“Quyền lực mềm” của già làng Tây Nguyên

Trong những bài cúng bến nước cổ xưa của cộng đồng người Mạ tại Tây Nguyên có câu: Cồng chiêng ơi, ta đứng về phía các tù trưởng oai phong tốt bụng, về phía rừng xanh bất tận và hãy ngân vang lên cho tiếng suối chảy trong lành đổ ra sông Đồng Nai bất tận… để được an vui suốt đời. Còn hiện nay, theo chúng tôi biết, tại xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông có các già làng K’Măng, K’Ngun, K’Tiêng đang ra sức gom vốn văn hóa cồng chiêng cho đồng bào và quê hương mình…
Giờ đây, nếu có một đô thị bậc trung Tây Nguyên nào ẩn giấu nhiều bon, làng cổ cho người ta cái cảm giác trẻ hóa nhất, thì đó là TP Gia Nghĩa, được thành lập vào ngày 1/1/2020. Từ Quốc lộ 14, để tìm kiếm các già làng K’Măng, K’Ngun, K’Tiêng - ba người Mạ tuổi cao biết “dạy tiếng” cho chiêng còn sót lại, chúng tôi phải vượt quãng đường hơn 10 km để lên bon N’Jiêng, xã Đăk Nia.

Địa hình nơi đây khá bằng phẳng, đường nhỏ, cây nhỏ, nhà cũng nhỏ. Chỉ cần rẽ vào con đường bê tông trung tâm bon, là cả một quần thể ngụ cư của người Mạ hiện ra như ở đó từ bao đời: Vẫn bậc thang gỗ đẽo chênh vênh nửa bàn chân, vẫn cối giã gạo bên chái nhà, và bầy heo nái, heo con, gà, dê nằm dài hoặc chạy loăng quăng bên chân cột... Cả N’Jiêng là một hình hài “ăn theo” xã Đăk Nia đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020 - bon quá đỗi êm đềm - một nốt trầm giữa bản “hip-hop” náo nhiệt của một chốn cách phố thị hiện đại không xa.

 Già làng K’Măng (bên trái), già làng K’Tiêng chơi chiêng.
Già làng K’Măng (bên trái), già làng K’Tiêng chơi chiêng.

Chưa hết ngỡ ngàng khi đứng trước ngôi nhà được “người chỉnh chiêng giỏi nhất Gia Nghĩa”, già làng K’Tiêng càng khiến chúng tôi kinh ngạc hơn. Vừa giới thiệu chủ - khách, già K’Tiêng khoác bộ áo dân tộc ra ngoài chiếc áo phông, rồi nhảy lên xe máy phi vèo đi. Bà Quản Thị Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Nia, vội giải thích với chúng tôi: “Già làng K’Tiêng đi “lệnh” trưởng bon tập hợp đội chiêng về để chơi cho hai chú thưởng thức”.

Trong lúc đợi già làng K’Tiêng, bà Ngọc cho biết: “Già K’Tiêng vốn là “kiến trúc sư trưởng” của ngôi nhà rông dân tộc Mạ dựng ở khu Trung tâm văn hóa cộng đồng các dân tộc TP Gia Nghĩa. Chính thời gian làm nhà rông là lúc già K’Tiêng phục dựng lại đội cồng chiêng của xã Đắk Nia”.

Khoảng mươi phút sau, đội chiêng già K’Tiêng đã tập hợp đủ. Những gương mặt nông dân sạm đen, gân guốc nhưng đầy vẻ hiền lành, chất phác vừa từ trên rẫy về. Họ vây quanh già làng K’Tiêng, chăm chú nhìn vào chiếc chiêng nhỏ nhất già thúc làm hiệu lệnh...

Tiếng chiêng vang lên bình boong như là có ánh sáng linh động va đập liên miên gọi hồn rừng Tây Nguyên hiện về. Thật kì lạ, cũng như mọi sự vật hiện tượng dù phức tạp mấy, người ta cũng chỉ gói gọn được trong vài từ tên gọi, thì linh hồn một xứ sở cũng có thể gói được trong một sắc âm thanh. Tiếng chiêng người Mạ gọi lên sắc Tây Nguyên, tiếng cồng gọi lên sắc Mường, Thái ngoài Hòa Bình. Tiếng sáo Mông âm u thầm trầm gọi lên cái hồn núi rừng Tây Bắc...

Không phải lần đầu nghe biểu diễn cồng chiêng ở Tây Nguyên, nhưng có lẽ là lần đầu chúng tôi bị tiếng chiêng mê hoặc.

 Già làng K'Ngun làm chủ lễ cúng bến nước.
Già làng K'Ngun làm chủ lễ cúng bến nước.

“Nhạc trưởng” K’Tiêng cũng lim dim đôi mắt, có lúc nhắm nghiền mắt lại để nghe tiếng cả dàn chiêng. Đấy là lúc đôi tai già đang kiểm soát âm thanh của 13 chiếc chiêng. Chợt già ngoảnh đầu đưa mắt nhìn H’rưng đang cầm một chiếc chiêng La (chiêng không có núm). H’rưng vội vã đưa ngay chiếc chiêng tới trước mặt “nhạc trưởng”. Già K’Tiêng vật ngửa chiếc chiêng ra, tay rút một khúc gỗ tròn nhỏ ở trong túi áo, gõ cạch cạch gần tâm chiêng. Xong, già lấy nắm tay mình gõ thử, gật gật gù gù rồi đưa lại chiêng cho H’rưng. Hóa ra chiếc chiêng của H’rưng “có bệnh” (co ngót do thời tiết, hoặc cong vênh do chơi nhiều) nên sai tiếng. Già K’Tiêng dùng khúc gỗ nhỏ gõ lại để chỉnh tiếng.

Chiếc chiêng của H’rưng trước và sau khi chỉnh tiếng thế nào, những cái tai của chúng tôi là tai ngoại đạo, không biết mô tê ra sao. Già làng K’Tiêng lại nhắm nghiền mắt, lúc sau già lại tìm ra tiếng sai của một cái chiêng khác, khúc gỗ nhỏ của già lại có dịp ra tay lạch cạch...

Đến mảnh đất xa xôi này, chúng tôi còn biết già làng K’Ngun, bon Tinh Wel Đơm đã hơn một tuần nay rồi vẫn lục tục “cầm theo” một đội chiêng cổ đi khắp các bon làng trong xã nhà Đắk Nia, ngoài TP Gia Nghĩa cử hành cúng bến nước cho cộng đồng người Mạ mình. Sớm nay mới đúng giờ tốt, ngày tốt đã chọn kĩ càng từ trước nên già làng K’Ngun rất ung dung tự tại “chỉ huy” đội cồng chiêng chơi bài gọi các vị thần về bên bờ suối Lin Đel thụ lễ, hưởng lộc cúng bến nước mà đồng bào Mạ bon Tinh Wel Đơm của mình dâng.

Tiếp chuyện chúng tôi, cụ K’ Krơng tỏ bày: “Người Mạ mình thờ thần nước như thờ tổ tiên nhà mình vậy. Do đó, từ đầu tháng 3 đến giữa tháng tư dương lịch khi thóc đầy bồ, ngô đầy gùi, cà phê đầy kho thì đồng bào mình lại nhờ ơn già làng K’Ngun sáng suốt điều khiển tiếng chiêng chỉ bảo cả bon cùng nhau tổ chức Lễ cúng bến nước để tạ ơn “Thần nước”. Chính vì thế mà đồng bào Mạ mình sùng bái già làng K’Ngun như là tôn kính thần linh vậy”.

Chúng tôi biết các già làng của người Mạ không phải là thần linh, nhưng các già làng luôn luôn là chỗ dựa tinh thần cho cả cộng đồng. Bon làng người Mạ nào có nhiều già làng như các già làng K’Ngun, K’Tiêng, bon làng đó ắt giàu sang hơn, hùng mạnh hơn.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thông thường mỗi bon người Mạ ở đây đều có một vị già làng cầm trịch cồng chiêng lễ như già làng K’Ngun. Mặc dù đã trải qua 85 mùa hoa pơ-lang nhuộm đỏ núi rừng, nhưng già K’Măng ở bên bon N’ Jriêng hiện tại vẫn là một trong những vị già làng dạy tiếng cho chiêng lễ, chiêng hội nổi tiếng khắp vùng.

Trò chuyện với chúng tôi, già làng K’Măng thổ lộ: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại 18 năm rồi. Nhưng sự thực, đồng bào Tây Nguyên nói chung, người Mạ nói riêng từ xưa tới nay đâu có biết làm chiêng, chỉ biết sang Lào hoặc về xuôi mua chiêng, rồi đem về giao cho các vị già làng quản thúc “dạy tiếng” cho chiêng, biến nó thành một loại nhạc cụ cổ truyền không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh”.

Tạm biệt xã Đắk Nia, nói lời hẹn gặp thành phố trẻ Gia Nghĩa, xa dần tiếng chiêng của người Mạ và hình ảnh các già làng K’Tiêng, K’Măng, K’Ngun dáng vóc vững chãi với nước da đồng hun, mà lòng chúng tôi sao không yên. Rồi mai này, khi ba vị già làng tốt bụng này cũng chỉ còn trong chuyện kể, những dàn chiêng không còn ai “dạy tiếng” có khác chi những dàn chiêng nằm trong các bảo tàng hay các bộ sưu tập tư nhân - những dàn chiêng “chết” khi vĩnh viễn rời xa không gian văn hóa của chúng?.

Phóng sự của Tô Văn Binh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.
Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Lai Vung 1 là mốc son đánh dấu sự lớn mạnh của nhà trường và ghi nhận những nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường qua các thế hệ.
Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tin khác

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh
Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, ngành du lịch tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới.

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”
Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
Hơn 100 thầy thuốc trẻ sẽ tham gia khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân, người cao tuổi, người có công, gia đình chính sách và người lao động phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc
Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX
Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?
Ý tưởng chia sẻ và sử dụng xe đạp công cộng cũng nhằm giúp giảm khí thải, bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. Một số địa phương trong nước như Hội An được một số tổ chức nước ngoài tài trợ xe đạp bằng bàn đạp, xe đạp điện hoặc Đà Nẵng, ngành Giao thông vận tải tổ chức mô hình xe đạp công cộng nhằm tạo sự an toàn đồng thời thúc đẩy người dân và du khách dùng xe đạp…

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4
Ông Lê Văn Đờn (68 tuổi) là người có uy tín của thôn T4, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, cả đời gắn bó với đồng bào dân tộc Ba Na, giúp bà con xóa đói nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những việc làm tận tâm, tận lực.

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng
Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 thật sự có ý nghĩa đối với nhiều thế hệ giáo viên (GV), học sinh (HS) Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vì đây cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thành lập trường. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường cùng tập thể GV, HS thật sự vui mừng khi được đón tiếp nguyên hiệu trưởng, các thầy cô giáo các thời kỳ về dự lễ rất đông đủ.

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.
Xem thêm
Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.
Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và trong nhóm 10 địa phương thu cao nhất cả nước.
Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Lai Vung 1 là mốc son đánh dấu sự lớn mạnh của nhà trường và ghi nhận những nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường qua các thế hệ.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11,
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Phiên bản di động