Xử lí tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới
Đời sống 04/10/2022 10:00
Kiên định nền tảng tư tưởng cần lưu ý: Nắm vững và xử lí tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo. Nếu chỉ “kiên định” một cách máy móc, dễ dẫn đến giáo điều, cứng nhắc, bảo thủ; nhưng nếu không kiên định mà “đổi mới” một cách vô nguyên tắc, rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, “đổi màu”. Cho nên phải hiểu rõ, vận dụng đúng phương pháp biện chứng, kiên định phải gắn liền với sáng tạo trên cơ sở phù hợp với thực tiễn, với yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, ngày 5/12/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội, phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, phải bảo đảm thật sự có chất lượng, phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước. Đặc biệt, Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, có ý nghĩa hết sức quan trọng, để bảo đảm sự thành công của Đại hội.
Rõ ràng, bản chất của những nội dung đòi hỏi phi lí trong “Thư ngỏ” là lợi dụng những sự kiện chính trị - xã hội nhạy cảm diễn ra trong thời gian qua để xuyên tạc, bóp méo sự thật, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở Việt Nam. Cũng như việc chuẩn bị các kì đại hội trước đây, tiến trình đổi mới là đánh giá, tổng kết để đúc rút kinh nghiệm, chỉnh sửa những vấn đề khiếm khuyết, những hạn chế để hoạch định đường lối, chính sách phù hợp. Còn con đường đi lên của dân tộc đã được lịch sử lựa chọn từ năm 1930, được xác định rõ trong Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh sửa đổi, bổ sung năm 2011. Tổng kết để kiên định con đường đi, chứ không phải để tìm kiếm một con đường khác. Theo đó, cần nắm vững và xử lí tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo. Do đó, kiên định nhưng phải sáng tạo trên cơ sở xử lí tốt quan hệ giữa kiên định và đổi mới, sáng tạo.
Trong sự nghiệp phát triển, cần xử lí tốt, rốt ráo những vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội, nhất là tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Sự phát triển, tiến bộ là khuynh hướng phổ biến chung, là dòng chảy chủ đạo với những con số, dữ liệu thể hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, không thể bỏ qua. Chúng ta có thể chưa hài lòng với thu nhập, với mức sống hiện tại, nhưng khi nhìn nhận dòng chảy với sự phát triển vượt bậc trong 3 thập kỉ qua, bằng những ví dụ, minh chứng giản dị nhất trong đời sống gia đình mỗi người, sẽ thấy rõ những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Chúng ta đã đi qua thời kham khó, cực nhọc để phát triển, đòi hỏi mỗi người phải ý thức được giá trị cuộc sống, thấy được dòng chảy chính, sự tiến bộ để nỗ lực vươn lên.
Tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ nhất, với chủ đề “Tầm nhìn mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong kỉ nguyên mới” có nhận định, thành quả quan trọng nhất của gần 35 năm đổi mới là đã làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế Việt Nam, đời sống người dân được cải thiện, tỉ lệ nghèo đói giảm mạnh. Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Khẳng định khát vọng của Việt Nam đến năm 2035 là: Thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, văn minh, với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao, đạt 10.000USD/người/năm. Khát vọng này được thực hiện dựa trên ba trụ cột chính: Thịnh vượng về kinh tế, đi đôi với bền vững về môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; nâng cao năng lực, trách nhiệm giải trình của Nhà nước.
Thách thức, áp lực là rất lớn, nhưng không thể áp đặt bằng cách nhìn bi quan từ những mảng “màu sẫm” trong đời sống. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, chúng ta đứng trước yêu cầu lịch sử là phải biết xử lí tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, để tiếp tục phát triển đất nước nhanh và bền vững.