,... Điển hình là việc Agribank tài trợ 160 tỷ đồng cho 02 huyện Mường Ảng và Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên - tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất trong cả nước - nhằm xây dựng các công trình phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực và trở thành doanh nghiệp có số vốn tài trợ lớn nhất cho 02 huyện nghèo này, góp phần mang lại cuộc sống mới đổi thay cho người dân nơi đây. Nhờ triển khai hiệu quả, Agribank đã giúp nhiều tỉnh giảm được số hộ nghèo, nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 20%, có tỉnh giảm đến 50% (Lào Cai), đạt các mục tiêu mà Nghị quyết 30a của Chính phủ đã đề ra. Qua đó đã góp phần đáng kể, thiết thực cho một bộ phận dân cư các huyện nghèo cải thiện được nơi ăn ở, sinh hoạt, phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm; cải thiện điều kiện học tập và sinh hoạt cho học sinh vùng đồng bào dân tộc đang có nhiều khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở các huyện đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, Agribank cũng chú trọng triển khai nhiều hoạt động xã hội từ thiện thông qua viêc tài trợ kinh phí trao tặng các công trình mang ý nghĩa an sinh xã hội. Agribank đã tham gia hỗ trợ, tài trợ công tác an sinh xã hội, ủng hộ, giúp đỡ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà Đại đoàn, nhà ở cho người nghèo..., xây dựng trường học, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, xây trạm y tế, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, bão lũ; xây dựng nhà Văn hóa đa năng trên đảo Cô Lin, huyện đảo Trường Sa 37 tỷ đồng, xây dựng nâng cấp đường giao thông nông thôn, biển đảo... hàng năm thông qua tổ chức công đoàn, vận động cán bộ viên chức người lao động đóng góp 4 ngày lương/năm để ủng hộ các quỹ: Quỹ tình nghĩa, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ Vì người nghèo… và trích một phần Quỹ phúc lợi để thực hiện công tác từ thiện xã hội đối với cộng đồng và các hoạt động an sinh xã hội nội bộ của Agribank. Hàng năm, Agribank dành nguồn kinh phí khoảng 300 - 400 tỷ cho công tác an sinh xã hội. Tính đến hết năm 2018, đã có trên 2.800 tỷ đồng được Agribank dành cho các hoạt động vì cộng đồng.

Bằng nhiều hành động thiết thực, Agribank đang chung tay cùng cộng đồng hiện thưc hóa mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
Bằng nhiều hành động thiết thực, Agribank đang chung tay cùng cộng đồng hiện thưc hóa mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững "Vì tương lai xanh" của Việt Nam

Thời gian tới, chung tay cùng Đảng và Nhà nước với mục tiêu mỗi năm giảm từ 1 đến 1,5% hộ nghèo và sớm hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, Agribank cùng ngành ngân hàng tiếp tục ưu tiên nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để người dân sản xuất kinh doanh, đặc biệt tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách mạnh dạn mở rộng đầu tư, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân tự vươn lên xóa đói giảm nghèo; từ đó đóng góp quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, nhất là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Với những đóng góp tích cực trên cả lĩnh vực hoạt động kinh doanh và an sinh xã hội hướng tới cộng đồng, tháng 11/2019 này, Agribank tiếp tục vinh dự đón nhận 02 giải thưởng cao quý: "Ngân hàng hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu năm 2019" và "Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng năm 2019". Đây là sự ghi nhận của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho những đóng góp tích cực của Agribank trong chặng đường đồng hành, thủy chung cùng “Tam nông” và cộng đồng xã hội.

Nối dài những hành động thiết thực vì cộng đồng, hiện nay, nhằm thể hiện vai trò tiên phong cùng ngành Ngân hàng thực hiện thành công các Chiến lược quốc gia của Việt Nam về kinh tế xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bám sát tính thời sự của chương trình “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” do Thủ tướng Chính phủ và Liên hợp quốc phát động, Agribank đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động gắn với thông điệp “Vì tương lai xanh” nhằm chung tay cùng cộng đồng hiện thực hóa mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho một tương lai xanh tốt đẹp của Việt Nam.

Nhật Minh

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Tiếng trống trăm năm

Tiếng trống trăm năm

Kết tinh từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng vang gợi về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau, để những mùa hội cứ rộn ràng gợi nhắc văn hóa cha ông…
Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm qua, cựu chiến binh (CCB) Mai Xuân Lụa,79 tuổi, ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lặng lẽ đi tìm hài cốt đồng đội, để tri ân những người ngã xuống và góp phần xoa dịu nỗi đau của thân nhân các liệt sĩ...
Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các quy định có liên quan đã quy định các chế tài xử phạt, nhưng đến nay, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra rất phổ biến.

Tin khác

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai
Biến đổi khí hậu (thời tiết cực đoan) ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường gây nên những thảm họa khủng khiếp buộc con người phải đương đầu, tìm cách chống chịu nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất…

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ
Tháng 6/2006, tôi có chuyến đi vào huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nghĩa trang liệt sĩ ở phía Bắc huyện, nơi yên nghỉ của gần 1.000 liệt sĩ ở khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có nhiều mộ chưa tìm được danh tính, lòng tôi bâng khuâng, xúc động lạ thường.

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường
Bắt nguồn từ sự kết hợp của hai dòng gốm Việt - Hoa vào giữa thế kỉ XVII và ứng dụng những thành tựu của Trường Dạy nghề Biên Hòa (thành lập năm 1903, nay là Trường Cao đẳng Trang trí mĩ thuật Đồng Nai), gốm Biên Hòa đã nhanh chóng trở thành một dòng gốm mĩ thuật đặc trưng cho đến những năm 50 của thế kỉ XX với tên gọi nổi tiếng “Gốm mĩ nghệ Biên Hòa”.

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô
Công trình Nhà mày Thủy điện Hòa Bình khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979, đến ngày 30/12/1988, tổ máy số 1 bắt đầu phát điện. Các tổ máy khác lần lượt khởi động và chính thức đưa vào vận hành ngày 20/12/1994.

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão
Trong bối cảnh dân số già hóa nhanh, hệ thống cơ sở chăm sóc tại Hàn Quốc cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với xu hướng này.

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi
Hôm ấy, tôi đang làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại của Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Đắk Lắk (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa mới tìm được hài cốt của đồng chí Hoàng Thi, chiều nay Tỉnh ủy sẽ tổ chức làm lễ truy điệu.

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh
Quá nửa đời người, cựu chiến binh Hồ Xuân Thành, 69 tuổi, quản trang Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn miệt mài với công việc đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn, tri ân sâu sắc đến những đồng chí, đồng đội đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”
Quen biết nhà thơ, cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng, tôi hằng cảm phục tình nghĩa bạn bè, đồng đội của anh rất nồng hậu, rất thủy chung. Như với Đoàn Công Tính, bạn từ thời tiểu học; với Mai Dân đồng hương, đồng nghiệp thơ văn, luôn luôn tựa bát nước đầy.

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng
Nương theo bộ phim “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, tôi đến thăm di tích Thành cổ Quảng Trị trong một sáng tháng 6 nắng như đổ lửa.

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số
Trước bối cảnh ngày càng tăng tốc độ già hoá dân số, Việt Nam bước vào thời kì dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”, lĩnh vực chăm sóc NCT đang là một thách thức lớn cả về cơ sở, nhân lực chăm sóc và quan trọng hơn hết là yếu tố tâm lí “trẻ cậy cha, già cậy con” ở NCT, khiến họ e ngại việc xa con cái, không sẵn sàng để tận hưởng tuổi già.

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay
Hằng ngày trên khắp nẻo đường ở các đô thị lớn, chúng ta không ít lần chứng kiến trong khi tắc đường, nhiều người vẫn cố chen lấn để đi trước. Đèn tín hiệu chưa bật xanh đã inh ỏi tiếng còi hối thúc. Một vài va chạm nhỏ có thể dẫn đến những vụ ẩu đả, thậm chí là chém giết nhau.

Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu
Chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới lực lượng này. Đây là một chính sách mang nặng tính nhân văn và công bằng xã hội.

Ân nhân của nhiều người bệnh

Ân nhân của nhiều người bệnh
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, nhân văn. Mỗi ngày, trên cả nước có rất nhiều bệnh nhân thiếu máu cần được cộng đồng hỗ trợ, cứu sống.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động