Tư vấn chính sách góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân
Sức khỏe 27/12/2022 11:33
Bệnh lý Tim mạch – Thận – Chuyển hóa đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay với số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) trên toàn thế giới lên tới 537 triệu người, bệnh nhân suy tim trên 60 triệu người và đặc biệt bệnh nhân thận mạn tính trên 850 triệu người. Bệnh lý Tim mạch – Thận – Chuyển hóa thường đồng mắc và thúc đẩy lẫn nhau làm nặng thêm tiên lượng của người bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã tham dự và phát biểu tại hội thảo |
Tại Việt Nam, tỷ lệ ĐTĐ type 2 ước tính năm 2015 là 6%. ĐTĐ type 2 gây ra gánh nặng kinh tế cho xã hội, hệ thống y tế và bản thân người bệnh. Năm 2017, tổng chi phí trực tiếp cho y tế của các bệnh nhân đái tháo đường type 2 sử dụng bảo hiểm y tế tại Việt Nam là khoảng 435 triệu USD, trong đó khoảng 70% liên quan trực tiếp điều trị nội trú, thuốc cũng như can thiệp điều trị cho biến chứng của bệnh đái tháo đường, Tuy nhiên mới chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế. Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh ĐTĐ, suy tim là một bệnh lý mạn tính thường gặp và là một gánh nặng cho hệ thống y tế ở bất kỳ quốc gia nào.Tại Việt Nam, theo ước tính của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ suy tim là khoảng 1-2% dân số. Theo một ước tính năm 2012 cho thấy chi phí hàng năm cho điều trị suy tim trên toàn cầu là khoảng 108 tỷ USD, trong đó, 65 tỷ USD thuộc về chi phí trực tiếp và 43 tỷ USD là chi phí gián tiếp. Các chi phí điều trị suy tim tương đối tốn kém, đến từ việc nhập viện tái đi tái lại, số ngày nằm viện tăng dần qua mỗi đợt. Các nghiên cứu cũng cho thấy chi phí điều trị cho suy tim sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới do tốc độ già hoá dân số và gia tăng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, ĐTĐ. Một ước tính cho thấy tỷ lệ suy tim sẽ tăng thêm 46% vào năm 2030.
Hội thảo tập trung thảo luận về một số các vấn đề cơ bản: Gánh nặng bệnh tật đối với người bệnh cả về sức khỏe và kinh tế, cũng như các vấn đề về nhân lực, tài chính đối với y tế tuyến cơ sở khi sử dụng một số thuốc mới trong điều trị ĐTĐ type 2, điều trị suy tim và các biến chứng của các bệnh này... |
Hội thảo tập trung thảo luận về một số các vấn đề cơ bản: Gánh nặng bệnh tật đối với người bệnh cả về sức khỏe và kinh tế, cũng như các vấn đề về nhân lực, tài chính đối với y tế tuyến cơ sở khi sử dụng một số thuốc mới trong điều trị ĐTĐ type 2, điều trị suy tim và các biến chứng của các bệnh này; Giải pháp để người bệnh được tiếp cận các phác đồ điều trị mới, được chăm sóc tốt hơn ở các tuyến điều trị trong điều kiện quỹ bảo hiểm y tế còn nhiều khó khăn, chưa thể chi trả.
Những thông tin và những trao đổi tại hội thảo lần này thực sự hữu ích cho các nhà quản lý, nhà chuyên môn lâm sàng trong việc tìm ra hướng đi, giải pháp bền vững để bệnh nhân ĐTĐ type 2, suy tim được tiếp cận với thuốc mới giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện tiên lượng tim mạch.
Khám và tư vấn về chế độ ăn uống và tập luyện đối với NCT mắc ĐTĐ |
Kết quả của Hội thảo sẽ góp phần tư vấn chính sách nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, phù hợp với Chiến lược chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân của Chính phủ là thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở cũng như hiện thực hóa Chương trình sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Y tế./.
Thực trạng mắc tăng huyết áp, ĐTĐ ở NCT- Tỷ lệ mắc THA ở NCT là 70,4%; tăng theo độ tuổi và tương đương nhau giữa nam và nữ. Có 28,3% đối tượng chưa biết bản thân mắc bệnh. Trong số những người đã biết mình mắc bệnh, có 18,6% chưa được điều trị và 57,0% chưa kiểm soát được huyết áp. - Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở NCT là 16,3%; tương đương nhau giữa nam và nữ, cao nhất ở nhóm tuổi 70-79. Có 15,4% người mắc ĐTĐ chưa biết mình mắc bệnh và 16,4% chưa được điều trị. - Có 56,0% NCT chỉ mắc THA đơn thuần, 1,9% mắc ĐTĐ đơn thuần và 14,4% mắc đồng thời cả THA và ĐTĐ. 2. Thực trạng các yếu tố nguy cơ tim mạch ở người cao tuổi - Tỷ lệ mắc một số yếu tố nguy cơ tim mạch chính ở NCT + Hút thuốc lá: 13,8% NCT hiện đang hút thuốc lá và 29,3% đã từng hút. + Sử dụng rượu, bia: 35,7% NCT có sử dụng rượu bia; trong đó 2,4% sử dụng quá mức. + Chế độ ăn ít rau: 10,7% NCT không sử dụng rau quả hằng ngày. + Ít hoạt động thể lực: 42,3% NCT chưa hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo. + Thừa cân béo phì: 46,1% NCT bị thừa cân, béo phì; 73,7% NCT bị béo bụng trung tâm. + Rối loạn mỡ máu: Có đến 98,4% NCT có rối loạn mỡ máu - Mối liên quan với tình trạng mắc THA, ĐTĐ: Tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn ở những người có THA, tỷ lệ béo bụng trung tâm cao hơn ở nhóm mắc ĐTĐ. Chưa tìm thấy mối liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. |