TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Đời sống 05/03/2025 11:09
Khèn Mông được chế tác vô cùng độc đáo, thường gồm ba bộ phận chủ yếu: Bầu khèn, ống khèn và lưỡi gà. Bầu khèn được làm chủ yếu từ gỗ thông. Ống khèn được làm từ ống trúc. Ống khèn thường gồm sáu ống được gắn kết với bầu khèn bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Người thợ khéo léo đục lỗ trên mỗi ống để tạo ra các cung bậc của âm thanh, ống dài phát ra âm trầm, ống ngắn phát ra âm bổng. Chiếc lưỡi gà được làm bằng đồng. Rèn lưỡi gà được coi là công đoạn khó nhất khi làm khèn, đòi hỏi người thợ phải khéo léo, tỉ mỉ và có kĩ thuật cao, để tạo ra những âm thanh du dương, trầm bổng được.
![]() |
Thanh niên người Mông múa khèn trong ngày hội. |
Mọi công đoạn chế tác ra khèn đều được làm thủ công và không có một quy chuẩn chung nào cho việc làm khèn, các nghệ nhân đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác, chính vì thế mỗi chiếc khèn đều là một phiên bản độc đáo và duy nhất.
Diễn tấu khèn lại là cả một nghệ thuật diễn xướng độc đáo khác, đòi hỏi chất tài hoa của người nghệ sĩ, bởi khèn không chỉ là một “nhạc cụ” mà còn là một “đạo cụ”. Với người Mông, khèn cũng là đặc quyền của nam giới, phụ nữ Mông chỉ dùng kèn lá. Các chàng trai Mông ngay từ khi còn nhỏ đã được hướng dẫn cho học cách diễn tấu khèn để đến khi hơn 10 tuổi, dù lên nương hay xuống chợ đều có cây khèn trên vai tâm tình, bầu bạn.
Tiếng khèn của các chàng trai Mông đã làm say lòng không biết bao thiếu nữ, họ lấy âm thanh của tiếng khèn thay tiếng lòng muốn nói, họ dùng tiếng khèn để tự sự với chính mình, làm công cụ để trổ tài trong các cuộc vui cộng đồng, hơn thế, tiếng khèn còn là sợi dây kết nối giữa thế giới hiện thực với thế giới tâm linh, là công cụ hiện diện trong các nghi thức quan trọng của đời người. Chỉ cần nghe tiếng khèn cất lên, cả cộng đồng sẽ hướng tới, hòa mình vào từng giai điệu tạo nên sự cộng cảm đặc biệt.
Ngày nay, tiếng khèn của người Mông còn vang xa khắp nơi, tại các khu du lịch, Homestay của người Mông, vào các buổi tối thường tổ chức các tiết mục biểu diễn thổi khèn, múa khèn mang đậm bản sắc dân tộc phục vụ du khách. Thậm chí khèn Mông còn xuất hiện trong nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn.
Cùng với thầy cúng, thợ rèn, thì người làm khèn Mông, hay còn gọi là Thầy khèn, được đồng bào Mông vô cùng kính trọng. Điều đó chứng tỏ, cây khèn/tiếng khèn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mông, được coi là biểu tượng, linh hồn văn hóa dân tộc Mông.