Vụ "chuyến bay giải cứu": Truy tố 54 bị can, nhiều người bị áp dụng khung hình phạt cao nhất là tử hình
Tin tức 19/04/2023 14:01
Cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam Trần Văn Tân. Ảnh: PLO |
Những người này bị cáo buộc lợi dụng các chuyến bay giải cứu, đưa công dân về nước trong dịp Covid bùng phát để trục lợi. Tổng cộng, có 21 quan chức đã nhận hối lộ gần 180 tỷ đồng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.
Theo điều tra, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra khi Covid bùng phát nên được đặc biệt quan tâm. Các bị can lợi dụng dịch bệnh, bất chấp quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút; tạo điều kiện cho “thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong Nhân dân”…
Đặc biệt, khi điều tra vụ án, 2 sĩ quan Công an còn nhận hàng triệu USD để chạy án, lừa đảo. Việc này gây thiệt hại tài sản, làm giảm uy tín của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan tố tụng nói riêng nên cần xử lý nghiêm.
Trong vụ án, có 18 người bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Số này bao gồm cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan; cựu Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng; cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam Trần Văn Tân…
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ. Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến Tổ công tác 5 Bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, GTVT, Quốc phòng). Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo. Cơ quan điều tra phát hiện để có chi phí "bôi trơn", nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé máy bay, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch. Nhóm bị can là Công an tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và 1 thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu doanh nghiệp chi 50-230 triệu đồng cho phần thủ tục "qua tay" họ cho mỗi chuyến. |
Bộ GD&ĐT vào cuộc vụ nữ sinh Trường THPT chuyên Đại học Vinh tự tử NMO - Ngày 18/4, ông Trần Văn Đạt, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) ... |
Xem phim "Chuyện tôi và ma quỷ thành người một nhà" NMO - Phim "Chuyện tôi và ma quỷ thành người một nhà" thuộc thể loại phim hài, hành động, hình sự phá án, kinh dị, ... |
Hà Nội: Diễn biến mới vụ người phụ nữ tử vong trong ô tô dưới hầm chung cư NMO - Công an quận Long Biên xác định vụ người phụ nữ tử vong trong ô tô dưới hầm chung cư tại phường Ngọc ... |