Gia tăng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Đời sống 30/05/2024 15:08
Lừa đảo trên không gian mạng, hàng triệu người “sập bẫy”...
Theo cục An ninh mạng (Bộ Công an) năm 2023, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt khoảng 10.000 tỉ đồng (chưa kể lừa đảo của một số doanh nghiệp tư nhân), tăng 150% so với năm trước. Năm 2022, cả nước có hơn 12.935 vụ lừa đảo trực tuyến với hai loại hình: Đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24,4%) và lừa đảo tài chính (75,6%). Còn có hàng nghìn người bị lừa đảo, nhiều trường hợp mất hàng tỉ đồng nhưng không khai báo với cơ quan chức năng do tâm lí lo ngại sự phiền phức và tai tiếng. Cũng trong 2 năm 2022-2023, có tới 1.200 vụ án lừa đảo dù đã khởi tố nhưng phải đình chỉ điều tra, gia hạn điều tra vì không xác định được thủ phạm, 75% số vụ không thể điều tra tiếp. Do đó, việc thu hồi, truy hồi, tìm lại tài sản của đối tượng bị lừa đảo qua mạng rất khó khăn.
Hằng ngày, liên tiếp xảy ra những người bị “sập bẫy”, trở thành nạn nhân mới. Hiện tượng lừa đảo trên không gian mạng với các hình thức: Giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản; Giả mạo thương hiệu của các ngân hàng, cơ quan nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán để gửi SMS, mạo danh các trang Wb/Blog chính thống, giao diện địa chỉ tên miền (đường dẫn) tạo lòng tin, thu thập thông tin cá nhân; chiếm đoạt tài khoản; chiếm quyền sử dụng các tài khoản (Zalo, Facebook, Titok…); ứng dụng quảng cáo tín dụng đen trên các trang Wb; giả mạo trang thương mại điện tử lớn ở trong nước, nước ngoài; bẫy tình; sử dụng mã độc; thông báo trúng thưởng; lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, Fore; thông báo tuyển dụng lao động lương cao, thậm chí buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài…
Một loạt vụ án lừa đảo trên không gian mạng đã bị triệt phá, điển hình như Công an tỉnh Gia Lai triệt phá đường dây lừa đảo, chiếm đoạt 100 tỉ đồng của nhiều người dân, riêng bà H.T.S ở TP Pleiku bị mất 18 tỉ đồng. Công an Nghệ An bắt 32 đối tượng giả danh cán bộ Tư pháp do Tăng Quảng Vinh ở quận 5, TP Hồ Chí Minh cấu kết với bọn xấu ở Đài Loan (Trung Quốc) thành lập 3 tuyến (D1,D2, D3) lừa đảo, chiếm đoạt hơn 200 tỉ đồng. Vợ chồng Đặng Văn Thắng (29 tuổi ở Phú Xuyên, Hà Nội) và Nguyễn Thị Hiền (27 tuổi ở huyện Bảo Thắng, Lào Cai) hoạt động đa cấp. Lợi dụng danh tiếng, tên tuổi bác sĩ giỏi quảng cáo, tư vấn bán thực phẩm chức năng giả với giá cao gấp 10-15 lần giá trị. Chỉ sau hơn 1 năm trước khi bị bắt, chúng đã bán được 80.000 đơn hàng online cho 20.000 bị hại khắp các tỉnh, thành phố, chiếm đoạt 75 tỉ đồng. Hoàng Anh Đức, giả danh Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội bán nấm linh chi qua mạng lừa đảo nhiều người, riêng bà Trịnh Thị Oanh (Bắc Giang) bị mất 237 triệu đồng. Trần Thị Hằng Nga (sinh năm 1984 ở huyện Diễn Châu, Nghệ An) giả danh giám đốc công ty xuất khẩu lao động, lừa đảo 500 người “đăng kí” đi lao động ở Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ, Nga… nhiều người nộp trước 200-300 triệu đồng…
Một số tập đoàn kinh tế tư nhân lừa đảo, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản lớn...
Xin dẫn chứng một số vụ điển hinh trong những năm gần đây:
Tập đoàn Tân Hoàng Minh, có trụ sở ở 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP Hồ Chí Minh do cha con Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn và Đỗ Hoàng Việt sử dụng pháp nhân 3 công ty thành viên (Ngôi Sao Việt, KS Solell và Cung điện Mùa Đông) phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 10.300 tỉ đồng, thu hút nhiều người mua để huy động vốn, kí các hợp đồng “giả cách”, chuyển nhượng trái phiếu lòng vòng, chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng.
Trần Quý Thanh, Chủ tịch Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát (trụ sở tại 219 Đại lộ Bình Dương, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích cho vay lãi suất cao, buộc các doanh nghiệp, cá nhân vay phải kí hợp đồng chuyển nhượng dự án, cổ phần, bất động sản. Sau khi kí hợp đồng, hai con gái làm thủ tục sang tên cho bố nắm quyền kiểm soát, định đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn lừa đảo ấy, từ tháng 1/2019 - 11/2020 cha con Trần Quý Thanh chiến đoạt 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của bà Đặng Thị Kim Oanh, 29 thửa đất của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông, một số dự án khác ở Đồng Nai với tổng trị giá tài sản chiếm đoạt lên tới 3.000 tỉ đồng.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do Trương Mỹ Lan làm chủ tịch có rất nhiều chiêu trò lừa đảo, thiết lập hệ sinh thái với trên 1.000 doanh nghiệp, phần lớn là “công ty ma”, sử dụng khai thác triệt để Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), tổ chức cho SCB liên kết với công ty bảo hiểm nước ngoài Manulife lừa đảo hàng nghìn khách hàng. Qua phiên toà xét xử giai đoạn 1 vụ án Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan, tập đoàn kinh tế tư nhân này đã chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng, gây thiệt hại riêng cho Ngân hàng SCB 677.000 tỉ đồng.
Điển hình khác về lừa đảo có tổ chức là Tập đoàn FLC do Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch ngang nhiên, táo tợn lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán, chiếm đoạt, thu lợi bất chính 4.300 tỉ đồng thông qua chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế cùng đồng bọn lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng thực hiện chuỗi hành vi lừa đảo với 5 mã cổ phiếu (AMD, HAI, GAB, FLC, RRT) mua bán khớp lệnh nội nhóm với khối lượng lớn vào thời điểm đóng - mở cửa nhằm chi phối thị trường, đặt lệnh mua - bán sau đó huỷ lệnh… Bằng hình thức lừa đảo, FLC nâng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng để rồi lừa đảo bán 391 triệu cổ phiếu, chiếm đoạt 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.
Tập đoàn này còn xây dựng hàng loạt các toà nhà cao tầng và hệ thống biệt thự, nhà liền kề rồi chuyển nhượng căn hộ chung cư, biệt thự cho nhiều nghìn nhà đầu tư bằng hợp đồng mua bán với giá cao, sau đó FLC kí hợp đồng thuê lại để kinh doanh du lịch, cam kết trả lợi nhuận 12% trên giá trị hợp đồng. Trong khi lãi suất tiết kiệm giảm, FLC quảng cáo rùm beng, hứa hẹn làm sổ đỏ. Đánh vào tâm lí lợi nhuận cao, nhà đầu tư đổ xô mua nhà và cho FLC thuê lại. Theo hợp đồng thì 6 tháng một lần, FLC phải thanh toán lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết họ bị “ăn quả đắng”. FLC chỉ thanh toán được 1 - 2 lần vào cuối năm 2018, đầu năm 2019, còn từ đó đến nay FLC “ăn quỵt”. 4-5 năm qua, FLC đã chiếm dụng hàng chục nghìn tỉ đồng lợi nhuận....