Thủ tướng chấn chỉnh công tác phòng chống dịch tại Kiên Giang, Tiền Giang

Ngày 13/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch với các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang – nơi tình hình dịch có nhiều diễn biến đáng lo ngại.

Ông yêu cầu hai tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp phòng chống dịch, nhất là ở cấp cơ sở, cố gắng kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 30/9; đồng thời với việc chống dịch hiệu quả thì phải chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng tình hình để trục lợi.

Thủ tướng yêu cầu trong lãnh đạo, chỉ đạo phải nắm thật chắc các chủ trương, biện pháp về phòng chống dịch, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả tới cấp huyện, cấp xã và tới người dân; tăng cường giám sát, kiểm tra - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu trong lãnh đạo, chỉ đạo phải nắm thật chắc các chủ trương, biện pháp về phòng chống dịch, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả tới cấp huyện, cấp xã và tới người dân; tăng cường giám sát, kiểm tra - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 26 huyện, thành phố, thị xã và 317 xã, phường, thị trấn thuộc 2 tỉnh.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục có các cuộc làm việc trực tuyến với các địa phương, kiểm tra đột xuất các xã, phường, thị trấn về công tác phòng chống dịch theo các Công điện 1099 và 1022 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó, trên phạm vi cả nước, công tác phòng chống dịch đã có chuyển biến tích cực, tình hình dịch cơ bản đang từng bước được kiểm soát. Tại một số địa phương có số mắc cao trong cộng đồng, tỉ lệ mắc mới, số ca tử vong trong tuần đã giảm nhiều so với tuần trước đó (Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 26,5%, Long An giảm 3%), đặc biệt, số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%.

Tuy nhiên, tại hai tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang, nhiều xã, phường, thị trấn lại chuyển từ “xanh”, “cam” thành “đỏ”, đây là điều đáng lo ngại. Do đó, Thủ tướng muốn nghe 2 địa phương này trình bày về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch, phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó, điều chỉnh các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch cho hiệu quả.

Tổ chức thực hiện có lúng túng

Bộ Y tế cho biết, tại Kiên Giang, trong đợt dịch thứ 4 đến nay, ghi nhận tích lũy 3.034 ca mắc, 25 ca tử vong. Trong 7 ngày qua, ghi nhận 1.217 ca, trong đó có 776 ca ghi nhận tại cộng đồng. So với tuần trước đó, số ca mắc tăng 559, số ca tại cộng đồng tăng 203 ca. Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 huyện có nguy cơ rất cao, 03 huyện có nguy cơ cao và 5 huyện đang ở trạng thái bình thường mới. Tại cấp xã, có 20/144 xã có nguy cơ rất cao, 32/144 xã có nguy cơ cao, 1/144 xã có nguy cơ và 91/144 xã ở trạng thái bình thường mới.

Tại Tiền Giang, kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 đến nay, ghi nhận tích lũy 12.205 ca mắc, 299 ca tử vong. Từ ngày 29/6/2021, trung bình có 190 ca/ngày, cao nhất là 234 ca/ngày. Trong 7 ngày qua, Tiền Giang ghi nhận 1.139 ca, trong đó có 138 ca ghi nhận tại cộng đồng.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo các tỉnh và một số phường tại TP. Rạch Giá (Kiên Giang) và Mỹ Tho (Tiền Giang): Số ca mắc trong cộng đồng tuần qua so với tuần trước, ngày hôm sau so với hôm trước thế nào, tăng hay giảm? Thứ hai, chu kỳ xét nghiệm là bao nhiêu ngày? Điều này rất quan trọng vì tốc độ xét nghiệm mà chậm hơn tốc độ lây lan thì không ngăn chặn được dịch. Thứ ba, tại những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội đã triển khai trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn theo các Công điện của Thủ tướng hay chưa?

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình thừa nhận còn những hạn chế trong phòng chống dịch, nhất là trong thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội chưa nghiêm túc, “chặt ngoài nhưng lỏng trong”. Tỉnh đã phát hiện, chấn chỉnh, có biện pháp khắc phục, ông Bình cho biết. Tỉnh cũng mới chỉ triển khai các tổ y tế, chưa lập các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn. Việc trả kết quả xét nghiệm PCR có lúc chậm.

Thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương phải nắm rất chắc các số liệu để lãnh đạo, chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không phải chi hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và nhiều thứ khác nữa”, Thủ tướng lưu ý các địa phương.

Với Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, ngoài các câu hỏi nêu trên, Thủ tướng hỏi kỹ về số ca tử vong trên địa bàn. Ông Vĩnh nêu một số lý do khiến có nhiều ca tử vong, như số bệnh nhân chuyển nặng chiếm tỉ lệ lớn, trong khi số lượng máy thở hạn chế, đặc biệt là khi chưa hoàn thiện được bệnh viện dã chiến và Trung tâm Hồi sức COVID-19 (ICU). Những ngày gần đây, sau khi các bệnh viện dã chiến và ICU đi vào hoạt động, công tác sàng lọc tại tầng 1 và tầng 2 tốt hơn, trang thiết bị và đội ngũ y tế đầy đủ hơn, thì số ca tử vong giảm.

Thủ tướng hỏi thêm, Tiền Giang có 37 xã, phường, thị trấn nguy cơ cao và rất cao, đã triển khai trạm y tế lưu động tại các địa bàn này chưa?

Nghe Chủ tịch Tiền Giang cho biết tỉnh đã có 2 xã triển khai điều trị F0 tại nhà, Thủ tướng nhấn mạnh: Điều trị tại nhà và lập trạm y tế lưu động là 2 việc khác nhau. “Người dân phải được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở thì mới có thể phân loại, điều trị ca bệnh sớm, giảm số ca tăng nặng, giảm tử vong. Nếu xã, phường, thị trấn nào cũng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên thì chắc chắn hệ thống y tế sẽ quá tải”, Thủ tướng lưu ý. Ông cho biết “thực sự sốt ruột” với tình hình Tiền Giang chuyển từ “xanh” sang “đỏ”.

Thủ tướng bày tỏ chưa hài lòng vì trong quá trình thực hiện, một số lãnh đạo địa phương, nhất là ở cơ sở vẫn chưa nắm chắc tình hình, không đưa ra được mục tiêu, giải pháp cụ thể; nhận thức chưa đầy đủ để thực hiện xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng, chống dịch…; đây là nguyên nhân khiến giãn cách kéo dài mà không đạt mục tiêu.

Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và từng huyện, xã đang thực hiện giãn cách phải đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng về thời gian kết thúc giãn cách và các tiêu chí cần đạt để kiểm soát dịch bệnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và từng huyện, xã đang thực hiện giãn cách phải đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng về thời gian kết thúc giãn cách và các tiêu chí cần đạt để kiểm soát dịch bệnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hết sức linh hoạt trong chiến lược xét nghiệm

Tiếp đó, theo yêu cầu của Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia y tế tại các cơ sở y tế, nghiên cứu hàng đầu của Trung ương phát biểu, nhận định tình hình và làm rõ nhiều giải pháp về phòng chống dịch để hướng dẫn, gợi ý các địa phương, nhất là các giải pháp y tế, giải pháp về xét nghiệm, điều trị.

Theo đó, các tỉnh cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, nhanh chóng dập tắt triệt để các ổ dịch, không để xuất hiện các ổ dịch mới.

Các chuyên gia khẳng định, những chuyển biến trong tuần qua trên cả nước tiếp tục khẳng định việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia và các biện pháp phòng, chống dịch đề ra là đúng đắn, kịp thời, nhất là việc chuyển hướng chiến lược, kết hợp giữa tập trung, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo với phân công, phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát trong tổ chức thực hiện đến tận cấp cơ sở; lấy xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ, người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch, chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.

Các chuyên gia lưu ý, phải xét nghiệm thần tốc toàn dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội; xét nghiệm nhiều vòng (1 vòng trong 2 đến 3 ngày) tại các khu vực nguy cơ cao, nguy cơ rất cao để phát hiện sớm nguồn lây, cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng…

Tiếp tục chuẩn bị đầy đủ cơ sở thu dung, chăm sóc điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế; bảo đảm đủ ô xy, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế cho các cơ sở y tế tại tất cả các tầng. Chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản đáp ứng và tổ chức huy động, tập huấn và phân bổ nhân lực cần thiết, đồng thời thiết lập các trạm y tế lưu động ngay tại các xã, phường, thị trấn để bảo đảm hỗ trợ y tế, điều trị người nhiễm COVID-19 trong trường hợp cần thiết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, Bộ Y tế có hướng dẫn khung nhưng không thể hướng dẫn chi tiết cho tất cả các nơi được. Do đó, lãnh đạo các tỉnh phải thảo luận rất kỹ với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), lực lượng chi viện của Bộ Y tế…, lựa chọn địa bàn trọng tâm, trọng điểm để dồn lực tập trung xét nghiệm thần tốc, “chà đi xát lại”, bóc tách F0. Phó Thủ tướng lưu ý, phải hết sức linh hoạt trong chiến lược xét nghiệm phù hợp từng nơi, sử dụng nguồn lực tối ưu nhất.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông về các giải pháp ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông về các giải pháp ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phải kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho biết, công tác phòng chống dịch thời gian qua vừa tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm. Vừa qua, tùy tình hình và diễn biến dịch, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia đã làm việc trực tuyến với toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, hoặc với 23 địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách, hoặc với TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía nam…

Thủ tướng đánh giá, qua gần 2 tháng thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, Kiên Giang và Tiền Giang đã có rất nhiều cố gắng, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, kết quả chưa được như mong muốn và dự báo tình hình có thể phức tạp hơn.

Về nguyên nhân, Thủ tướng nêu rõ, qua kiểm tra cho thấy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số nơi chưa nắm chắc, chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp; việc nắm tình hình và dự báo tình hình chưa sát; tổ chức thực hiện bị động, lúng túng, không chặt chẽ, chưa khoa học, chưa phù hợp diễn biến dịch bệnh tại địa phương; còn có những bất cập trong quản lý cách ly, di chuyển, điều trị…

Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng nhấn mạnh, các chủ trương, giải pháp đã tương đối đầy đủ, được nêu rất rõ tại các văn bản của Trung ương, nhất là các Công điện 1099 và 1102 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu các tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, giải pháp đã có, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung.

Theo đó, trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải nắm thật chắc các chủ trương, biện pháp về phòng chống dịch, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả tới cấp huyện, cấp xã và tới người dân. Phải tăng cường giám sát, kiểm tra; tỉnh kiểm tra huyện, huyện kiểm tra xã, cấp dưới kịp thời báo cáo, đề xuất cấp trên. Tăng cường tương tác qua lại giữa các cấp để phát hiện, điều chỉnh kịp thời những yếu kém, khó khăn, bất cập. Thủ tướng nhắc lại và yêu cầu phải thực hiện thật tốt các phương thức lãnh đạo của Đảng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia - rà soát, thống nhất các biểu mẫu báo cáo để bảo đảm gọn, rõ, đơn giản, sát thực tế, dễ hiểu, dễ nghe, dễ làm, dễ giám sát, dễ kiểm tra, dễ đánh giá.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thống nhất, tích hợp các nền tảng, ứng dụng (app) phục vụ phòng chống dịch (tiêm vaccine, sổ sức khỏe, xét nghiệm…) để người dân chỉ phải sử dụng 1 app, bảo đảm thuận tiện nhất. Thủ tướng đề nghị hoàn thành nhiệm vụ này trong tuần.

GS. TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
GS. TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và từng huyện, xã đang thực hiện giãn cách phải đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng về thời gian kết thúc giãn cách và các tiêu chí cần đạt để kiểm soát dịch bệnh, các giải pháp để đạt mục tiêu. Trên cơ sở thực hiện nghiêm các Công điện của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế, việc tổ chức thực hiện có thể phân tán, phân cấp tới tận thôn, bản, tổ dân phố… tùy tình hình cụ thể. Cùng với đó là các biện pháp bảo vệ vùng xanh, phát triển kinh tế-xã hội tại những nơi an toàn…

“Phải kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, cố gắng chậm nhất là ngày 30/9”, Thủ tướng yêu cầu.

Việc kiểm soát, ngăn chặn lây lan phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Mỗi địa phương có chiến lược xét nghiệm phù hợp tình hình. Xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của virus, nhanh chóng phát hiện, phong tỏa nguồn lây, phân loại, chăm sóc, điều trị F0 phù hợp, hiệu quả, tập trung điều trị những ca bệnh nặng, có bệnh nền, phụ nữ có thai, người cao tuổi, những người có nguy cơ cao… Những nơi giãn cách và tăng cường giãn cách phải xây dựng ngay trạm y tế lưu động để người dân tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay từ cơ sở, những nơi chưa thực hiện giãn cách cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để triển khai ngay khi cần. Tăng cường lực lượng y tế, nếu thiếu phải báo cáo ngay. Siết chặt kiểm soát nguồn lây từ bên ngoài.

Làm thật tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, an toàn, an ninh, an dân; tăng cường thông tin - tuyên truyền để người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, hướng dẫn về chăm sóc, điều trị người bệnh… theo hướng đơn giản, dễ hiểu, từ ngữ giản dị để “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”.

Thủ tướng nhấn mạnh, ý thức của người dân trong phòng ngừa dịch bệnh là rất quan trọng, vì vậy phải tuyên truyền, vận động để người dân chủ động tự bảo vệ mình, không bị nhiễm dịch bệnh; khi có vaccine thì tích cực tham gia tiêm chủng, “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”; thực hiện nghiêm 5K; người dân có thể được hướng dẫn tự xét nghiệm, tự điều trị khi cần thiết, kết hợp đông y và tây y, cổ truyền và hiện đại trong điều trị…

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Kiên Giang và Tiền Giang. Về các đề xuất của địa phương, Thủ tướng giao Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các địa phương lân cận hỗ trợ, nhất là cấp xã, về y tế, bảo đảm an ninh trật tự, an sinh xã hội… Các tỉnh có thể báo cáo, đề xuất với Tổ công tác hoặc báo cáo, đề xuất trực tiếp các Bộ trưởng để xử lý theo nhiệm vụ được phân công.

Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời với việc chống dịch hiệu quả thì phải chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng tình hình để trục lợi, nhất là trong mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm…, các cơ quan chức năng thấy có dấu hiệu sai phạm phải kịp thời phát hiện, vào cuộc kiểm tra, xử lý ngay.

Chính phủ, các bộ, ngành đang rất tích cực triển khai các giải pháp để có nhiều vaccine và thuốc điều trị bằng mọi kênh, mọi biện pháp. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tính toán, phân bổ và tổ chức tiêm vaccine khoa học, an toàn, hiệu quả, kịp thời; chủ động chuẩn bị vaccine cho những năm tới và vaccine cho trẻ em. Phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, ý thức người dân là quan trọng, Thủ tướng nhắc lại.

“Rất mong các tỉnh, các huyện, các xã đánh giá lại, phát huy những việc làm tốt, rút kinh nghiệm những việc chưa làm tốt, chỉ ra nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để làm tốt hơn. Chủ trương, biện pháp đã đầy đủ, tôi nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện thật tốt từ tỉnh tới huyện, xã và thôn, ấp, tổ dân phố…, các bộ ngành phối hợp, giúp đỡ để 2 tỉnh thực hiện được mục tiêu của mình trong phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Thủ tướng phát biểu.

Theo baochinhphu.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với ông Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.
Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ đề xuất lực lượng Cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tin khác

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới
Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3
Ngày 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật.

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang
Sáng 24/3, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Dự hội nghị có: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh Tiền Giang và các địa phương, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông
Liên quan đến các yêu sách ở biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần. Theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt
Ngay sau khi nhận được tin về vụ tấn công, Đại sứ quán đã triển khai ngay công tác bảo hộ công dân, cử người đến hiện trường và từ đêm cho đến 5h ngày 23/3 đã giải cứu được 12 người Việt, đưa họ về nhà an toàn.

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022...

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành
Theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu cán bộ là “cái gốc của mọi công việc” thì đối với từng cán bộ, phẩm chất tài, đức phải song hành, trong đó “đức phải là cái gốc”. Muốn cành, lá không bị sâu, bệnh thì cái “gốc đạo đức” phải được vun xới không ngừng nghỉ.

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng
Sáng ngày 21/3/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để thực hiện các nội dung:

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ
Ngày 20/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026; xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Hoàng Thị Thuý Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Lời cam kết của Chủ tịch tỉnh và cơ hội mở rộng hợp tác sang thị trường tỷ dân

Lời cam kết của Chủ tịch tỉnh và cơ hội mở rộng hợp tác sang thị trường tỷ dân
“Với phương châm mến khách, thấu hiểu đối tác, mong muốn hợp tác, phát triển bền vững, Sóc Trăng luôn chào đón, cam kết sát cánh và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên địa bàn tỉnh”, Chủ tịch Sóc Trăng Trần Văn Lâu cam kết.

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bế mạc phiên họp thứ 31: Quốc hội xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn

Bế mạc phiên họp thứ 31: Quốc hội xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn
Chiều 19/3, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 31, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 3,5 ngày họp tập trung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên họp thường kỳ tháng 3; đồng thời cho ý kiến, xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga
Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin.
Xem thêm
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh,
Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng
Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Phiên bản di động