Ngày Xuân đến thăm thầy Mo đời thứ 9 của làng Roộc Răm

Ông Lò Đình Ước, 77 tuổi, là đời thứ 9 của nhà Mo ở làng Roộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là người đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức Lễ hội Kin chiêng boọc mạy (hát múa ăn mừng dưới cây bông) để mời Mường Trời, thần linh về dự và giúp dân làng có cuộc sống bình an. Năm 2019, ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú...

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia độc đáo

Lễ hội Kin chiêng boọc mạy của Làng văn hóa Roộc Răm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia năm 2017. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của cộng đồng người Thái ở xã Xuân Phúc nói riêng và các bản làng của người Thái ở Thanh Hóa nói chung. Lễ hội diễn ra với mục đích tạ ơn thần linh, mở hội ăn mừng sau một năm lao động để cầu cho dân làng bình an, mạnh khỏe, tiếp tục làm nương rẫy tốt.

Trước kia, việc tổ chức Lễ hội Kin chiêng boọc mạy ở bản Roộc Răm do dòng họ Hà chủ trì. Dòng họ Lò (Lô) thường được chọn làm Bào chớ, Sao chớ (những người phục vụ thầy Mo). Sau này họ Hà không tìm được người có đủ khả năng để truyền nghề “Mo” nên họ Hà quyết định truyền nghề Mo cho họ Lò. Cũng từ đó, việc tiến hành Lăm chá Kin chiêng boọc mạy trong bản, trong mường do dòng họ Lò đảm nhiệm. Hiện nay, ông Lò Đình Ước là đời thứ 9 của nhà Mo đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng boọc mạy. Ngoài ra, còn có các Bào chớ, Sao chớ, những nhân vật quan trọng giúp thầy điều khiển lễ hội.

Ngày Xuân đến thăm thầy Mo đời thứ 9 của làng Roộc Răm
Nghệ nhân Lò Đình Ước trò truyện với phóng viên.

Theo chân cán bộ văn hóa xã Xuân Phúc đến làng Roộc Răm, gặp và trò chuyện cùng ông Lô Đình Ước, chúng tôi được biết: Làng Roộc Răm có 3 dân tộc cùng chung sống (Kinh, Mường và Thái), trong đó người Thái chiếm nhiều nhất. Trước kia dân làng tổ chức vào dịp tháng Giêng, tháng Hai, theo chu kì cứ 3 năm làm “đại”, hằng năm làm “tiểu”. Năm làm “tiểu” diễn ra ở phạm vi các gia đình, còn những năm dân làng tổ chức làm “đại” thì tục lệ này được diễn ra tại đền Cấm - nơi làng thờ Thành hoàng - ông Trần Công Bát. Để tiến hành làm Lăm chá Kin chiêng boọc mạy, đồng bào phải tiến hành làm lễ “Tem phạ” (lễ hết sấm nộp tang Trời), được bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, mọi nhà đều phải treo các dải chỉ xanh đỏ - để tang Trời 3 ngày.

Lễ tục Kin chiêng boọc mạy là một giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái. Nó ra đời và tồn tại cùng với sự vận hành của thiết chế bản mường. Thông qua tục lệ này, toàn bộ đời sống bản mường cổ truyền được tái hiện lại, bao gồm văn hóa sản xuất (các hoạt động kinh tế), văn hóa ứng xử tín ngưỡng (phong tục tập quán, quan hệ ứng xử), văn hóa nhận thức (kho tàng tri thức dân gian), về tự nhiên, xã hội, con người.

Cây bông được xem là “linh hồn” của lễ tục, tượng trưng cho cuộc sống sinh sôi, trù phú của bản mường, sự bảo tồn nòi giống của tự nhiên. Công tác chuẩn bị cây bông cho lễ hội được bắt đầu từ những ngày đầu tháng Chạp. Ông Ước cho biết: Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9 tầng. Hiện cây bông trong Lễ hội Kin chiêng boọc mạy làng Roộc Răm được làm 9 tầng (tương xứng với đời Mo thứ 9), mỗi tầng có hàng trăm nhánh. Cây bông ở đây khác với các địa phương khác là thân cây bông được làm bằng tre hoặc luồng, với hàng ngàn bông hoa đủ loại màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Hoa được gọt, tiện từ thân cây trong rừng như cây sao, trám, chôm,… Sau đó đem đồ chín, phơi khô, nhuộm màu bằng nhựa các loại vỏ cây cũng lấy trong rừng như cây sấu, nghèn vàng, cánh kiến… Cùng với những bông hoa là các hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất được đan bằng nứa cũng treo lên cây bông.

Ngày Xuân đến thăm thầy Mo đời thứ 9 của làng Roộc Răm
Nghệ nhân Lò Đình Ước

Tại đền Cấm, dân làng dựng cây bông, thầy Mo tế lễ thần linh, thổ công, thần núi, thần sông, thần rừng, Thành hoàng mời tất cả cùng về đền Cấm dự cơm mới và cùng dân làng làm Lăm chá Kin chiêng boọc mạy. Thầy Mo sử dụng dụng cụ gia tuyền như ấn, kiếm, lệnh, quạt lông công, chuông, quần, áo, mũ, khăn, dây thắt lưng, trống âm. Nhạc cụ gồm: Cồng, chiêng, tiêu, sáo, khèn bè, ống gõ, chày dã, trống da trâu. Lời cúng trong buổi lễ thuộc văn tự cổ sử dụng làn điệu khắp.

Cuối lễ hội, từng người tự lên hái hoa đưa cho “thần” xem, chỉ trừ một vài trường hợp “đặc biệt” mới được thầy cho hoa đem về nhà. Người dân quan niệm, ai được như vậy là người vô cùng may mắn. Tối kị về việc tự tiện hái hoa, phá cây bông thờ.

Lễ tục này kéo dài từ một đến ba ngày đêm, nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tinh thần của mọi người trong bản. Dân bản tổ chức vũ hội, như múa cây bông, đánh cồng chiêng, khua luồng, nhảy sạp và một số trò diễn khác như đánh mảng, ném còn, hát múa dưới cây bông, đánh trống âm để đuổi ma tà, gà đẻ trứng, trò trâu trời xuống mường dưới cày ruộng... Vì thế mà nó đã có sức sống lâu bền trong đời sống của nhiều thế hệ người Thái. Việc tổ chức tục lệ này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về tính kết nối cộng đồng, trên tinh thần đoàn kết, tạo nên sức mạnh chiến thắng thiên tai, địch họa, mà còn có ý nghĩa giáo dục và tinh thần nhân văn cao cả.

Hình thức nghi lễ, trò diễn, vũ hội trong lễ tục đã thể hiện tính cộng đồng trong bản mường rất chặt chẽ. Đó là khát vọng tự do, bình đẳng, không phân biệt giai cấp, sang giàu, nghèo hèn; giữa người với người; giữa con người với trời đất, thần linh. Đó chính là nhân sinh quan, vũ trụ quan, thiên - địa - nhân hòa hợp - một ước mơ giản dị của con người. Đồng thời thể hiện khát vọng được hưởng thụ và sáng tạo: Người nhập vai “thần”, đóng vai “Mường Trời” đã mượn cái “huyền ảo” cái “linh thiêng”cái “uy” của “thần” để nói cái thực ở đời, răn dạy người đời điều chỉnh các hành vi văn hóa của con người, không làm điều ác, sống yêu thương nhau và làm điều tốt lành.

Các loài vật, muông thú rất được coi trọng

Người Thái khi làm lễ tục này họ rất coi trọng các loài muông thú, vật nuôi. Trong những câu ví cửa miệng họ đều ví với các loài vật: Lời nói vui như chim toen khoẻn hót, giọng nói ngọt như mật ong tháng ba,… Bởi họ cho rằng, tất cả chúng đều gắn bó với đời sống con người và chúng đều có linh hồn: “Hết năm cũ lại sang năm mới cứ vào tháng Giêng, Hai làng đến kì mở hội, cây bông mường lại được dựng lên, các thần linh của mường Trời, các thần linh thổ địa, các thần núi thần sông lại trở về hiện linh vào cây bông của mường, có đủ linh hồn chim muông thú”.

Việc bắt lợn, bắt gà để làm thịt sắm mâm cơm lễ thần cũng được tiến hành theo nghi lễ, vừa làm vừa có lời khấn. Chẳng hạn như bắt lợn làm thịt khấn rằng: “Lợn ơi lợn, vua Then cho mày xuống lương gian, mày xuống lương gian, mày ở ngoài rừng, mày sợ hổ bắt ăn thịt, mày phải về ở với người lương gian được nuôi nấng. Người lương gian bảo rằng: Về đây tao làm chuồng cho mày ở, nấu cám cho mày ăn, nay đến ngày có công có việc, phải bắt mày để làm thịt làm lễ Lam chá lấy thịt mày làm lễ Kin chiêng. Lời người nói như vậy, mày đừng oán giận, người lấy cám ra cho mày ăn bữa cuối, trai làng vào cầm chân sau mày đừng đá, cầm chân trước mày chịu ngã, trói mày như trói dê, thật chặt đem mày cắt tiết, làm thịt, lấy thịt mày làm bữa, hồn mày về trời đừng oán nhé”.

Hiện lễ tục Kin chiêng boọc mạy được chính quyền địa phương hết sức quan tâm tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy các giá trị. Ông Lê Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phúc chia sẻ: “Đây là một sinh hoạt văn hóa dân gian được cộng đồng người Thái sáng tạo ra từ lâu đời, và được các thế hệ người Thái nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đến nay nó đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống. Để giữ gìn và phát huy giá trị của Kin chiêng boọc mạy cho đến ngày hôm nay là sự nỗ lực không ngừng của bà con cũng như chính quyền địa phương”.

Trăn trở của Nghệ nhân Ưu tú Lò Đình Ước là muốn truyền dạy di sản này cho nhiều người trong cộng đồng, nhất là cho lớp trẻ để di sản có sức sống lâu bền, không bị mai một. Dù tuổi đã cao, sức yếu, những thao tác, bài cúng trong buổi lễ không đơn giản nhưng ông vẫn nhiệt tình truyền dạy cho bà con trong bản, ngoài huyện nếu ai có nhu cầu, với mong muốn gìn giữ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc.

Đinh Huê

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Viện trị liệu MB - cơ sở Vĩnh Phúc, có địa chỉ tại số nhà 5-S3, khu đô thị Chùa Hà Tiên, phường Định Trung, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa bị Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 87,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng.
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

Theo Quyết định số 4043-QĐ-TU về việc thành lập Báo và Đài Phát thanh –Truyền hình Thanh Hóa vừa được Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa ban hành, Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa được hình thành trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa; sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/6/2025.
Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Ngày 23/5, tại ấp 4, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Vùng 2 Hải quân tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà đồng đội” cho gia đình Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Sơn Tùng, Tiểu đội trưởng Ra đa, Tàu 273, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân
Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Ngày 23/5, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đảng ủy Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân.
Gương mẫu giảm thiểu rác thải nhựa, lan tỏa phong trào sống xanh

Gương mẫu giảm thiểu rác thải nhựa, lan tỏa phong trào sống xanh

Những thay đổi từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, li uống nước bằng giấy, thay các sản phẩm nhựa dùng một lần, hội viên Hội NCT TP Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi nilon ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Tin khác

Làng dệt thổ cẩm Za Ra

Làng dệt thổ cẩm Za Ra
Làng dệt thổ cẩm Za Ra hiện ra như một nét chấm phá đặc sắc giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, một bảo tàng sống của văn hóa Cơ Tu, được gìn giữ vẹn nguyên qua từng đường kim, sợi chỉ...

Tươi sáng ở A Rem

Tươi sáng ở A Rem
Không còn bóng tối, bão bùng phủ lấy cuộc sống, những người A Rem giờ đây đã có cuộc sống ổn định và ngày một tươi sáng dần...

Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi

Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi
Ngày 21/5, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật và ý nghĩa với Đoàn công tác của Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng tỉnh Nghệ An, nhân dịp đoàn vào thăm chiến trường xưa tại các tỉnh phía Nam.

Bộ Công an bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo ở Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo ở Bạc Liêu
Ngày 22/5, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

TBC Media ra mắt MV “Ninh Bình ơi”: Bản tình ca tôn vinh vẻ đẹp miền cố đô

TBC Media ra mắt MV “Ninh Bình ơi”: Bản tình ca tôn vinh vẻ đẹp miền cố đô
Công ty TBC Media vừa chính thức giới thiệu đến công chúng sản phẩm âm nhạc mới mang tên “Ninh Bình ơi”, một MV đậm chất tự sự, kết hợp giữa âm nhạc trữ tình sâu lắng và hình ảnh tuyệt mỹ của vùng đất cố đô.

Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025
Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 144/KH-UBND triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố và giao Sở Y tế là đơn vị chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch này trên địa bàn thành phố.

Đổi tên, đổi tầm nhìn: Bước ngoặt chiến lược của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới

Đổi tên, đổi tầm nhìn: Bước ngoặt chiến lược của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới
“Việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam là bước ngoặt mang tính chiến lược, phản ánh khát vọng mới, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong chuyển đổi mô hình phát triển”. Đó là nhận định của ông Lê Thọ Bình, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam.

Để người cao tuổi được an tâm

Để người cao tuổi được an tâm
Tháng 5 - Tháng vận động triển khai Bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn dân đang diễn ra sôi nổi trên cả nước với chủ đề: “BHXH - An tâm cho mọi gia đình”.

Lợi dụng... cái đẹp!

Lợi dụng... cái đẹp!
Mấy ngày nay, câu chuyện cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án "Sản xuất hàng giả" và "Lừa dối khách hàng" xảy ra tại Công ty Cổ phần Asia Life và Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, làm dậy sóng dư luận.

Khơi dậy niềm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khơi dậy niềm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân, Công ty CP Galaxy Education tổ chức Đoàn đại biểu Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố xem phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”..

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê
Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ. Từ những con đường bê tông khang trang, những dãy nhà văn hóa sáng đèn mỗi đêm, cho đến màu xanh bạt ngàn của rừng cây và sự rộn ràng trong từng mái ấm, tất cả như minh chứng sống động cho một Cẩm Khê đang đổi thay từng ngày nhờ vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của người dân nơi đây, đặc biệt là lực lượng NCT.

Từ ngày 1/7 thêm nhiều NCT được nhận trợ cấp, cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1/7 thêm nhiều NCT được nhận trợ cấp, cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng
Từ ngày 1/7 tới, chính sách trợ giúp xã hội dành cho NCT sẽ có nhiều thay đổi tích cực, với mức hỗ trợ tối đa lên tới 1,5 triệu đồng/tháng cho những trường hợp đặc biệt khó khăn.

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp vừa phẫu thuật nối thành công cho một ca bệnh bị đứt rời bàn tay do tai nạn lao động.

Lồng ghép chẩn đoán và điều trị dự phòng bằng vắc-xin, giảm gánh nặng y tế cho nhóm NCT

Lồng ghép chẩn đoán và điều trị dự phòng bằng vắc-xin, giảm gánh nặng y tế cho nhóm NCT
Tại Hội thảo Khoa học “Chủng ngừa vắc-xin cho người lớn trong kỷ nguyên dân số già”, nhiều chuyên gia cho rằng: việc đẩy mạnh kế hoạch tiêm chủng cho NCT, đặc biệt là nhóm người có bệnh lý nền cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Hơn 200 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tham gia giao lưu năm 2025

Hơn 200 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tham gia giao lưu năm 2025
Thực hiện Quyết định số 1169/QĐ-BVHTTDL ngày 25/4 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch tổ chức “Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần IX năm 2025”.
Xem thêm
Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Viện trị liệu MB - cơ sở Vĩnh Phúc” có địa chỉ tại số nhà 5-S3, khu đô thị Chùa Hà Tiên, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa bị Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 87,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

sáp nhập Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa; sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/6/2025.
Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Ngày 23/5, tại ấp 4, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Vùng 2 Hải quân tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà đồng đội” cho gia đình Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Sơn Tùng, Tiểu đội trưởng Ra đa, Tàu 273, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân
Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Cứ dịp cuối tháng 5, tháng 6 là học sinh các cấp ở nước ta sẽ bước vào thời điểm thi học kì, thi tốt nghiệp, được xem là có cường độ học tập cao nhất trong năm.
Có một dòng họ học tập như thế!

Có một dòng họ học tập như thế!

Ông Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1955, nguyên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến việc học hành của gia đình và dòng tộc. Ông Tâm đã đứng ra thành lập Quỹ Khuyến học dòng họ Huỳnh để hỗ trợ về vật chất cho con cháu học hành đến nơi, đến chốn...
Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Nguyễn Văn Lển, Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người rất năng nổ, nhiệt tình và xông xáo trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Phiên bản di động