Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân mạnh mẽ, giàu trí tuệ

Xã hội 10/03/2025 08:46
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, vừa qua, việc xây dựng nhà ở xã hội đã có kết quả, tiến bộ, chuyển biến nhất định, nhưng so với yêu cầu, mong muốn thì chưa đạt; trên địa bàn cả nước đã có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn. Tuy nhiên, còn nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng kí tại Đề án. Việc giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội còn chậm và có khó khăn. Vẫn còn vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, chỉ định thầu, tín dụng, chính sách ưu đãi…
Để tạo chuyển biến tích cực, rõ nét sau hội nghị, đạt được mục tiêu đề ra, Thủ tướng chỉ rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với các Bộ, ngành, địa phương.
Thứ nhất, về thể chế, Bộ Xây dựng chủ trì, rà soát lại thể chế, quy trình, thủ tục vướng mắc ở điểm nào, ai giải quyết, làm trong bao lâu, khi nào có kết quả, "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm"; vướng mắc tại các luật, nghị định, thông tư thì cơ quan nào phải sửa và đề xuất Chính phủ, trình Quốc hội. Nhấn mạnh lĩnh vực ưu đãi phải có chính sách ưu đãi, việc này phải trình trong tháng 3, chậm nhất trong tháng 4.
![]() |
Thứ hai, về quy hoạch, các địa phương phải quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch nhà ở xã hội phù hợp, chậm nhất trong quý II phải xong, nếu vướng mắc thì đề xuất. Các địa phương có kế hoạch, chủ động giao đất cho các chủ đầu tư.
Thứ ba, Bộ Xây dựng rà soát lại tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức liên quan nhà ở xã hội (như chiều cao, vật liệu xây dựng…). Cần thiết kế mẫu mã phù hợp từng vùng miền để có thể nghiên cứu việc tiến hành sản xuất hàng loạt, sử dụng các cấu kết lắp ghép để thi công nhanh; giao cho các doanh nghiệp lớn triển khai, góp phần phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhà ở xã hội như sản xuất cấu kiện thép, bê tông…
Thứ tư, về hạ tầng, các địa phương phải phát triển đồng bộ hạ tầng, đáp ứng yêu cầu, nếu cần thì đầu tư công; có thể chỉ định thầu đồng bộ giữa dự án nhà ở xã hội và dự án hạ tầng, quan trọng là phải phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thứ năm, về cơ chế vốn cho dự án nhà ở xã hội, cần nghiên cứu mức lợi nhuận phù hợp (hiện 10%), có thể tăng nhưng quan trọng là dự án phải làm nhanh, kịp thời, "thay vì phải thủ tục mất 3 năm thì chỉ làm trong 1, 2 tháng sẽ giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ".
Thứ sáu, về huy động nguồn lực, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Bộ Tài chính, hoàn thành việc lập quỹ nhà ở quốc gia trong tháng 3/2025. Thực hiện phê duyệt danh sách người được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội trên cơ sở dữ liệu dân cư tích hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí.
Thứ bảy, Văn phòng Chính phủ chủ trì, rà soát, cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong năm 2025.
Thứ tám, Bộ Xây dựng giao Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội, với giải thưởng từ ngân sách Nhà nước, triển khai trước 30/4/2025.
Thứ chín, nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thứ mười, các cơ quan báo chí truyền thông đẩy mạnh các chương trình thúc đẩy nhà ở xã hội, tạo động lực, truyền cảm hứng cho toàn xã hội, người dân, doanh nghiệp, biểu dương những cách làm hay, kinh nghiệm tốt…
Về các kiến nghị, Thủ tướng giao VPCP tổng hợp, báo cáo để Chính phủ đề xuất có thẩm quyền với các nội dung vượt thẩm quyền của Chính phủ (như liên quan đấu thầu, chỉ định thầu, giao đất, mô hình tài chính phù hợp, mức lợi nhuận phù hợp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố mở rộng vốn cho doanh nghiệp, ưu đãi hạ tầng, thủ tục hành chính…); trong đó có đề xuất ban hành nghị quyết của Chính phủ để thí điểm chỉ định thầu trong thực hiện dự án nhà ở xã hội. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp triển khai các dự án nhà xã hội thực hiện đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.
Với các địa phương, phải thành lập Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội. Đối với các dự án đã khởi công xây dựng thì phải quyết tâm hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay trong năm 2025. Các địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, gương mẫu, đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, hoàn thành mục tiêu được giao tại đề án. Riêng TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, mỗi địa phương phải hoàn thành 100.000 căn hộ tới năm 2030 (chỉ tiêu hiện tại là TP Hồ Chí Minh gần 67.000 căn, Hà Nội gần 45.000 căn)…