Mùa xuân dã chiến

Những chuyến xe vận chuyển F0 vẫn nối tiếp lên đường dịp Tết Nguyên đán. Hàng nghìn chiến sĩ áo trắng vẫn gác việc riêng, bám trụ từng vị trí trên mặt trận điều trị người bệnh Covid-19. Năm nay, mùa Xuân với họ không phải là sự đoàn viên, sum họp của cá nhân, mà chính là sức khỏe, bình yên và sự sống của mỗi người bệnh Covid-19.
Mùa xuân dã chiến
Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 căng mình điều trị bệnh nhân những ngày Tết cận kề.

Bám trụ không rời trên tuyến đầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang chăm sóc điều trị cho khoảng 600 bệnh nhân ở tầng 3, trong đó có hơn 100 ca phải thở máy. Tại thời điểm này, tình trạng các bệnh nhân Covid-19 nặng rất căng thẳng.

BS Ngô Thanh Hà, Phụ trách đơn nguyên cấp cứu tầng 3, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện tại ở khoa có khoảng 60-70 bệnh nhân Covid-19, đa phần đối tượng là những người cao tuổi có nhiều bệnh nền nên khi mắc Covid-19 thì bệnh tiến triển nặng, tổn thương phổi suy hô hấp nặng.

Tình trạng quá tải diễn ra những ngày qua tại tuyến đầu điều trị Covid-19. Ê-kíp của bệnh viện chia làm 3 ca 4 kíp tuy nhiên số lượng bệnh nhân tăng, nên đôi khi kíp trực 2-3 tiếng phải kiểm tra một lần, dồn dập khiến nhân viên y tế cảm thấy kiệt sức khi quá tải bệnh nhân.

Những ngày cuối năm, các nhân viên y tế tại đây chứng kiến nhiều nỗi buồn. Nỗi buồn lớn nhất là số bệnh nhân nặng tăng lên và ngày nào cũng có bệnh nhân tuột khỏi tay nhân viên y tế. “Mỗi ngày, riêng ở khoa Cấp cứu tầng 3 có khoảng 2-3 bệnh nhân tử vong, tổng số ca tử vong ở bệnh viện dao động từ 5-7 ca/ngày khiến tỷ lệ tử vong cao đột biến”, bác sĩ Hà nói.

Mùa xuân dã chiến
Các nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chăm sóc nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Điều an ủi họ thời điểm này chính là từng sinh mạng được cứu sống và hồi sinh. Sau những giờ lao động vất vả, nhân viên y tế lại liên hệ được với gia đình thông qua facetime, camera để lấy lại cân bằng.

Với bác sĩ Hà và hàng nghìn nhân viên y tế khác, năm qua là năm của dịch chuyển khi đi hỗ trợ chống dịch ở nhiều địa phương rồi trở về chống dịch tại bệnh viện. Tất cả chỉ muốn được góp phần sức của mình để cứu chữa bệnh nhân và hy vọng lớn nhất trong năm mới là dịch sẽ kết thúc sớm và các nhân viên y tế không phải cách ly trong bệnh viện, được làm việc rồi trở về nhà sau mỗi ngày kết thúc công việc.

Theo bác sĩ Đồng Sĩ Khiêm, Phó Khoa Hồi sức tích cực, 2 năm qua, các bác sĩ không còn khái niệm về nghỉ bù. Càng gần Tết, cảm xúc có thể đôi chút xao động vì nhớ cảm giác được sum họp, đoàn tụ với gia đình, nhưng guồng quay công việc khiến mọi người nhanh chóng vào vị trí.

Đặc biệt tại khoa Cấp cứu, các nhân viên tại đây luôn trong trạng thái trực chiến và sẵn sàng ở những tình huống khẩn cấp nhất. Cứ 2 tháng ở vòng trong, họ được đảo quân một lần. Nhưng thay vì có thể sau ca trực được về phòng nghỉ ngơi, các chiến sĩ áo trắng phòng Cấp cứu gần như bám trụ 24/24 quanh bệnh nhân.

“Bệnh nhân nằm tại khoa đều ở tình trạng nặng, khẩn cấp. Chúng tôi có rời ca trực chính cũng không quay về chỗ nghỉ mà luân phiên hỗ trợ kíp trực chính. Chúng tôi xác định tập trung nguồn lực cao nhất, không nề hà gì vất vả để bảo đảm tỷ lệ cứu sống tại đây được cao nhất, tương xứng với các trung tâm hiện đại trên thế giới”, bác sĩ Khiêm bày tỏ.

Những cuộc chi viện xuyên Tết

200 nhân viên y tế Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 Hoàng Mai vẫn đang miệt mài ngày đêm chăm sóc hàng trăm người bệnh Covid-19. Tết năm nay sẽ có 200 bệnh nhân nặng, nguy kịch nằm tại đây. Sự sống của họ, phụ thuộc vào máy thở, các máy can thiệp nội khí quản, ECMO. Nhưng may mắn hơn, các nhân viên y tế tại đây hết ca trực vẫn được trở về nhà, tùy trường hợp đặc biệt như ở xa hoặc có yếu tố dịch tễ.

PGS, TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 Hoàng Mai cho biết, số bệnh nhân chuyển nặng nhập viện tại đây tăng cao trong những ngày qua. Hiện bệnh viện đang điều trị cho khoảng 200 trường hợp nặng, nguy kịch, trong đó có 2 ca ECMO, 10 ca lọc máu, 40 ca thở máy và còn lại là các trường hợp thở HFNC, thở oxy.

Với tinh thần của những chiến sĩ áo trắng tuyến đầu, bác sĩ Hải chia sẻ, vốn là bệnh viện tuyến đầu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội quen với công việc trực, khám, cấp cứu xuyên Tết. Tết cũng sẽ có giai đoạn đặc biệt với nhiều người, nhiều gia đình nhưng với cán bộ tại đây thì trực tết là nhiệm vụ, vẫn triển khai các hoạt động thu dung bệnh nhân nặng, điều trị các kỹ thuật cao.

Mùa xuân dã chiến
Khoảng 200 cán bộ y tế chăm sóc cho 200 bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19.

Theo bác sĩ Hải, từ khi Hà Nội tăng lên gần 3.000 ca nhiễm mỗi ngày, tỷ lệ chuyển nặng cũng tăng cao, chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm vaccine.

Khó khăn tại thời điểm này của bệnh viện chính là bệnh nhân tích lũy nặng chưa hề giảm. Có nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 vẫn còn nằm tại đây. Đó là các trường hợp dù đã khỏi bệnh Covid-19 nhưng gặp bệnh nền nặng, vẫn phải hỗ trợ thở, điều trị. Mặc dù Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã luân chuyển bệnh nhân liên tiếp về cơ sở chính để dành chỗ cho điều trị F0 nặng nhưng vẫn chưa giải được bài toán này.

“Mỗi ngày chúng tôi vẫn phải đi “săn lùng” bệnh viện nhận bệnh nhân hậu Covid-19. Nhiều nơi chưa sẵn sàng vì sợ lo ngại bị lây nhiễm. Nhưng thực tế, đây là các trường hợp đã sạch virus và họ chủ yếu còn nằm viện cho bệnh lý khác, phải thở máy”, bác sĩ Hải bày tỏ.

Hiện bệnh viện đang phải tạo một khu phòng đệm để điều trị các trường hợp bệnh nhân này. Vì vậy, bác sĩ Hải mong muốn các cơ sở y tế tuyến dưới hãy mạnh dạn đón nhận bệnh nhân sau giai đoạn Covid-19 cấp. Điều này giúp bệnh viện giải quyết bài toán dồn ứ bệnh nhân sau khi khỏi bệnh, có thể giải phóng giường tiếp nhận them nhiều trường hợp F0 nặng khác.

Xác định Tết năm nay đặc biệt vất vả hơn, hiện 200 cán bộ y tế đang làm việc hết công suất để chăm sóc khối lượng bệnh nhân tại đây. Trong số này, có khoảng 50 nhân viên y tế vừa chi viện, vừa học tập đến từ Hà Giang, Hà Nội và Thanh Hóa. Họ sẽ cùng 150 nhân viên Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cùng trực xuyên Tết, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. “Có nhiều nhân viên của chúng tôi xung phong sang cơ sở này từ những ngày đầu tiên và chưa trở về. Tất cả đều có tinh thần khi nào Hà Nội khống chế được dịch Covid-19, họ mới trở về chuyên môn công tác”, bác sĩ Hải cho hay.

Sau hơn 5 tháng đi vào hoạt động, hiện bệnh viện đã và đang điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân F0. Với những kiến thức hiểu biết hơn về cơ chế bệnh lý, biện pháp điều trị và và tinh thần sẵn sàng xung phong vào tuyến đầu, các anh em tình nguyện làm xuyên Tết đều là những người xông pha, chịu nhiều gian khổ.

Những ngày giáp Tết, nhiều chiến sĩ áo trắng vẫn lên đường chi viện, giúp cho các địa phương có được cái Tết bình an. 14 y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã lên đường tới Vĩnh Long ngày 22/1 vừa qua, tiếp tục thực hiện sứ mệnh điều trị tốt nhất cho bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

Lần thứ 10 xuất quân, đoàn có 14 nhân viên y tế trong đó có những người có con còn rất nhỏ, cha mẹ cao tuổi. Họ đều là lực lượng nòng cốt, có chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm và sẽ góp phần tích cực trong điều trị cho nhiều bệnh nhân Covid-19.

Mùa xuân dã chiến
Các y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương chi viện cho Vĩnh Long.

Với hơn 100 bệnh nhân nặng ở Trung tâm hồi sức Covid-19 Vĩnh Long mỗi ngày, đa phần là người cao tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm đủ vaccine sẽ là thử thách lớn cho các y, bác sĩ trong quá trình làm nhiệm vụ.

ThS, BS Vũ Duy Anh, Khoa Ngoại tiết niệu - Trưởng đoàn công tác chia sẻ: “Biết là sẽ phải ăn Tết xa nhà, biết là nhiều gian khó đang chờ phía trước, nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức cùng với lực lượng y tế Vĩnh Long cứu chữa cho bệnh nhân. Chúng tôi xin hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sớm chiến thắng trở về”.

Những chuyến xe vì sinh mệnh người bệnh

Với các cán bộ của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, kể từ khi có dịch, không có khái niệm là ngày thường hay ngày tết, chỉ có những ngày "chống giặc". Những ngày qua, khi Hà Nội tất bật chuẩn bị đón một năm mới, thì trên mỗi nẻo đường, góc phố, những chuyến xe cấp cứu 115 vẫn chạy hối hả trên đường làm nhiệm vụ bất kể ngày hay đêm.

Vì nhân lực có hạn, nên một ca trực cấp cứu kéo dài 24 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, do đặc thù công việc, có kíp trực phải làm đến 25-27 giờ đồng hồ mới kết thúc.

Anh Đào Tiến Dũng, lái xe của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, công việc tăng gấp 2-3 lần, nhưng các kíp trực luôn sẵn sàng, khi có lệnh là lên đường làm nhiệm vụ với quyết tâm chung tay đẩy lùi dịch Covid-19.

Theo bác sĩ Trần Anh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, nhiệm vụ của trung tâm vận chuyển bệnh nhân ở tầng 2, 3. Mỗi ngày, trung bình trung tâm thực hiện 150 chuyến xe cấp cứu.

Từ khi có dịch, không một ai tại Trung tâm 115 có khái niêm tết. Họ chỉ có một hy vọng duy nhất, với những nỗ lực của toàn bộ anh em trung tâm, hy vọng có thể góp phần nào cùng ngành y tế, nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh.

Mùa xuân dã chiến
Các chuyến xe cấp cứu vẫn chạy 24/24 để vận chuyển bệnh nhân kịp thời.

Cùng hối hả len lỏi trên đường phố để vận chuyển cấp cứu, nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm đến từ TP Hồ Chí Minh đã tăng cường nhân lực lên 11 người và 6 xe cứu thương, tăng hơn so với thời điểm đầu tháng 1 thêm 3 thành viên và 2 xe để hỗ trợ Hà Nội vận chuyển F0. Kể từ ngày 6/1 đến nay, nhóm đã vận chuyển được 1.600 trường hợp F0.

Theo anh Nguyễn Xuân Thăng, hiện nay việc vận chuyển F0 thể nhẹ giảm, nhưng tỷ lệ người già, người có bệnh nền cần vận chuyển tới cơ sở y tế tăng nhiều hơn trước.

Những ngày giáp Tết, 6 xe nhóm Nhất Tâm hối hả chạy trên những con ngõ nhỏ để tiếp cận người bệnh kịp thời. Trung bình mỗi ngày nhóm vận chuyển 20-30 trường hợp F0 chuyển nặng, hỗ trợ 15 ca cần oxy điều trị tại nhà và kết nối các bác sĩ hỗ trợ từ xa cho khoảng 40 ca F0 điều trị tại nhà.

Mùa xuân dã chiến
Nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm hỗ trợ vận chuyển F0 tại Hà Nội.

Tết năm nay, nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm sẽ đón giao thừa bên bàn trà và luôn tâm thế sẵn sàng nếu người bệnh cần. Họ xả thân, gác lại niềm riêng, gác lại tết đoàn viên của bản thân để hòa chung vào niềm vui sum họp, đoàn tụ của từng người bệnh.

"Tất cả chúng tôi đều thu xếp được gia đình để yên tâm chi viện cho Hà Nội. Chúng tôi mong năm mới, dịch bệnh sớm được khống chế. Khi đó, anh em chúng tôi sẽ yên tâm về với cuộc sống bình thường, về với gia đình", anh Thăng cho hay.

Những hy sinh thầm lặng của nhân viên y tế suốt 2 năm qua đã giúp cho hàng triệu gia đình được đoàn tụ, sum họp. Tết năm nay, họ tiếp tục đứng vững trên các tuyến chống giặc Covid-19, để người dân an yên đón xuân mới.

Vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo đón Tết vui tươi, an toàn Vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo đón Tết vui tươi, an toàn

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 28/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp ...

Lưu học sinh Lào ấm áp những ngày Tết Việt tại Quảng Bình Lưu học sinh Lào ấm áp những ngày Tết Việt tại Quảng Bình

Nhằm mang tới cho các Lưu học sinh Lào (LHS) đang học tập tại trường có một dịp Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt Công ty TNHH Trung tâm y tế Hà Đô (địa chỉ: 35B - 35C đường 3/2, phường 11, quận 10) vì loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh.
Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc cúm A (H5N1) tử vong ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là trường hợp mắc cúm A (H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận ca bệnh trên người tại Việt Nam.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp

Mới đây, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin

Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, sốt phát ban nghi sởi và thủy đậu cũng ghi nhận rải rác ở nhiều nơi.

Tin khác

Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm của Công ty La Vo

Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm của Công ty La Vo
Thanh tra Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh vừa công khai danh sách các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế, đấu thầu từ ngày 1-15/3.

Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc và Dược phẩm THL bị xử phạt

Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc  và Dược phẩm THL bị xử phạt
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dược phẩm THL.

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm kéo dài tại miền Bắc những ngày qua, khiến độ ẩm trong không khí cao, là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với NCT và trẻ em.

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam
Ngoài những trang bị hiện đại bậc nhất, Trung Tâm Mô Phỏng Y khoa Trường Đại Học VinUni là nơi học viên được đối mặt với mọi tình huống không khác gì bệnh viện thật, từ những ca cấp cứu giành giật sự sống tới những tình huống phải đối mặt với người nhà bệnh nhân để báo tin xấu. Từng thao tác, lời nói, ánh mắt… sẽ được phân tích, sửa từ “đầu” giúp mang lại kỹ năng, kiến thức và cả sự thấu cảm của người làm ngành y.

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo
Trong 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 ca tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhiều ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi gây thương tích nặng.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 909/SYT-NVY về việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố.

Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học

Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 23/2 - 1/3.

Xử phạt 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập

Xử phạt 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền trên 320 triệu đồng.

Cứu sống người bệnh 101 tuổi bị nhồi máu cơ tim

Cứu sống người bệnh 101 tuổi bị nhồi máu cơ tim
Sau 43 ngày được các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện can thiệp động mạch vành, chăm sóc và điều trị tích cực, bệnh nhân N.T.P, 101 tuổi, ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc nghẽn động mạch vành đã hoàn toàn khỏe mạnh, được xuất viện trở về nhà trong niềm vui hân hoan của gia đình và niềm tự hào của các y, bác sỹ.

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tỉnh Cà Mau: Tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Tỉnh Cà Mau: Tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 28/2, ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký ban hành văn bản hỏa tốc số 1405/UBND-KGVX gửi các sở ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Tỉnh Cà Mau: Phát hiện 1 trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ

Tỉnh Cà Mau: Phát hiện 1 trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, trên địa bàn TP. Cà Mau vừa ghi nhận 1 trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ.

Hệ sinh thái y tế “lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu" đổi mới

Hệ sinh thái y tế “lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu" đổi mới
Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và lãnh đạo Ban Tuyên giáo, lãnh đạo Bộ Y tế đã đến thăm, chúc mừng y bác sĩ, cán bộ y tế hệ sinh thái Bệnh viện Tâm Anh, Hệ thống tiêm chủng VNVC và Công ty Dược phẩm ECO.

Yêu cầu báo cáo vụ nhân viên giặt là tàng trữ ma túy trong bệnh viện

Yêu cầu báo cáo vụ nhân viên giặt là tàng trữ ma túy trong bệnh viện
Chiều 27/2, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê đã có công văn yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) báo cáo nhanh thông tin liên quan vụ việc Công an phát hiện hàng trăm viên ma túy trong cơ sở này.

Bộ Công thương: Khuyến cáo một số sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots không đảm bảo an toàn

Bộ Công thương: Khuyến cáo một số sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots không đảm bảo an toàn
Ngày 27/2, đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương cho biết: Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh vừa gửi thông tin cảnh báo tới cơ quan chức năng của Việt Nam về việc Công ty Premier Foods đang thu hồi các sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots do có thể chứa các mảnh nhựa.
Xem thêm
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa
Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Phiên bản di động