Tiền Giang: Mít tinh hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá

Xã hội 06/07/2021 11:13
Khi dịch bệnh xảy ra, tâm lí người dân sẽ tập trung mua các loại hàng hoá thiết yếu dự trữ để ứng phó với dịch bệnh như gạo, mì gói, đường, muối; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, hải sản; thịt các loại, tôm cá các loại, trứng các loại; nước uống và giấy vệ sinh, …
Do đó, cần phải xác định cụ thể mức dự trữ hàng hoá để phục vụ người dân ở từng cấp độ dịch, phòng, chống tình trạng mất cân đối cung cầu, tăng giá, ảnh hưởng đến đời sống tiêu dùng của người dân.
![]() |
Điểm bán hàng bình ổn giá lưu động tại xã Nam Du, huyện Kiên Hải. Ảnh Bảo An |
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động rà soát các nguồn lực, chuẩn bị các nguồn lực sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch; phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn trên địa bàn và các hệ thống phân phối hiện có tại các địa phương kịp thời xây dựng kịch bản, có phương án dự trữ hàng hoá thiết yếu nhằm bảo đảm các nguồn cung cấp và khả năng cung ứng đầy đủ hàng hoá, nhất là hàng hoá thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Theo đó, Sở Công Thương chủ động làm việc với các hệ thống phân phối có kho dự trữ hàng hoá đầu nguồn kinh doanh theo phân phối chuỗi tăng cường dự trữ hàng hoá hàng hoá thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân; có phương án đề xuất kịp thời đưa hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân khi có biến động cung cầu ở từng địa bàn khi cần thiết.
Ban chỉ đạo 389 các huyện, thành phố phối hợp với các lực lượng giám sát chặt chẽ địa bàn quản lí phát hiện, xử lí nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để găm hàng, đầu cơ, nâng giá, không niêm yết giá và bán không đúng giá niêm yết; sản xuất, kinh doanh buôn bán, vận chuyển hàng kém chất lượng, hàng giả,… là hàng hoá thiết yếu dùng để phòng, chống dịch bệnh và hàng hoá thiết yếu của người dân.
Dân số tỉnh Kiên Giang 1.728. 870 người. Khi dịch Covid-19 có chiều hướng xấu, trong 1 ngày sẽ cung cấp 5.780 tấn; cấp độ 1, trong 7 ngày, cung cấp 40. 457 tấn; cấp độ 2, trong 14 ngày, cung cấp 80.915 tấn; cấp độ 3, trong 21 ngày, cung cấp 121.372 tấn; cấp độ 4, trong 28 ngày, cung cấp 161.829 tấn. |
Siêu thị Co.opmart Rạch Giá chịu trách nhiệm dự trữ hàng hoá, bảo đảm trị trường thành phố Rạch Giá, thực hiện các chuyến hàng lưu động ở các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và cụm đảo huyện Kiên Hải. Siêu thị Co.opmart Kiên Giang chịu trách nhiệm dự trữ hàng hoá, bảo đảm trị trường thành phố Rạch Giá, thực hiện các chuyến hàng lưu động ở các huyện Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp và thành phố đảo Phú Quốc. Siêu thị Co.opmart Hà Tiên chịu trách nhiệm dự trữ hàng hoá, bảo đảm trị trường TP Hà Tiên, thực hiện các chuyến hàng lưu động ở các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và các xã đảo Hòn Nghệ, Tiên Hải, Sơn Hải. Siêu thị Mega Market Rạch Giá chịu trách nhiệm dự trữ hàng hoá, bảo đảm cung ứng cho hệ thống khách hàng bán lẻ của siêu thị ở các tuyến huyện, thành phố theo danh sách cung cấp hệ thống bán lẻ của đơn vị. Siêu thị Winmax và hệ thống cửa hàng tiện lợi Winmax+ chịu trách nhiệm hệ thống bán lẻ tại các cửa hàng hiện có trên địa bàn TP Rạch Giá.
Hệ thống cửa hàng tiện lợi Bách Hoá Xanh chịu trách nhiệm đảo bảo hệ thống bán lẻ tại các cửa hàng trên địa bàn các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Châu Thành, Tân Hiệp, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, TP Rạch Giá, TP Hà Tiên.
Công ty cổ phần thương mại Kiên Giang và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Kiên Giang chịu trách nhiệm dự trữ hàng hoá, bảo đảm mặt hàng gạo trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương phối hợp với các địa phương chủ động tổng hợp nhu cầu hàng hoá theo từng cấp độ dịch, rà soát tổng hợp các hệ thống phân phối trên địa bàn, kịp thời đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh thực hiện bình ổn giá theo thẩm quyền.
Thực hiện tốt từng cấp độ dịch theo phương châm 4 tại chỗ (Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hoá tại chỗ); 3 sẵn sàng (chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương).