Về làng tảo mộ nghênh Xuân

Theo phong tục cổ truyền ở nước ta, hàng năm thường có lễ tảo mộ vào tháng 3 âm lịch, là dịp để con cháu tưởng niệm và tỏ lòng tri ân các bậc sinh thành. Thế nhưng ở làng Minh Lệ (tỉnh Quảng Bình) lại có tục tổ chức tảo mộ vào tháng Chạp cuối năm…

Nhiều địa phương chọn ngày tảo mộ vào tiết Thanh minh (tháng 3 âm lịch), như cụ Nguyễn Du viết trong truyện Kiều: “Thanh minh trong tiết tháng ba /Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Thế nhưng ở không ít địa phương lễ tảo mộ lại được tổ chức vào tháng Chạp (trước Tết Nguyên đán), để cho con cháu ở quê cũng như đi làm ăn xa về quê ăn tết, thì đi tảo mộ đón Tết, mời các cụ tiên tổ về ăn tết với cháu con.

Tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên, ông bà cho được sạch sẽ, khang trang, như chúng ta thường sửa sang nhà cửa để nghênh xuân… Ngày trước, mọi người mang theo xẻng, cuốc để rẫy hết cỏ dại, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn để tránh các loài rắn, chuột đào hang, làm tổ. Bây giờ hầu hết là mộ xây nên thường chỉ quét dọn và nhổ cỏ. Sau đó, người ta thắp hương, đốt vàng mã, đặt thêm bó hoa lên mộ. Một trong những làng quê tổ chức tảo mộ vào tháng Chạp cuối năm cũ để đón năm mới tết về, xuân đến, là làng Minh Lệ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Nhà thơ Hoàng Gia Cương năm nay đã 80 tuổi, vừa về quê tảo mộ Tổ tiên trở về Hà Nội. Ông kể với tôi không khí ngày tả mộ đông vui ở quê ông.

Mộ Thành hoàng làng Minh Lệ
Mộ Thành hoàng làng Minh Lệ

..."Ngày tảo mộ, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp khác thường. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình, lễ tảo mộ trước tết trở thành những ngày đặc biệt ngày hội lớn của làng tôi. Quê tôi nói chung và ở làng tôi - làng Minh Lệ nói riêng, tảo mộ tiếng địa phương gọi là xủi mả, hàng năm được tổ chức vào đầu tháng Chạp âm lịch để các bậc tiền nhân chuẩn bị nghênh xuân. Từ xa xưa đã có câu: “Mồng một thì xủi mả làng, mồng hai mả họ, mồng ba xủi mả bọ mình!” (tiếng Quảng Bình gọi cha mẹ là bọ mạ). Thời xưa các cụ tảo mộ vẫn làm theo lịch này. Ngày mồng một tháng Chạp là tảo mộ vị Thành hoàng làng, ngày mồng hai tảo mộ các vj Thần Tổ của bốn dòng họ chính trong làng, từ mồng ba dành cho các chi họ và các gia đình, thường làm xong trước ngày cúng ông Công ông Táo về trời. Ngày nay vì nhiều con cháu bận công tác và làm ăn xa nên có sự linh động hơn. Ngày mồng một mọi người đều tham gia tảo mộ vị Thành hoàng làng là Đức Thành Lồi Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (1404-1493). Tiếp đến là tảo mộ các vị Thần Tổ bốn dòng họ chính Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần vốn là các vị tướng bên cạnh Đức Thành hoàng, những người có công đánh dẹp giặc Lồi (Chiêm Thành), được vua cấp đất khai phá lập ấp từ xa xưa (thế kỷ 15). Sau khi xong các việc này thì tất cả kéo về tập trung tại đình làng (một di tích lịch sử, xây dựng từ năm 1464) để làm lễ cúng giỗ. Mọi năm hàng trăm người từ mọi miền đất nước và cả những người ly hương từ nhiều nước trên khắp thế giới về đây tụ họp. Thành thông lệ, ai cũng coi ngày này là ngày quan trọng nhất trong năm nên luôn cố tìm mọi cách để được về đoàn tụ. Ngày tảo mộ đã trở thành ngày hội trọng đại nhất trong năm của làng. Ngày tết Nguyên đán tuy gọi là ngày sum họp nhưng người về ít hơn hẳn. Năm nay do ảnh hưởng của dịch cúm Covid nên người về tuy có ít hơn mọi năm nhưng cũng tới trên trăm. Bản thân tôi tuy chân đi khấp khiểng nhưng cũng đã cố về để viếng mộ tổ tiên ông bà cha mẹ và để có dịp gặp gỡ bà con họ hàng và bè bạn.

Sau phần tế lễ, Ban tổ chức trịnh trọng giới thiệu những người có mặt gồm các bậc cao niên, những người có công với cách mạng, với địa phương, các vị chức sắc, các nhà khoa học, nhà văn hóa … Đặc biệt lần này làng chúc mừng một cụ là người đầu tiên của làng lên tuổi bách niên. Ông cụ này cũng là người đầu tiên của địa phương tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945 rồi trở thành một cán bộ cao cấp, nay nghỉ hưu nơi xa và vì sức yếu nên không về được. Lần lượt mọi người vào thắp hương khấn niệm. Đứng trước bàn thờ khói hương nghi ngút, tôi chợt nhớ lại một kỷ niệm xa xưa thời niên thiếu ở làng và những lần về quê tảo mộ. Lần về quê xủi mả năm nay, sau buổi tập trung ở đình làng, mọi người tản mát về theo từng nhánh, đi xủi mả các ngôi mộ thuộc chi họ mình, gia đình mình. Nghĩa trang chi họ tôi từ sau thời kỳ theo “phong trào Quỳnh Lưu” dành đất cho nông nghiệp vào thập kỷ 80 thế kỷ trước đã chuyển qua bải đất bên kia sông, nên chúng tôi phải thuê đò. Con sông Nan (một nhánh của sông Gianh, cũng chính là ranh giới chia cắt hai miền thời Trịnh-Nguyễn phân tranh) nước xanh ngăn ngắt chảy giữa hai rặng bần xanh biếc. Tôi vốc một ngụm nước nếm lại cái vị mằn mặn quen thuộc thuở ấu thơ, nơi tôi thường bơi lội và mò cua bắt cá. Khu mộ chi họ Hoàng gốc Mạc của chúng tôi đây rồi, vẫn đơn sơ, bé nhỏ như từ hồi mới chuyển qua, chưa có điều kiện xây dựng lại. Cụ Tổ của chúng tôi vốn là một Hoàng tử triều Mạc (tôi là hậu duệ đời thứ 9 của cụ) đã chạy vào đây định cư để tránh nhà Lê-Trịnh truy bức. Chúng tôi cùng nhau dọn dẹp, cùng nhau thắp hương và khấn nguyện trước các bậc Tiên Tổ thân thương. Tôi nghe như trong đầu có tiếng rì rầm rất lạ, phải chăng là Tiên Tổ nhắn lời? Những khu mộ bên cạnh cũng đang tấp nập người ra kẻ vào xủi mả. Chúng tôi trở lại bên làng và tiếp tục xủi mả ở khu lăng mộ ông bà, cha mẹ và anh cả tôi…

Khu mộ của gia tộc họ Hoàng ở làng Minh Lệ
Khu mộ của gia tộc họ Hoàng ở làng Minh Lệ

Buổi xủi mả đã xong, mọi người trở về từ đường, về trước bàn thờ gia tiên làm lễ cúng giỗ và cùng thụ lộc như một cuộc liên hoan nối kết nghĩa tình thân thuộc. Vì trong làng mọi người thường có quan hệ họ hàng đan chéo nên mỗi người thường tham gia nhiều nhóm xủi mả và dự nhiều cuộc cúng giỗ khác nhau trong ngày vì vậy ai cũng no nê, cũng ngà ngà men bia rượu. Vui, thật vui. Đúng là ngày lễ hội tưng bừng!"

Nhà thơ Hoàng Gia Cương nói rằng, ông là con trai út trong gia đình, Tết này cũng đã ở tuổi bát niên, nhưng còn sức khỏe thì vẫn mong năm nào cũng được về quê tảo mộ tổ tiên. Anh em gia đình, họ hàng gặp nhau cuối năm nay, hẹn năm sau lại cùng về tảo mộ.

Nghiêm Thị Hằng (Ghi theo lời kể của ông Hoàng Gia Cương)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Hội NCT huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk và CLB Dưỡng sinh NCT huyện vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại Hội nghị, CLB Dưỡng sinh NCT huyện đã trao tặng Giấy khen cho 5 cá nhân tiêu biểu. Trước đó, tại Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập CLB Dưỡng sinh NCT huyện, UBND huyện đã khen thưởng 1 tập thể, 7 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc xây dựng phong trào dưỡng sinh trên địa bàn.
Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (DLVHPN) là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân Miền Tây Nam Bộ ...
Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc  TP. Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc TP. Hồ Chí Minh

Tại chương trình ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024 - 2025. Trong đó, cụ Nguyễn Đình Tư là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố danh dự không giới hạn nhiệm kỳ.

Tin khác

Từng bừng khai mạc Lễ hội Phủ Đại năm 2024

Từng bừng khai mạc Lễ hội Phủ Đại năm 2024
Sáng 18/4 (10/3 âm lịch), UBND xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Từng bừng tổ chức Lễ hội Phủ Đại năm 2024

Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực

Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực
Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực

Bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ”

Bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ”
Trong căn nhà cấp 4 nằm giữa vườn dừa của ông Lê Văn Thức, sinh năm 1945, ở ấp 6, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ” được treo ở vị trí trang trọng. Mẹ ông, cụ Trần Thị Bích đã qua đời vì tuổi già. Còn Lê Văn Thức cũng đã gần 80 tuổi, thường xuyên đau ốm do di chứng của những đòn tra tấn trong nhà tù Mỹ ngụy.

Lễ hội đình làng Phương Liệt, một nét đẹp văn hóa

Lễ hội đình làng Phương Liệt, một nét đẹp văn hóa
Phương Liệt xa xưa có tên là làng Giáp Cửu - giáp thứ chín thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì (phủ Thường Tín - Trấn Sơn Nam Thượng). Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi thành Trấn Sơn Nam. Năm 1888, thực dân Pháp chiếm Hà Nội, tổng Hoàng Mai thuộc huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông.

Đờn ca tài tử về đâu?

Đờn ca tài tử về đâu?
Đờn ca tài tử (ĐCTT) là loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Nam Bộ. Mặc dù ra đời trong bối cảnh sinh hoạt văn hoá của cư dân vùng sông nước, song bên cạnh tính dân gian, loại hình này còn mang tính bác học bởi nó được sinh thành từ nhã nhạc cung đình Huế sang trọng.

Chèo quê xưa và nay

Chèo quê xưa và nay
Người dân thôn La Điền (làng La Điền), xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình rất đam mê nghệ thuật chèo truyền thống. Cách đây khoảng 80 năm, những người yêu chèo trong làng bàn với nhau thành lập một chiếu chèo, bầu ông Trần Hịnh làm trùm trưởng.

Mùa Xuân hành trình về Việt Bắc

Mùa Xuân hành trình về Việt Bắc
Hành trình trở về những địa danh cách mạng ở chiến khu Việt Bắc trong những ngày mùa Xuân ấm áp là trở về với ngọn nguồn cách mạng, vang vọng và ấm áp nơi đây hình ảnh, lời dạy của Bác Hồ kính yêu...

Chiêm ngưỡng đảo Ngọc

Chiêm ngưỡng đảo Ngọc
Hành trình tới thăm Phú Quốc, chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa về hòn đảo giàu đẹp của Tổ quốc, cảm nhận được những giá trị lớn lao mà biển đảo mang đến cho con người, cho đất nước…

Đầu Xuân thăm ngôi đền thiêng ở nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe

Đầu Xuân thăm ngôi đền thiêng ở nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe
Ngã Ba Bông, nơi sông Mã tách dòng phân nhánh thành sông Lèn (Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) vẫn được người dân ví von là vùng đất một tiếng gà gáy, 5 huyện đều nghe. Nơi đây còn có đền Cô Bơ nổi tiếng linh thiêng, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, vãn cảnh mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia 2024

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia 2024
Lễ hội Mường Xia là hoạt động văn hóa đặc sắc nhằm tri ân công lao của tướng quân Tư Mã Hai Đào, người đã có công lớn trong việc diệt trừ quân xâm lược, trấn ải biên cương.

Ngôi nhà gỗ mít của người thợ già

Ngôi nhà gỗ mít của người thợ già
Bằng sự đam mê nghề nghiệp sau nhiều năm miệt mài lao động, dưới bàn tay tài hoa của người thợ mộc già, ông tự mình làm nên căn nhà bên trong hoàn toàn bằng gỗ mít...

Những bông hoa đẹp chào mừng kỉ niệm 10 năm thành lập quận

Những bông hoa đẹp chào mừng kỉ niệm 10 năm thành lập quận
Sau một buổi sáng (16/3) sôi nổi, rộn rã, 10 phường 10 vẻ khác nhau, 30 tiết mục với sự tham gia của hàng trăm ca sĩ, diễn viên, nhạc công không chuyên như những bông hoa văn hóa, văn nghệ đẹp đủ màu đã nở tung, khoe sắc trên sân khấu lớn Liên hoan tiếng hát NCT năm 2024 của quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Thanh Hóa đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Sết Boóc Mạy

Thanh Hóa đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Sết Boóc Mạy
Lễ hội Sết Boóc Mạy được đồng bào người dân tộc Thái ở Như Thanh (Thanh Hóa) gìn giữ nhằm tri ân công đức của tổ tiên. Đồng thời, truyền lại cho thế hệ sau về truyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha.

Thăm chợ có tuổi đời trên trăm năm

Thăm chợ có tuổi đời trên trăm năm
Ở TP Tân An, tỉnh Long An có một khu chợ hơn trăm năm tuổi mà ngày nay, người dân vẫn nhắc đến với tất cả thân thương - chợ cũ Tân An...

Khám phá kho cổ vật ở tòa thành đá hơn 600 năm tuổi

Khám phá kho cổ vật ở tòa thành đá hơn 600 năm tuổi
Sau nhiều cuộc khai quật, kho cổ vật hơn 600 năm tuổi hiện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) trưng bày, thu hút đông đảo du khách tham quan, chụp ảnh.
Xem thêm
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao,... đặc sắc.
Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030

Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030

Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía bắc tỉnh thanh Hóa. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 25km, có vị trí chiến lược quan trọng, thuận lợi về giao thông, nằm trên đường quốc lộ 1A là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây được biết đ
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Trong trận ra quân tại VCK U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam đụng độ đối thủ U23 Kuwait. Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait sẽ diễn ra lúc 22h30 tối nay 17/4 (theo giờ Việt Nam), trên sân Al Janoub tại Al Wakrah (Qatar).
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động