Độc đáo vật cầu - kéo mỏ trong Hội Xuân làng Ngải Khê

Làng Ngải Khê xưa là trang Ngải Khê thuộc tổng Già Cầu, nay thuộc xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Lúc mới hình thành, trang Ngải Khê chỉ có xóm Trên, theo thời gian trang lập thêm xóm mới gọi là xóm Dưới.

Xóm Trên nằm trên phiến đất hình con rùa, xóm Dưới nằm trên phiến đất hình con rồng. Làng có hai đình, hai miếu, một ngôi chùa. Hiện nay còn hai ngôi miếu, một ngôi chùa và ngôi đình của xóm Trên. Đình xóm Dưới bị giặc Pháp bắn phá tan nát, nay không còn nữa. Đình xóm Trên được xây gạch lợp ngói năm 1947, cũng bị đại bác Pháp bắn thủng một gian, nay đã được tu sửa lại.

Theo thần phả thì làng thờ bốn vị Thành hoàng.

Đệ nhất Thành hoàng là Quốc mẫu Hoàng Thái hậu.

Đệ nhị Thành hoàng là Bát nội Thái uý Trung Phụ dũng vũ Uy Thắng Chiêu Nhân Đại vương.

Đệ tam Thành hoàng là Bảo hộ quốc thọ Thiên Hưng Đại vương.

Đệ tứ Thành hoàng là Thiên Hộ Quốc linh ứng Chương Vũ Trung Linh Đại vương.

Trong bốn vị thần đó, có hai vị vốn là người Ngải Khê, đó là Quốc mẫu Hoàng Thái hậu và Bát nội Thái uý.

Chủ tế nâng quả cầu chuẩn bị ném vào sân.
Chủ tế nâng quả cầu chuẩn bị ném vào sân.

Bốn vị thành hoàng là những vị có công giúp nước đánh giặc, giúp dân đuổi cướp, chữa trị bệnh tật, trồng trọt, làm ăn mở mang hương quán. Để ghi nhớ công ơn các vị thành hoàng làng, hằng năm, làng Ngải Khê đều mở Lễ hội vào ngày 6 tháng Giêng đầu Xuân năm mới- cũng là ngày Tết khai hạ.

Tại Lễ hội, sau khi tiến hành tế lễ Thành hoàng làng trang nghiêm và thành kính, làng tổ chức nhiều trò chơi, trò thi dân gian khá phong phú và hấp dẫn, trong đó tiêu biểu nhất mang đậm nét độc đáo của Ngải Khê là hai trò chơi dân gian Vật cầu và Kéo mỏ.

Trò vật cầu

Vật cầu là một trò chơi dân gian độc đáo của làng Ngải Khê - một trò hiếm có trong vùng. Quả cầu không phải là làm bằng da, bằng cao su, hay bằng nhựa, mà bằng…củ chuối - một loại cây rất gần gũi, gắn bó với người dân nông thôn.

Củ chuối của cây chuối già được đẽo gọt rất tỉ mỉ thành hình cầu hơi dẹt, đường kính từ 20 - 30cm, đánh bóng nhẵn nhụi rất công phu, bôi trơn bóng nhẫy, vồ ôm nó cứ trơn truội khỏi tay.

Trò chơi bắt đầu bằng mục khai cầu của chủ tế. Dân làng đủ mọi tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi, không phân biệt giàu nghéo, sang hèn, tụ tập đầy đủ, đông đúc giữa sân đình. Lệnh tuyên bố trò chơi bắt đầu được phát ra, chủ tế trong trang phục khăn áo tế màu đỏ tươi đứng trước giữa cửa đình, hai tay trịnh trọng nâng quả cầu lên. Hàng trăm con mắt chăm chắm hướng vào quả cầu, hồi hộp chờ đợi. Chủ tế nâng quả cầu lên cao quá đầu, đưa lên đưa xuống mấy nhịp rồi tung quả cầu vào giữa sân. đám đông gồm đủ nam - phụ - lão - ấu đang im phăng phắc chờ, chợt ào cả về phía quả cầu, miệng hò hét, tranh cướp, vật lộn, chen lấn, xô đẩy nhau... Quả cầu bóng nhẫy trơn như bôi mỡ như không muốn “dính” vào tay ai. Nó cứ trơn tuột qua hàng trăm bàn tay, lăn đi tứ phía. Quả cầu lăn về phía nào, cả đám đông ùa về phía đó, chen lấn, xô đẩy, hò hét ầm ầm cả sân đình, ôm được quả cầu chẳng phải chuyện chơi! Trong khi đó, tiếng trống thúc giục, tiếng loa truyền vang, tiếng reo hò mỗi lúc càng náo động như sóng trào, như bão tố.

Cứ thế, cuộc vật lộn, xô đẩy, tranh cướp, quần nhau kéo dài khiến nhiều người mệt nhoài “thở cả ra đằng tai”, đuối sức, đành phải bỏ cuộc, để rồi cuối cùng người sức khoẻ dẻo dai, tinh nhanh, khôn khéo, lừa ôm chặt được quả cầu trong ngực, chạy tách khỏi đám đông, thẳng hướng ao đình, ném quả cầu xuống ao. Đó là người đó chiến thắng. Vận may, hạnh phúc và vinh quang sẽ đến với người thắng trong suốt cả năm, được mọi người trong làng ngợi khen, nể phục!

Khi quả cầu đã có người ôm được, cũng là lúc cụ cao tuổi nhất làng phát lộc thánh. Lộc thánh là mâm táo quả và xấp tiền lẻ. Cụ tung táo ra giữa sân đình. Hết táo là tung tiền. Mọi người lại xô vào cướp táo, cướp tiền sôi nổi, hỉ hả. Ai cướp được lộc thánh người đó được nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng trong cả năm.

Trò kéo mỏ

Mọi người đang còn hỉ hả về trò vật cầu và nâng niu lộc thánh vừa lượm được thì trò kéo mỏ lại được tiếp diễn.

Kéo mỏ có phần giống như kéo co ngày nay nhưng vật để kéo không phải bằng thừng, bằng dây, mà bằng hai cây tre. Dân làng Ngải Khê xưa chọn hai cây tre bánh tẻ, thẳng, dài khoảng 6-7 mét. Hai cây tre tương đối đều nhau, kể cả tuổi cây, cả chất lượng cây, đủ ngọn, không đốt nào bị sâu, bị kiến. Số đốt tre được tính từ gốc trở lên theo 4 chữ định mệnh: Sinh, lão, bệnh, tử. Đốt cuối cùng phải đúng vào chữ “sinh”, tránh chữ “tử”. Hai ngọn tre được hơ lửa cho dẻo, mềm và dai rồi xoáy vặn quặp lại như hai cái mỏ ngoặc vào nhau rồi dùng lạt mềm buộc thật chặt cố định lại để làm vật kéo, nên gọi là kéo mỏ.

Kéo mỏ trẻ em.
Kéo mỏ trẻ em.

Khác với kéo co, kéo mỏ trước khi vào cuộc, hai bên kéo thử, du đi du lại ba lần. Nhưng người cao tuổi trong làng kéo làm mẫu trước. Kéo mỏ ở Ngải Khê xưa được chia ra nhiều hiệp thi: Thi giữa giáp này với giáp kia, giữa xóm Trên với xóm Dưới. Số người hai bên phải bằng nhau. Lực lượng cũng được lựa chọn những tay khoẻ mạnh, cân sức cân tài. Những người được lựa chọn vào đội kéo mỏ được nai nịt gọn gàng, được các phe giáp hoặc dân trong xóm động viên tinh thần, dặn dò, giao trách nhiệm hoàn thành tốt cuộc thi của đội mình…, nên ai nấy đều chuẩn bị tinh thần, rèn luyện sức khoẻ, dồn tâm lực vào đôi tay, đôi chân và toàn thân với tinh thần quyết tâm giành chiến thắng.

Hai đội ra sân. Một vạch vôi kẻ dài làm ranh giới. Hai cây tre mỏ đặt hai bên, chỗ hai mỏ ngoặc giao nhau đặt giữa vạch vôi. Lệnh phát ra. Cuộc thi kéo mỏ bắt đầu.

Cả hai bên dùng hết sức mạnh, nắm chắc cây tre mỏ kéo về phía mình. Tiếng trống nổi lên! Tiếng reo hò vang dậy. Những người đứng ngoài xem, nhất là những người cùng phe giáp, cùng xóm… với đội đang tham gia thi kéo mỏ thì reo hò, ra sức động viên cổ vũ cho “quân mình” giành chiến thắng. Những người trong cuộc kéo thì dùng hết sức lực gié chân chèo, tay nắm chắc cây mỏ, gồng người lên lôi hết sức về phía mình. Cả hai bên bám chắc hai cây mỏ, như một “dây” người gồng mình lên mà co, mà kéo. Cuộc đua sức thu hút toàn bộ tâm sức của người chơi lẫn người xem vào cuộc thi sức thi tài vô tư, thoải mái, hết mình vì ngày hội lớn của quê hương. Đội thắng là đội kéo được cây mỏ của đối phương qua vạch vôi về phía sân mình. Cả sân đình lại rộn lên tiếng hò reo và mọi người tràn vào sân đình vồ vập, bắt tay, công kênh, rồi đấm thùm thụp vào lưng những người chiến thắng…!

Giải thưởng cho phía bên thắng chẳng có gì to tát. Nhưng nó là nguồn động viên tinh thần vô cùng quý giá, là niềm hãnh diện đáng yêu trong ngày đầu Xuân, năm mới. Người Ngải Khê xưa rất công bằng, rất nhân hậu. Bởi bên thắng cũng như bên thua đều được chia lộc, một thứ lộc đặc biệt quý giành cho những người tham gia kéo mỏ. Đó là sau trò thi, hai cây tre kéo mỏ được chẻ ra, chặt ra từng mảnh nhỏ chia cho những người tham gia kéo mỏ, coi đây là lộc quý đầu năm mới. Những người được nhận lộc tre của cây mỏ này đem về chế thành tăm tre. Tăm tre được vót cẩn thận, nhẵn bóng, to dài hơn chiếc tăm bình thường và một đầu vót nhọn, ngâm tẩm nước muối đem luộc sôi kĩ để chống mốc cất giữ được lâu. Tăm này chỉ đem ra dùng trong những ngày trọng đại như ngày lễ, ngày Tết, ngày giỗ, tiếp khách quý, bạn thân, hoặc tặng, biếu làm quà kỉ niệm. Các cụ ông ngày xưa để tóc dài, chiếc tăm này còn dùng để cài lên búi tóc.

* * *

Do hoàn cảnh lịch sử, lễ hội và trò thi vật cầu, kéo mỏ ở Ngải Khê bị ngừng một thời gian dài. Những năm gần đây, lễ hội truyền thống với trò vật cầu, kéo mỏ ở Ngải Khê được tổ chức trở lại, với sự hoan nghênh, hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể dân làng. Quả cầu bằng củ chuối lại lăn trên sân đình Ngải Khê trong hội Xuân. Trò kéo mỏ được kế thừa và sáng tạo, cải tiến đa dạng hơn, để tăng phần luyện tập và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, như kéo mỏ đồng đội nam với nhau, nữ với nhau, đồng đội nam nữ, kéo đôi, kéo đơn,… Để giáo dục tinh thần và ý thức tập thể, trò kéo mỏ được tổ chức thi đồng đội các đoàn thể: Cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ với câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản… Đặc biệt, người Ngải Khê còn truyền dạy trò kéo mỏ cho thiếu niên nhi đồng, nhằm duy trì, gìn giữ trò chơi truyền thống, một nét đẹp văn hoá độc đáo của quê hương.

* * *

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2023, tại đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao TP Hà Nội, UBND quận Long Biên và Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về bảo vệ và phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại. đồng thời trình diễn, giao lưu trò chơi kéo co của một số tỉnh trong nước và Hàn Quốc. Tại đây, đội kéo mỏ làng Ngải Khê vinh dự được mời tham gia và biểu diễn màn kéo mỏ, được Ban tổ chức và mọi người tham dự đánh giá rất cao.

Cao Xuân Quế

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Nỗi xót thương vỡ òa trong nước mắt

Nỗi xót thương vỡ òa trong nước mắt

Tình cảm mẹ con là một đề tài thường thấy trong thơ ca từ xưa đến nay. Đề tài càng cũ đòi hỏi người viết càng phải tìm tòi và đào sâu suy nghĩ để có được những hình ảnh thơ mới lạ. Tác giả Hiền Mặc Chất đã làm được điều đó khi viết bài thơ “Mẹ”.
Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè

Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??
Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tiếng âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng cùng với điệu múa xoang của đồng bào dân tộc thiểu số được lưu giữ đến hôm nay là nhờ các thế hệ trẻ kế cận. Hiện nay các ngành chức năng đang nỗ lực dành mọi nguồn lực đầu tư, tiếp sức cho thế hệ trẻ để bảo tồn tiếng cồng chiêng mãi ngân vang.
Ngôi đền cổ trên đỉnh Đuổm sơn

Ngôi đền cổ trên đỉnh Đuổm sơn

Đền Đuổm có niên đại hơn 800 năm, tọa lạc uy nghi cổ kính trên đỉnh Đuổm sơn hùng vĩ, là danh thắng tâm linh độc đáo ở Thái Nguyên.

Tin khác

Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng
Thạch Thành là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 58 km, phía Bắc và Tây Bắc giáp các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc (Hòa Bình); phía đông bắc giáp huyện Nho Quan (Ninh Bình). Ðặc biệt, huyện Thạch Thành có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm dừng chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại- dịch vụ và du lịch. Vị trí địa lý này đem lại những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở Thạch Thành.

Hai bên bờ Sê Pôn

Hai bên bờ Sê Pôn
Nơi biên thùy, những người dân ở các bản Việt - Lào hỗ trợ, cùng nhau vượt qua gian khó, từng bước phát triển kinh tế, vun bồi tình hữu nghị Việt - Lào ngày càng bền vững...

Nghệ thuật từ những mảnh vỡ

Nghệ thuật từ những mảnh vỡ
Từ những mảnh vỡ, cùng sự tưởng tượng phong phú và đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân như tụ tích nghệ thuật của trăm năm cha ông truyền lại, đã tạo nên nhiều kiến trúc độc đáo đỉnh cao của kiệt tác mà không nơi nào có được…

Ngợi ca tinh thần vượt khó của người dân làng chài

Ngợi ca tinh thần vượt khó của người dân làng chài
Lễ hội đình Cẩm Hải có từ năm 1980, nhằm tôn vinh 6 vị đại vương, là những người đã có công khai sinh ra đất Trà Cổ, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và sau đó nhiều con cháu họ lại tiếp tục di chuyển đến Cẩm Phả để hình thành vùng đất Cẩm Hải ngày nay.

Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam
Theo con đường uốn lượn quanh những rừng cọ trập trùng, những nương chè xanh tốt bạt ngàn là đến được xã Gia Điền, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, nơi có Nhà bia lưu niệm, nơi cội nguồn của văn nghệ kháng chiến Việt Nam.

Tỉnh Bình Định: Du khách thích thú xem múa Chăm bên tháp cổ nghìn năm tuổi

Tỉnh Bình Định: Du khách thích thú xem múa Chăm bên tháp cổ nghìn năm tuổi
Mùa du lịch hè năm nay, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tiếp đãi khách du lịch trong và ngoài nước một chương trình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc đến từ tỉnh Ninh Thuận. Đó là những bài hát, điệu múa, âm thanh nhạc cụ của người Chăm được ngân vang bên tháp cổ nghìn năm tuổi.

Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024
Lần đầu tiên gặp nhau tại chung kết Euro, Tây Ban Nha cho thấy thành tích tốt hơn tuyển Anh thông qua lịch sử đối đầu của 2 đội. Trận chung kết diễn ra vào 02h00 rạng sáng ngày 15/7 trên SVĐ Olimpico (Berlin).

Tình cha

Tình cha
Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.

Mai một làng nghề đan lát Yến Nê

Mai một làng nghề đan lát Yến Nê
Hoà Tiến là xã thuần nông của huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng. Ngoài đất đai trù phú, ở đây còn phát triển nhiều làng nghề truyền thống của tổ tiên, ông bà bao đời để lại. Nhưng hiện nay, các làng nghề như dệt chiếu, đan lát, chằm nón… có nguy cơ mai một, thất truyền...

Hai người đàn bà

Hai người đàn bà
Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:

Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?
Vượt qua những đối thủ “đáng gờm”, trận chung kết Euro 2024 là cuộc chạm trán giữa Anh vs Tây Ban Nha.

Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần
Công viên nước Sầm Sơn đang áp dụng ưu đãi đồng giá vè tất cả các ngày trong tuần, không phân biệt cuối tuần dành cho du khách đến vui chơi và trải nghiệm các trò chơi hấp dẫn dịp hè.

Về Quảng Ngãi viếng mộ cụ Huỳnh

Về Quảng Ngãi viếng mộ cụ Huỳnh
Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng - nhà hoạt động cách mạng, nhà báo, nhà văn xuất sắc của dân tộc ở nửa đầu thế kỉ XX, tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Ấn, cách tam quan chùa Thiên Ấn khoảng 100m về phía Tây, thuộc địa phận xã Tịnh Ấn Đông, cách sông Trà Khúc và TP Quảng Ngãi khoảng 3km. Cùng với núi và chùa Thiên Ấn, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia năm 1990.

Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này
Cùng với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024, một chuỗi các lễ hội và show diễn đẳng cấp diễn ra tại mọi ngóc ngách thành phố đưa Đà Nẵng thành điểm đến hot nhất cả nước hè này.

Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024
Trận bán kết 2 được đánh giá “ngang tài, ngang sức” giữa đội tuyển Hà Lan vs đội tuyển Anh sẽ diễn ra vào lúc 2 giờ rạng sáng ngày 11/7, trên SVĐ Signal Iduna Park (Dortmund).
Xem thêm
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tiếng âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng cùng với điệu múa xoang của đồng bào dân tộc thiểu số được lưu giữ đến hôm nay là nhờ các thế hệ trẻ kế cận. Hiện nay các ngành chức năng đang nỗ lực dành mọi nguồn lực đầu tư, tiếp sức cho thế hệ trẻ để bảo tồn tiếng cồng chiêng mãi ngân vang.
Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Theo con đường uốn lượn quanh những rừng cọ trập trùng, những nương chè xanh tốt bạt ngàn là đến được xã Gia Điền, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, nơi có Nhà bia lưu niệm, nơi cội nguồn của văn nghệ kháng chiến Việt Nam.
Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Huyện Thạch Thành có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm dừng chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại- dịch vụ và du lịch. Vị trí địa lý này đem lại những
Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đang áp dụng ưu đãi đồng giá vè tất cả các ngày trong tuần, không phân biệt cuối tuần dành cho du khách đến vui chơi và trải nghiệm.
Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Cùng với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024, một chuỗi các lễ hội và show diễn đẳng cấp diễn ra tại mọi ngóc ngách thành phố đưa Đà Nẵng thành điểm đến hot nhất cả nước hè này.
Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Lần đầu tiên gặp nhau tại chung kết Euro, Tây Ban Nha cho thấy thành tích tốt hơn tuyển Anh thông qua lịch sử đối đầu của 2 đội. Trận chung kết diễn ra vào 02h00 rạng sáng ngày 15/7 trên SVĐ Olimpico (Berlin).
Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Vượt qua những đối thủ “đáng gờm”, trận chung kết Euro 2024 là cuộc chạm trán giữa Anh vs Tây Ban Nha.
Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Trận bán kết 2 được đánh giá “ngang tài, ngang sức” giữa đội tuyển Hà Lan vs đội tuyển Anh sẽ diễn ra vào lúc 2 giờ sáng ngày 11/7, trên SVĐ Signal Iduna Park (Dortmund).
Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè

Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??
Tình cha

Tình cha

Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.
Hai người đàn bà

Hai người đàn bà

Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động