Hà Nội: Yêu cầu kiểm tra đánh giá tình trạng hư hỏng, xuống cấp của vỉa hè lát đá
Tin tức 07/12/2022 10:56
Theo đó, UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện Văn bản số 1385 ngày 08/4/2019 của UBND TP. Hà Nội về việc chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận và văn bản đề nghị của Sở Xây dựng số 8258 ngày 10/11/2022.
Cùng với đó, thành phố yêu cầu các đơn vị khẩn trương kiểm tra đánh giá, thực hiện các giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng hỏng hóc, xuống cấp của vỉa hè, đảm bảo an toàn cho người dân, phương tiện khi tham gia giao thông và mỹ quan đô thị.
UBND TP. Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của UBND thành phố tại Văn bản số 1385 để phối hợp với các Sở, ngành thành phố và đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc sử dụng vật liệu lát hè, vỉa hè, kết cấu hè và thẩm định, quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình theo phân cấp, đảm báo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Yêu cầu kiểm tra đánh giá tình trạng hư hỏng, xuống cấp của vỉa hè lát đá. Ảnh: Báo KT&ĐT |
Trước đó Sở Xây dựng Hà Nội đã có báo cáo đánh giá về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp để quản lý, đầu tư, cải tạo vỉa hè một cách khoa học hơn.
Theo báo cáo, các dự án lát đá vỉa hè thời gian qua được giao cho các quận, huyện làm chủ đầu tư. Trong giai đoạn 2016-2017, việc triển khai cải tạo, chỉnh trang một số tuyến phố như: Nguyền Trãi (quận Thanh Xuân), phố Trần Phú (quận Hà Đông), phổ Nguyễn Đình Chiếu (quận Hai Bà Trưng)....có lát hè bằng đá tự nhiên.
Việc lát đá tự nhiên giai đoạn này tại các quận, huyện còn một số nội dung tồn tại trong việc khảo sát thiết kể, thi công, quản lý, sử dụng sau đầu tư. Những bất cập này đã được Thanh tra thành phố chỉ ra tại Kết luận số 637/KL-TTTP-P2 ngày 13/02/2018 như: chất lượng mặt hè và các lớp kết cấu chưa đảm bảo theo hồ sơ thiết kế, thiết kế vỉa hè các tuyến phố chưa có sự thống nhất, việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ ngầm chưa đồng bộ, chưa đảm bảo về mỹ quan đô thị; quản lý, sử dụng vỉa hè sau đầu tư tại một số tuyến phố còn chưa đúng mục đích, bảo hành, bảo trì chưa được thường xuyên, kịp thời;.....
Để khắc phục những tồn tại trên, từ năm 2018 đến nay, UBND TP. Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quy định về “thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn Hà Nội”; “chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố”; “hướng dẫn quy trình lát hè bằng đá tự nhiên, bảo trì vỉa hè sau khi lát” …
Về cơ bản UBND các quận, huyện đã khắc phục được một số tồn tại, hạn chế trong việc cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố có lát hè bằng đá tự nhiên trên địa bàn.
Khảo sát, thiết kế, hạ ngầm, chất lượng thi công đã được nâng lên đáng kế.....Tuy nhiên, nghiệm thu vật liệu đầu vào, quản lý chất lượng, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công tại một số dự án chưa đảm bảo; quản lý, sử dụng sau đầu tư chưa phù họp theo công năng thiết kế; bảo hành, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức...
Cũng theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, gần 5 năm qua, Sở đã tổ chức kiểm tra 52 tuyến phố lát hè sử dụng vật liệu lát bằng đá tự nhiên trên địa bàn, chủ yếu tập trung tại các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Tây Hồ.
Sau khi kiểm tra các dự án, Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá: Về cơ bản, UBND các quận, huyện đã nghiên cứu và áp dụng thiết kế mẫu hè đường đô thị đúng với quy định của UBND thành phố. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế cơ bản phù họp theo quy định hiện hành. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng cơ bản đáp ứng điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định hiện hành.
Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra xác suất các vị trí ngẫu nhiên tại hiện trường. Kết quả kiểm tra, thí nghiệm đối chứng cơ bản chất lượng thi công lát hè đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được duyệt và tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4732:2016 về đá ốp, đá tự nhiên.
Nhìn chung chất lượng lát hè tại thời điểm kiểm tra chưa có các biểu hiện lún, nứt bề mặt kết cấu lát hè. Chủ đầu tư và các nhà thầu đã thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình cơ bản phù hợp theo quy định.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng cũng đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế như: Tại một số dự án, việc thi công tại một số vị trí chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1012014/BXD về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận. Việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu vật liệu đá đầu vào tại một số tuyến phố chưa đảm bảo theo quy định.
Đặc thù thi công cải tạo, chỉnh trang phụ thuộc vào thực tế mặt bằng hiện trạng trên từng tuyến phố và thời gian thi công vào ban đêm. Tuy nhiên, giám sát của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát chưa thường xuyên liên tục, chưa kịp thời giải quyết, xử lý nhũng vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.
Quản lý sử dụng, bảo trì hè sau đầu tư tại một số tuyến phố chưa đảm bảo. Việc tổ chức kiểm tra rà soát, thực hiện duy tu, sửa chữa, bảo trì hè hư hỏng, xuống cấp tại một sổ tuyến chưa kịp thời để đảm bảo duy trì chất lượng sử dụng công trình và cảnh quan, mỹ quan đô thị; việc quản lý, sử dụng mặt hè không đúng công năng sử dụng, mục tiêu đầu tư và thiết kế phê duyệt gây hư hỏng, xuống cấp mặt hè...
Sở GTVT Hà Nội yêu cầu nhà xe không tùy tiện tăng, phụ thu giá cước dịp Tết NMO - Sở GTVT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển khai phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân, ... |
Đường dây nóng của Công an 30 quận, huyện, thị xã và bệnh viện trên địa bàn Hà Nội NMO - Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra một số vụ việc người bệnh, người nhà bệnh nhân ... |
Thủ tướng: Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả Sáng 6/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với một số Bộ, ngành về ... |