Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục nghe ý kiến của cử tri, Đại biểu Quốc hội về môn Lịch sử
Tin tức - Sự kiện 03/06/2022 11:36
Xét Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ngày 31/5/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tiếp tục lắng nghe ý kiến của cử tri, Đại biểu Quốc hội liên quan đến Chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp trung học phổ thông.
(Ảnh minh họa) |
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tổ chức Hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; làm tốt hơn công tác truyền thông để xã hội được cập nhật đầy đủ hơn đối với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục lịch sử cho học sinh.
Trước đó, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến tiếp thu ý kiến đông đảo của cử tri, các tầng lớp nhân dân theo hướng quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp trung học phổ thông, với khối lượng kiến thức phù hợp.
Nội dung này được nhấn mạnh trong Báo cáo về “việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông” vừa được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ ngành liên quan sau khi có nhiều ý kiến cử tri, nhân dân và dư luận băn khoăn đối với quy định môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn, không phải là môn học bắt buộc.
Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến về quy định môn Lịch sử là môn bắt buộc Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy ... |
Tự chọn môn Lịch sử lợi bất cập hại Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới - ban hành năm 2018, ở cấp THPT, từ năm học 2022-2023, ngoài 7 môn học, hoạt ... |
Môn Lịch sử - Tự chọn hay bắt buộc Những ngày qua, dư luận xã hội ồn ào xoay quanh việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho học sinh cấp Trung học ... |