Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lí hô hấp mạn tính, người bệnh phải lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, có nên đi bộ không, cần chú ý những gì để hạn chế đợt cấp của bệnh COPD...

Người bệnh COPD nên tập thể dục thường xuyên, vừa sức. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy các loại bài tập tốt nhất cho người bị COPD phụ thuộc vào sức khỏe tình trạng bệnh của từng người. Có thể người bệnh COPD tập kéo giãn, tập nhịp điệu, yoga, đi bộ nhanh, đi bộ chậm... do đó tập thể dục nên có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh COPD cần chú ý nên tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nhờ đó các bắp thịt chắc khỏe hơn, các cơ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn, cơ thể dẻo dai hơn, lâu mệt hơn và giảm bớt nhu cầu oxy, giảm bớt cảm giác khó thở.

Ngoài ra, tập thể dục đều đặn với người bệnh COPD còn giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống loãng xương, chống teo cơ cứng khớp… Hiệu quả của thể dục và vận động đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được các nhà khoa học chứng minh rất rõ rệt và là một phần trong chương trình điều trị của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đối với việc đi bộ cũng rất tốt cho người bệnh COPD. Nhưng trước hết mỗi bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hô hấp trước khi bắt đầu tập vận động. Chỉ nên tập vừa với sức mình, mọi sự cố gắng quá mức đều không tốt.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?

Nếu cảm thấy mệt lúc đang đi bộ hoặc đang tập thể dục có thể tạm nghỉ ngắn rồi tiếp tục vận động. Nên đặt ra chỉ tiêu cho mỗi lần tập, lần sau cao hơn lần trước, ví dụ hôm nay đi bộ được 15 phút thì sẽ cố gắng đạt 20 phút ở những lần sau và cứ thế tăng dần. Điều này giúp bệnh nhân tăng dần khả năng vận động và có cảm giác vui khi hoàn thành công việc. Nếu chưa hoàn thành được bài tập, đừng quá thất vọng, chán nản: bệnh nhân sẽ thích nghi dần với việc luyện tập.

Cần phải kiên nhẫn tập luyện, hiệu quả của vận động thường chưa thấy được qua vài lần tập đầu mà chỉ xuất hiện sau vài tuần.

Hằng ngày đi bộ nhanh (đi nhanh nhất có thể nhưng đừng chạy và cũng không cần phải gắng sức quá mức). Đi nếu mệt thì dừng lại nghỉ khi nào hết mệt thì đi lại tiếp tục. Thời gian đi ít nhất 30 phút - 1 giờ, tùy theo khả năng. Vào thời gian mát mẻ buổi sáng hoặc buổi tối. Ở khu vực thoải mái an toàn không có xe cộ.

Với người bệnh nặng có thể giảm thời gian luyện tập, hoặc tập thở bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức…

Cần chú ý, mỗi người bệnh COPD đều rất khác biệt nhau ở mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe chung, các bệnh lí đi kèm… vì vậy mỗi bệnh nhân chọn lựa loại hình tập vận động, cường độ luyện tập và tốc độ luyện tập sao cho phù hợp với từng người.

Người bệnh COPD cần chú ý những gì?

Việc dùng thuốc cần theo chỉ định của các bác sĩ. Người bệnh COPD cần chú ý đến chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng đạm và chất béo. Nên dùng chất béo có lợi vì ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 máu, nó còn cung cấp năng lượng cao hơn. Các loại chất béo tốt cho người bệnh COPD nên có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế chất béo có nguồn gốc từ gia cầm, động vật có vú, nội tạng động vật…

Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả, đặc biệt là rau củ giàu vitamin A, E, C. Trái cây tươi, rau xanh không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn góp phần giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, hạn chế táo bón.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý tránh ăn quá nhiều tinh bột, các thực phẩm dễ sinh hơi. Đó là hành tây, gia vị cay nóng như hạt tiêu, tỏi, ớt… Chế độ ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, trong khi đó thức ăn dễ sinh hơi sẽ gây trướng bụng, khiến bệnh nhân khó thở, trào ngược...

Lời khuyên thầy thuốc

Tùy vào từng giai đoạn COPD, tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ và các bệnh lí đồng nhiễm có thể xảy ra như: Cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… mà người bệnh sẽ theo phác đồ điều trị khác nhau, tập trung phối hợp giữa các biện pháp: Tránh hút thuốc lá, sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm chủng đầy đủ, chế độ sinh hoạt - dinh dưỡng lành mạnh và tham gia phục hồi chức năng hô hấp.

Khi thấy có dấu hiệu bất thường, các triệu chứng kéo dài dai dẳng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhằm giảm nguy cơ biến chứng COPD.

Tóm lại: Hiện không có cách điều trị COPD khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị duy trì ở trạng thái ổn định nhất, ngăn chặn bệnh không tiến triển thể nặng, kiểm soát triệu chứng, giảm khó thở, giảm thiểu biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khi mắc COPD, người bệnh sẽ có các triệu chứng: Khó thở; Ho mạn tính hoặc khạc đờm có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá, khói của nguyên liệu, các khói bụi nghề nghiệp.

Người bệnh hay bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần; Ngực có cảm giác đau, thắt chặt; Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài; Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh... Nếu có những triệu chứng này thì nên đến gặp bác sĩ.

Các triệu chứng của COPD đôi khi được cải thiện khi người bệnh ngừng hút thuốc, dùng thuốc điều trị thường xuyên, hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi. Tuy nhiên, phổi vẫn bị hư hại và không bao giờ có thể hoàn toàn trở lại bình thường. Khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống khỏe.

Đức Hiệp (st)

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Một số lợi ích sức khỏe khi ăn trứng mỗi ngày

Một số lợi ích sức khỏe khi ăn trứng mỗi ngày

Trứng là một loại protein bổ dưỡng, có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nếu ăn trứng hằng ngày...
Lí do nam giới mắc gout cao gấp 10 lần nữ giới

Lí do nam giới mắc gout cao gấp 10 lần nữ giới

Bệnh gout đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Tỉ lệ mắc bệnh gout ở nam cao gấp nhiều lần so với nữ, nguyên nhân phần lớn do sinh lí và lối sống.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Đặc biệt, trong thời gian qua, cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã triệt phá một số đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, bao gồm cả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí cho Nhân Dân

Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí cho Nhân Dân

Bộ Y tế định hướng mục tiêu từ 2026 - 2030, 100% người dân được khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần, được lập sổ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe trong suốt vòng đời.
Cần quan tâm các bệnh về mắt ở người cao tuổi

Cần quan tâm các bệnh về mắt ở người cao tuổi

Thời gian và lão hóa làm cơ thể con người nói chung, đặc biệt là sức khỏe của đôi mắt bị suy giảm một cách đáng kể. Làm thế nào để có một đôi mắt luôn luôn khỏe mạnh và giảm được các bệnh tật về mắt là điều cần thiết.

Tin khác

Những bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm thuốc tiềm năng chữa ung thư của Mỹ có tín hiệu tốt

Những bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm thuốc tiềm năng chữa ung thư của Mỹ có tín hiệu tốt
Nghiên cứu VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống RBS2418, do Công ty dược sinh học Riboscience (Mỹ) phát triển, có sự tham gia của các chuyên gia từ Đại học Stanford (Mỹ). VISTA-1 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào tháng 9/2024 và Bộ Y tế Việt Nam cấp phép vào tháng 12/2024.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch giai đoạn giao mùa
Bộ Y tế vừa có công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.

Ngày hội “Giọt hồng Kim Sơn” đã tiếp nhận 464 đơn vị máu

Ngày hội “Giọt hồng Kim Sơn” đã tiếp nhận 464 đơn vị máu
Hưởng ứng “Tháng Nhân đạo” năm 2025, chào mừng ngày Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5), sáng 27/4/2025, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) đã tổ chức Ngày hội HMTN “Giọt hồng Kim Sơn” đợt 2/2025.

Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage

Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage
Massage giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh nếu không cẩn trọng. Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân an toàn.

Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025

Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025
Nhằm chủ động ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 525/KH-BYT ngày 22/4/2025 về truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025.

Huyện Kim Sơn đã có 9 ca hiến giác mạc thành công đầu năm 2025

Huyện Kim Sơn đã có 9 ca hiến giác mạc thành công đầu năm 2025
Từ ngày 15-20/4/2025, trên địa bàn huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) đã có 3 ca hiến giác mạc (HGM). Lũy kế từ đầu năm 2025 đến nay, toàn huyện có 9 ca HGM thành công, nâng tổng số ca đã HGM tại Kim Sơn lên 448 ca.

Người cao tuổi không ăn cơm lợi ít, hại nhiều

Người cao tuổi không ăn cơm lợi ít, hại nhiều
Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác...

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại
Trong bối cảnh ngành công nghiệp thẩm mỹ toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, khi khái niệm “làm đẹp” không còn chỉ đơn thuần là cải thiện ngoại hình mà đã trở thành biểu hiện của một lối sống khỏe mạnh, hiện đại và thông minh – thì sự kiện hội thảo khoa học với chủ đề “Cách mạng làm đẹp không xâm lấn: Tương lai của y học tái sinh” được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Beautycare Expo Hà Nội 2025 đã thực sự tạo nên dấu ấn đậm nét trong lòng giới chuyên môn và công chúng yêu cái đẹp.

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn quốc tế

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn quốc tế
Ngày 18/4/2025, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic – một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới.

Bộ Y tế chấn chỉnh bác sĩ, nhân viên y tế quảng cáo thực phẩm chức năng

Bộ Y tế chấn chỉnh bác sĩ, nhân viên y tế quảng cáo thực phẩm chức năng
Ngày 17/4/2025, Bộ Y tế ban hành Công văn số 2310/BYT-ATTP, yêu cầu các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ, các trường đại học Y - Dược, cùng Tổng hội Y học Việt Nam khẩn trương rà soát và chấn chỉnh tình trạng bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng một cách sai lệch, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh lao kê

Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh lao kê
Bệnh lao kê là một thể lao cấp tính nặng thường ít gặp, do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Lao kê có khả năng lan toả khắp cơ thể người bệnh, bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi...

Khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng

Khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng
Theo thông tin ghi nhận từ các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay bệnh Sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và ghi nhận trường hợp tử vong.

Mỗi năm hàng triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện

Mỗi năm hàng triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện
Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) mỗi năm, gấp 4,4 lần so với HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cộng lại.

Nguy cơ mắc bệnh prion do ăn óc động vật

Nguy cơ mắc bệnh prion do ăn óc động vật
Bệnh prion là mối đe dọa nguy hiểm với con người, đặc biệt khi ăn óc động vật - nơi chứa nhiều prion. Đây là một nhóm bệnh hiếm gặp nhưng có tỉ lệ tử vong gần như tuyệt đối...

Tác dụng và những lưu ý khi dùng mỡ lợn

Tác dụng và những lưu ý khi dùng mỡ lợn
Trong kí ức của nhiều người Việt, mỡ lợn không chỉ là nguyên liệu tạo nên những món ăn đậm đà. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và những quan niệm sai lầm về chất béo, mỡ lợn dần bị “thất sủng” trong căn bếp của nhiều gia đình...
Xem thêm
Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí cho Nhân Dân

Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí cho Nhân Dân

Bộ Y tế định hướng mục tiêu từ 2026 - 2030, 100% người dân được khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần, được lập sổ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe trong suốt vòng đời.
Những bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm thuốc tiềm năng chữa ung thư của Mỹ có tín hiệu tốt

Những bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm thuốc tiềm năng chữa ung thư của Mỹ có tín hiệu tốt

Nghiên cứu VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống RBS2418, do Công ty dược sinh học Riboscience (Mỹ) phát triển, có sự tham gia của các chuyên gia từ Đại học Stanford (Mỹ). VISTA-1 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào tháng 9/2024 và Bộ Y tế Việt Nam cấp phép vào tháng 12/2024.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế vừa có công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, đội ngũ nhân viên y tế của Đơn vị Lão khoa – Khoa nội 4 (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp) luôn học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng và phát triển đơn vị, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến hơn 1/3 dân số đang gặp phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Điều đáng lo, nhiều trường hợp chỉ ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Đặc biệt, trong thời gian qua, cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã triệt phá một số đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, bao gồm cả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại

Trong bối cảnh ngành công nghiệp thẩm mỹ toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, khi khái niệm “làm đẹp” không còn chỉ đơn thuần là cải thiện ngoại hình mà đã trở thành biểu hiện của một lối sống khỏe mạnh, hiện đại và thông minh – thì sự kiện hội thảo khoa họ
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen hút thuốc lá

90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen hút thuốc lá

Theo thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc.
Phiên bản di động