Ngôi nhà dưới chân núi Sim

Văn hóa - Thể thao 16/06/2025 13:09
Về quê làm giàu” Tập 11 tiếp tục hành trình tại Quảng Nam – Vùng đất giàu truyền thống văn hóa và là cái nôi của nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng của Việt Nam. Trong tập này, nghệ sĩ Kim Tử Long sẽ đảm nhận vai trò MC chính thay thế cho MC Quyền Linh, dẫn dắt hành trình trải nghiệm tại Làng Lụa Mã Châu nơi lưu giữ tinh hoa nghề dệt lụa tơ tằm hơn 600 năm tuổi. Cùng đồng hành trong tập này còn có ca sĩ Hari Won, diễn viên Long Vũ và sự xuất hiện đặc biệt của rapper Pháo - nhân tố mới mẻ, trẻ trung, góp phần làm mới không khí chương trình.
Làng lụa Mã Châu hình thành từ thế kỷ 15, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Từng là nơi cung cấp lụa cho hoàng cung và giao thương nhộn nhịp qua cảng Hội An, Mã Châu lưu giữ kỹ thuật thủ công độc đáo, là minh chứng sống động cho sự bền bỉ, khéo léo và tài hoa của biết bao thế hệ người thợ xứ Quảng. Trải qua bao thăng trầm, nghề dệt có lúc tưởng chừng mai một, nhưng bằng tình yêu nghề và sự kiên định của người dân địa phương, Mã Châu đã hồi sinh và phát triển, trở thành niềm tự hào của người dân Quảng Nam.
![]() |
Lụa Mã Châu mang một vẻ đẹp riêng: giản dị nhưng tinh tế, nổi bật với hoa văn cổ, chất liệu tơ tằm đanh mịn, nhuộm hoàn toàn bằng nguyên liệu thiên nhiên như vỏ cây, lá trà. Không chỉ đẹp về hình thức, lụa còn có khả năng thích ứng với thời tiết – mát vào hè, ấm vào đông, dịu nhẹ và an toàn cho làn da. Để hoàn thiện một tấm lụa, người thợ nơi đây phải trải qua gần 20 công đoạn như trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, nhuộm màu, dệt vải. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn và niềm đam mê sâu sắc với nghề truyền thống. Ngày nay, máy móc được ứng dụng để hỗ trợ, nhưng tinh thần thủ công và bàn tay tinh xảo của người thợ vẫn là linh hồn làm nên tấm lụa Mã Châu trứ danh.
Đến với làng lụa Mã Châu, Hari Won như lạc vào một không gian nhuốm màu thời gian, nơi từng sợi tơ như cất giữ bao câu chuyện trăm năm của xứ Quảng. Trong vai trò người dẫn dắt cùng nghệ nhân, Hari được chào đón bằng nụ cười thân thiện và lời giới thiệu đầy tự hào: “Chào mừng Hari đến với làng lụa Mã Châu!”
Tại đây, Hari Won gặp gỡ nghệ nhân Trần Thị Yến người trực tiếp giới thiệu quy trình ươm tơ, công đoạn đầu tiên trong chuỗi sản xuất lụa. Bên nồi nước sôi nghi ngút bốc hơi ở nhiệt độ 70–80 độ C, nghệ nhân Yến chia sẻ: “Chúng tôi kéo sợi tơ từ kén tằm đây chính là nguyên liệu chính để dệt nên những tấm lụa Mã Châu. Một chiếc kén có thể cho ra khoảng 900–1000 mét sợi. Nghề làm lụa có rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo. Nhưng hiện nay, người trẻ thường không còn mặn mà với những công việc thủ công tỉ mỉ này, khiến cho làng nghề ngày càng mai một.”
![]() |
Một trong những khoảnh khắc xúc động nhất là khi Hari Won được gặp ông Trần Hữu Phương nghệ nhân đời thứ 17 của làng, người duy nhất còn gắn bó trọn vẹn với nghề dệt lụa truyền thống từ năm 8 tuổi. Ông kể: “Tôi không bắt buộc con cái theo nghề, chỉ mong các con học hành đàng hoàng để có quyền tự lựa chọn tương lai. Nhưng cuối cùng, chính các con lại quay về tiếp nối truyền thống của gia đình, như một sứ mệnh ăn sâu trong máu.”
Chia sẻ với Hari, nghệ nhân Phương không giấu được niềm tự hào khi nhắc đến lụa xứ Quảng: “Người Quảng Nam từ lâu đã xem tơ lụa như biểu tượng văn hóa - Tơ lụa mỹ miều – ban mai mắc gửi – buổi chiều ươm tơ”. Giữ nghề là giữ lấy cái hồn văn hóa cho con cháu sau này.”
Trải nghiệm công đoạn quay tơ dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, Hari Won bày tỏ sự khâm phục: “Hari thật sự nể phục những người thợ đã dành cả đời gìn giữ nghề. Trải qua công đoạn quay tơ, Hari thấy mình như trở thành một người phụ nữ dịu dàng, góp phần vào câu chuyện gìn giữ truyền thống. Đã tham gia rồi thì Hari phải có trách nhiệm giới thiệu và giúp tiêu thụ lụa tơ tằm Mã Châu!” - cô nói vui khi được nghệ nhân khen: “Lụa đẹp, mà con cũng đẹp.”
Bằng sự chân thành, Hari chia sẻ mong muốn lan tỏa nghề dệt lụa truyền thống đến với đông đảo công chúng hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ. "Chỉ khi nhiều người biết và yêu nghề, thì những làng nghề lâu đời như Mã Châu mới có thể tiếp tục tồn tại, sống mãi trong lòng văn hóa Việt."
Mở đầu tập 11, trong một buổi sáng đầy nắng, khung cảnh mát mẻ, nên thơ với hàng trúc xanh mướt bên làng lụa Mã Châu, nghệ sĩ Kim Tử Long xuất hiện với nụ cười rạng rỡ và tinh thần đầy háo hức. Anh vừa đặt chân tới đã nhận được cuộc gọi từ MC Quyền Linh người “nhờ vả” đàn anh tạm thay mình dẫn chương trình Về Quê Làm Giàu. Không chỉ dặn dò chú Long lên YouTube xem lại các tập trước để “bắt chước” phong cách dẫn dắt gần gũi của mình, Quyền Linh còn nhấn mạnh: “Chỉ là thay mặt vài tập thôi nha!”
![]() |
Đáp lại lời mời bất ngờ nhưng đầy thú vị ấy, nghệ sĩ Kim Tử Long không ngần ngại đồng ý. Tuy nhiên, anh cũng không quên nhắn nhủ: “Nhưng nhớ là không được la anh đó nghen!” kèm theo lời đề nghị dí dỏm: “Anh thấy mình cũng hợp nè, thôi cho anh làm luôn mười mấy tập sau đi, chứ em bận thì lâu lâu mới về được!”
Sự xuất hiện của Kim Tử Long lần đầu đảm nhận vai trò MC trong chương trình đã mang đến một làn gió mới, khiến không khí buổi ghi hình trở nên sôi động, thân tình mà vẫn đậm chất “Về Quê Làm Giàu”.
Tập 11 khép lại đầy cảm xúc với chiến thắng chung cuộc thuộc về Hari Won nghệ sĩ duy nhất giành được hai huy hiệu trong hành trình tại làng lụa Mã Châu chính thức được vinh danh là “Đại sứ Lụa Mã Châu”.
Bên cạnh đó, Nghệ sĩ Kim Tử Long trong vai trò MC không chỉ kết nối mạch cảm xúc chương trình, mà còn mang đến nguồn năng lượng vui tươi, gần gũi, với những màn dẫn dắt dí dỏm và duyên dáng, giúp không khí chương trình thêm phần sôi nổi, đậm đà bản sắc truyền thống pha nét hiện đại.
Chương trình “Về quê làm giàu” là hành trình đưa chúng ta về cội nguồn, nơi những tấm lụa Mã Châu kể câu chuyện về lòng yêu nghề và khát vọng làm giàu từ truyền thống. Qua đây, chương trình hy vọng giới trẻ sẽ tiếp tục giữ gìn và lan tỏa những giá trị này.
Với sứ mệnh đánh thức tiềm năng nông sản và tri thức bản địa, Halotimes đã khởi xướng “Về Quê Làm Giàu” như một nhịp cầu kết nối giữa doanh nghiệp và nông thôn.
Chương trình khai thác sức mạnh của công nghệ số và truyền thông hiện đại – như các hoạt động livestream bán đặc sản, quảng bá qua mạng xã hội – để đưa sản phẩm địa phương vươn xa, kết nối trực tiếp với cộng đồng tiêu dùng hiện đại. Qua đó, hành trình làm giàu từ những giá trị truyền thống được viết tiếp một cách sáng tạo và bền vững.