Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sự kiện 09/05/2025 13:48
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 9/5 Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Nhiều điểm mới của Luật Quy hoạch
Tờ trình của Chính phủ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch nêu rõ ba mục tiêu lớn: Hoàn thiện chính sách pháp luật về quy hoạch; Nâng cao tính chủ động, linh hoạt cho địa phương; Khơi thông điểm nghẽn về tổ chức bộ máy.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết có một số điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch sửa đổi. |
Ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, dự thảo Luật bao gồm 2 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 33 điều, khoản của Luật Quy hoạch với nhiều điểm mới.
Theo đó, dự thảo Luật hoàn thiện hệ thống quy hoạch, theo hướng bổ sung quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vào hệ thống quy hoạch; bổ sung quy định cho phép quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được phép lập đồng thời; đối với quy hoạch đô thị và nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Dự thảo Luật cũng đơn giản hóa nội dung quy hoạch để nâng cao tính hiệu quả, khả thi của quy hoạch; bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính cấp tỉnh.
Ngoài ra, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về quy hoạch để nâng cao tính chủ động của các cấp, các ngành trong chỉ đạo điều hành.
Cụ thể, phân cấp thẩm quyền của Chính phủ cho Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; phân cấp thẩm quyền của Quốc hội cho Chính phủ xác định các vùng cần lập quy hoạch vùng và quyết định quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh...
Mới chỉ là giải pháp tình thế, chưa xử lý triệt để các điểm nghẽn
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội Phan Văn Mãi, việc sửa đổi Luật Quy hoạch lần này không chỉ là nhu cầu thực tiễn mà còn là yêu cầu chính trị, thể chế hóa chủ trương của Đảng. Tuy nhiên, một trong những điểm đáng lưu ý là dự thảo Luật mới chưa thể hiện rõ nội dung sửa đổi tương thích ở các luật chuyên ngành như đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đấu thầu, quy hoạch đô thị và nông thôn.
![]() |
Ông Phan Văn Mãi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, dự thảo Luật mới chỉ là giải pháp tình thế, chưa xử lý triệt để được những điểm nghẽn... |
Nếu không được rà soát đồng bộ, nguy cơ "gỡ được một điểm nghẽn lại tạo thêm điểm nghẽn mới" là hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, việc sửa đổi Luật Quy hoạch lần này mới chỉ là giải pháp tình thế mà chưa xử lý được triệt để các điểm nghẽn đã được nhiều địa phương phản ánh trong thời gian qua.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu về tiến độ sửa đổi Luật Quy hoạch theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, cơ quan thẩm tra đề nghị Cơ quan soạn thảo cần xác định rõ mục đích và phạm vi sửa đổi Luật Quy hoạch lần này nhằm bảo đảm tính khả thi; trong đó tập trung giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách cần xử lý ngay, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đối với các nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau thì cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng khi sửa đổi toàn diện Luật Quy hoạch.
Về phân cấp thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, một số ý kiến đề nghị chưa phân cấp thẩm quyền của Quốc hội cho Chính phủ trong việc quyết định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, nhất là trong trường hợp lập mới các quy hoạch này vì nội dung này chưa được rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, có thể dẫn đến không đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, dự thảo Luật chỉ mới quy định chung cho các trường hợp điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 mà chưa có quy định riêng biệt về quy trình điều chỉnh quy hoạch theo tính chất, quy mô không gian lãnh thổ của quy hoạch bị thay đổi sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa cho phù hợp; trường hợp cần thiết có thể giao Chính phủ quy định chi tiết để tránh vướng mắc khi triển khai thực hiện…
Trong trường hợp cần phân cấp cho Chính phủ quyết định việc lập mới quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia thì cần rà soát, nghiên cứu để tích hợp một số nội dung quan trọng của 2 quy hoạch này vào nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm quyền giám sát tối cao của Quốc hội theo Hiến định đối với các nguồn lực đặc biệt, có tầm quan trọng quốc gia, ông Phan Văn Mãi nêu rõ.