Xăng dầu giảm giá, hàng hóa... nằm yên

Đó là thực trạng rút ra từ sau mỗi lần tăng, giảm giá xăng dầu. Quả vậy, từ ngày 21/7, giá xăng giảm từ 2.700 - 3.600 đồng/lít và đây là lần giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay. So với cuối tháng 6 thì mỗi lít xăng rẻ hơn từ 6.200 - 6.800 đồng, mỗi lít dầu diesel rẻ hơn 5.260 đồng, thế nhưng giá hàng hóa từ các chợ dân sinh đến các siêu thị vẫn không hề nhúc nhích.

Hỏi tiểu thương ở các chợ thì họ trả lời: “Xăng dầu giảm nhưng giá cước vận tải có giảm đâu mà chúng tôi giảm”. Còn các chủ doanh nghiệp vận tải thì thản nhiên: “Để xem các nhà xe khác có giảm không chứ một mình doanh nghiệp tôi thì chưa giảm đâu”. Có vẻ như tâm lí “lựa giá làng, theo giá chợ” đang kìm hãm việc giảm giá hàng hóa khiến người tiêu dùng chưa hết khó khăn, mặc dù Nhà nước đã tìm mọi cách để giảm giá xăng dầu.

Xăng dầu giảm giá, hàng hóa... nằm yên

Thực ra, nguyên nhân kìm hãm giảm giá hàng hóa chính là lợi nhuận. Các tiểu thương “mua tận gốc” thường ép giá người bán, bởi hàng hóa sản xuất ra nhiều, nếu không bán cho họ thì biết bán cho ai. Còn khi về các chợ dân sinh thì họ bán “theo giá làng” cao ngất ngưởng, người mua cứ phải mua vì vẫn phải tiêu dùng hằng ngày. Cứ thế, chỉ người sản xuất, người tiêu dùng thiệt, còn người trung gian là các tiểu thương, chủ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thì lãi to. Lợi nhuận thu được cao hơn thì làm sao họ dễ dàng giảm giá hàng hóa!

Các nhà phân tích kinh tế cho rằng, đây là “độ trễ” tất yếu của giảm giá hàng hóa so với giảm giá xăng dầu. Có người khẳng định: “Chỉ cần các doanh nghiệp vận tải đồng loạt giảm giá cước, tức khắc giá hàng hóa sẽ tự điều chỉnh theo”. Song, để các doanh nghiệp vận tải giảm giá cước phải có sự can thiệp của Nhà nước, còn để họ tự giác giảm giá thì còn… khuya. Đã vậy, Nhà nước cũng chỉ kiểm soát hơn chục mặt hàng nên không thể can thiệp hết vào thị trường. Có chăng thì chỉ là tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các mặt hàng giá quá cao so với mặt bằng thị trường mà thôi.

Để giải quyết vấn đề “xăng dầu giảm giá, hàng hóa nằm yên”, có chuyên gia đề xuất: “Quan trọng nhất bây giờ là phải thúc đẩy sản xuất, kết nối cung - cầu, hàng hóa lưu thông dễ dàng để giảm bớt khâu trung gian. Từ đó giảm được chi phí để giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng không bị tăng cao”. Đề xuất này đúng, nhưng chưa đủ. Hàng hóa ta không thiếu, thậm chí nhiều mặt hàng cung vượt cầu. Lưu thông hàng hóa vẫn thông suốt, nhất là sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Còn khâu trung gian - khâu quan trọng nhất trong điều tiết giá cả thị trường - thì chắc là không thể giảm bởi Nhà nước chưa bảo đảm được mà vẫn phải phụ thuộc vào các tư thương và doanh nghiệp tư nhân.

Vì vậy, Nhà nước cần có các giải pháp tác động nhiều chiều vào khâu trung gian. Có thể là tuyên truyền giáo dục, cơ chế chính sách hoặc hành chính pháp luật đối với lực lượng đảm nhiệm khâu này để họ có tinh thần, thái độ ứng xử có lí, có tình, có tâm với người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần bình ổn giá cả thị trường.

Văn Minh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hôm nay và... ngày mai!

Hôm nay và... ngày mai!

Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 99 giáo viên, giảng viên có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác Đoàn nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương năm 2024.
Nhận thức lại!

Nhận thức lại!

Cuối tháng 10 vừa qua, trong khuôn khổ phiên tòa xét xử vụ án sai phạm liên quan đấu thầu thiết bị tại 6 bệnh viện ở Bắc Ninh tất cả 13 bị cáo có mặt đều tự giác nhận tội.
Nỗi lo “quái xế”!

Nỗi lo “quái xế”!

Đêm một ngày đầu tháng 11, có nhóm thanh niên đi xe máy với tốc độ cao, làm náo loạn đường phố. Khi đến ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), một chiếc xe trong nhóm trên đâm vào một phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ khiến người này ngã ra đường, tử vong tại chỗ. Tàn nhẫn hơn, sau khi gây ra tai nạn, họ không dừng lại để đưa nạn nhân đi cấp cứu mà tiếp tục điều khiển xe bỏ đi khiến người dân bất bình.
“Nét vẽ”... buồn!

“Nét vẽ”... buồn!

Tại xã Thanh Thủy (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) có Dự án tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao do Công ty TNHH Việt Nam Nam Đàn Vạn An đầu tư năm 2013.
Thời gian vàng!

Thời gian vàng!

Sáng 28/10, Ban Quản lí đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) phát động đợt thi đua cao điểm "50 ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ đưa tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức trong năm 2024”.

Tin khác

Truy tới cùng!

Truy tới cùng!
Vào cuối năm 2021 dư luận từng xôn xao vụ việc nhóm cựu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô và nhân viên dù không tổ chức đào tạo vẫn thu tiền và cấp văn bằng 2 tiếng Anh cho 431 học viên, thu lợi bất chính số tiền hơn 7,1 tỉ đồng.

Day dứt... di sản!

Day dứt... di sản!
Sáng 23/10 tại chùa Phổ Quang (chùa Xuân Lũng), huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ cháy kinh hoàng.

“Tuổi” của... luật!

“Tuổi” của... luật!
Thời gian qua, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều thành quả quan trọng.

Tưởng gần mà…xa!

Tưởng gần mà…xa!
HLV người Pháp Troussier nhận lời làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam ngày 23/2/2022. Bản hợp đồng của ông kéo dài hơn 3 năm, với tham vọng duy trì thành tích ở cấp độ khu vực và tiến sâu tại Vòng loại World Cup 2026.

Xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Xây dựng văn hóa giao thông an toàn
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2024, với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông (VHGT) an toàn”. Mục đích nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng VHGT an toàn; kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông về cả số vụ, số người chết và số người bị thương; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.

Một trái tim hồng!

Một trái tim hồng!
Trong tiềm thức người Việt, không ai là không nhớ tới hồ Gươm, Hồng Hà, Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội… Và khi nhắc đến Hà Nội, người dân cả nước nhớ ngày 10/10 trong nhịp bước “trùng trùng quân đi như sóng” tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay quân xâm lược Pháp.

Chưa kịp xinh... đã già!

Chưa kịp xinh... đã già!
Hơn 14 năm trước, ngày 4/8/2010, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết “Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm (CNPM) Hà Nội, tỉ lệ 1/500” trên địa bàn phường Phúc Lợi, quận Long Biên.

Chưa... tới!

Chưa... tới!
Từ ngày 20-28/9, tại Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Liên hoan phim Tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 14 do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hiệp hội các Viện Văn hóa và các Đại sứ quán châu Âu (EUNIC) tổ chức.

Quyết định... ấm áp!

Quyết định... ấm áp!
Chiều ngày 21/9, tỉnh Lào Cai làm Lễ khởi công xây dựng khu tái định cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên). Nơi ở mới của bà con Làng Nủ được xây dựng cách vị trí xảy ra trận lũ quét khoảng 2km với quy mô xây dựng giai đoạn 1 khoảng 10ha, mỗi hộ được sắp xếp khoảng 1.000m2.

Giá trị... ảo!

Giá trị... ảo!
Sau nghi vấn khai khống 500 triệu đồng từ thiện ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), cựu VĐV, TikToker Phạm Như Phương (Louis Phạm) thừa nhận sự việc và gửi lời xin lỗi đến cư dân mạng: “Đây là hành vi rất đáng hổ thẹn. Bản thân tôi lúc đó đã không lường trước được hành động che mờ số tiền quyên góp… Tôi không những làm sai mà còn cố biện minh, lấp liếm cho cái sai của mình”.

Sai sót... tiềm ẩn!

Sai sót... tiềm ẩn!
Tối ngày 16/9 xảy ra vụ sập hầm chui đang thi công trên tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang khiến 1 công nhân thi công công trình tử vong.

Tình người trong bão lũ

Tình người trong bão lũ
Siêu bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, sức mạnh tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam như được nhân lên gấp bội, cả nước cùng hướng về đồng bào ruột thịt.

Cứu trợ bằng trái tim và lí trí

Cứu trợ bằng trái tim và lí trí
Những ngày qua, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh những đoàn xe vận tải chuyển hàng cứu trợ từ miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiến ra miền Bắc, nơi có hàng nghìn đồng bào đang chịu cảnh tan hoang của bão và lũ lụt. Những hình ảnh đó thực sự mang lại niềm xúc động và tự hào của mọi con tim người Việt.

Minh bạch và niềm tin

Minh bạch và niềm tin
Ngày 11/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam công bố hơn 12.000 trang sao kê danh sách, số tiền cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước ủng hộ đồng bào chịu hậu quả bão lụt đang xảy ra tại các tỉnh miền Bắc. Việc công khai sao kê này đang được tiếp tục.

Phương diện quốc gia

Phương diện quốc gia
Tối ngày 9/9, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Sỹ Tá, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc, mức án chung thân với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt 80 tỉ đồng của ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh”.
Xem thêm
Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11,
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Phiên bản di động