"Ông đồ" "bà đồ" sẵn máy sấy phục vụ người xin chữ đầu năm
Văn hóa - Thể thao 26/01/2020 14:42
Đã như một thông lệ, cứ đến dịp đầu năm là hàng ngàn người dân Thủ đô lại đổ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ đầu năm với mong muốn những điều tốt lành đến với mình...
Người người xếp hàng mua vé vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Giá vé cụ thể: 30.000 đồng/ người lớn; trẻ em dưới 15 tuổi được miễn phí; học sinh, sinh viên, người cao tuổi đều được giảm giá
Xếp hàng mua giấy chờ xin chữ trong Văn Miếu - sáng mùng Hai Tết, do thời tiết lạnh, nên người xin chữ không đông như mọi năm
Đa số người cho chữ trong Văn Miếu đều còn trẻ
Tục xin chữ đầu năm để cả năm đón tài lộc, may mắn
Nhiều người cũng xin chữ mong muốn học hành thành công, đỗ đạt. Việc xin chữ trong Văn Miếu vẫn giữ được truyền thống là phải chờ chữ khô...
Trang trọng nghi lễ dâng hương các bậc tiên hiền đang được thờ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Các cụ cao niên trong trang phục truyền thống. Thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã đóng góp công sức và trí tuệ cho bảo tồn, xây dựng và phát huy giá trị di tích đặc biệt quan trọng này.
Xin chữ đầu năm đã trở thành một nét văn hóa đẹp, không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân của người Hà Nội...
Phía bên Hồ Văn, việc xin chữ cũng diễn ra tấp nập hơn.
Hai em bé được ông đồ viết tặng chữ "Ngoan" với mong muốn các em ngoan ngoãn, chăm học, biết giúp đỡ bố mẹ
Những nét chữ tượng hình còn lạ lẫm với các em nhỏ...
Nếu ở Văn Miếu, người xin chữ phải tự hong cho chữ khô thì bên hồ Văn, các ông đồ đã chuẩn bị sẵn máy sấy. Việc xin chữ đến lúc hoàn thành chỉ mất chưa đến 5 phút...
Bên hồ Văn còn có nữ sư thầy với những nét chữ thư pháp bay bổng
Tò he - thứ đồ chơi dân gian dân dã luôn được các em nhỏ đặc biệt yêu thích
Trong khu vực hồ Văn còn trưng bày rối nước đặc trung của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nụ cười đầu xuân của người cao tuổi tại lễ hội Văn Miếu đầu năm