Lòng từ thiện đang... sai hướng

Trong mắt người già 01/04/2025 09:27
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, người dân được nghỉ 5 ngày và nhiều gia đình, cá nhân lên kế hoạch đi du lịch. Tuy nhiên, giá vé trên hệ thống website của các hãng bay nội địa với hành trình bay dịp lễ 30/4 và 1/5 đã bắt đầu "nóng" lên. Ví như, chặng Hà Nội - Đà Nẵng của Vietnam Airlines, giá vé hạng phổ thông ngày thường dao động từ 1,8 - 2 triệu đồng/vé, nhưng vào dịp lễ mức giá nhảy vọt lên 2,5 triệu đồng/vé, tăng khoảng 25 - 38%. Với chặng Hà Nội - Phú Quốc do Vietjet khai thác có mức giá dịp lễ cao gấp hơn 2 lần so với ngày thường. Trong khi đó, Bamboo Airways niêm yết giá vé chặng Hà Nội - Nha Trang lên đến 3,7 triệu đồng/vé, tăng gần 2,5 lần so với mức giá thông thường.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Tương tự, chặng TP Hồ Chí Minh - Phú Quốc cũng tăng giá. Nếu bay vào đúng ngày 30/4 và trở về ngày 4/5, giá vé khứ hồi thấp nhất từ các hãng như Vietjet, Bamboo Airways và Vietnam Airlines dao động từ 3,6 - 4 triệu đồng, cao gấp đôi so với ngày thường khoảng 1,8 - 2 triệu đồng/vé. Ngoài ra, các điểm đến du lịch, nhiều chặng bay khác trong dịp lễ cũng tăng giá khoảng 30%.
Trên các tuyến quốc tế, giá vé cũng tăng mạnh. Chặng Hà Nội - Bangkok (Thái Lan) ngày thường, giá vé hạng phổ thông của các hãng nội địa Vietnam Airlines, Vietjet dao động 2,2 - 3 triệu đồng/vé, còn các hãng quốc tế ThaiAirways, AirAsia... từ 1,5 - 3,8 triệu đồng/vé. Đến dịp lễ, mức giá tăng lên 3,1 - 5,1 triệu đồng/vé hãng nội địa và 2,8 - 5 triệu đồng/vé hãng quốc tế.
Như vậy, kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay dự báo việc đi lại, nhất là các chuyến bay sẽ “nóng” hơn các năm trước. Việc tăng giá vé máy bay lên cao cho chặng đến các khu du lịch nổi tiếng trong nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khách du lịch, tới ngành du lịch, tới việc kích cầu sản xuất, dịch vụ vốn chưa thực sự lấy làm “khoẻ mạnh” của nền kinh tế nước ta.
Được biết, hiện các hãng bay Vietnam Airlines, Vietjet có thị phần chiếm lĩnh ở thị trường nội địa; còn lại Vietravel Airlines, Pacific Airlines, Vasco, Bamboo Airways hiện ít máy bay. Vì thế, khả năng tăng thêm máy bay để cạnh tranh về giá vé sẽ rất khó. Cạnh đó, các hãng bay đang tận dụng dịp cao điểm để gia tăng doanh thu khi khách đi lại cao, miễn không vượt giá trần theo quy định.
Việc giải thích của các hãng bay xem ra không sai. Chỉ có điều, dư luận thấy rõ việc giá vé máy bay tăng cao ngất ngưởng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 lại trở thành “rào cản” trước hết cho ngành du lịch. Điều đó cho thấy, việc các hãng bay cùng với các công ty du lịch hình như chưa “ngồi lại” với nhau để tìm ra tiếng nói chung cùng nhau phát triển. Qua sự việc trên, dư luận thấy buồn khi các ngành kinh tế ở nước ta hình như mạnh ai nấy làm, mà thiếu hẳn một “trọng tài” đích thực điều khiển.