Độc đáo múa sư tử mèo ngày Tết

Những ngày này, khắp các thôn bản của người Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn đều rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng. Âm thanh náo nhiệt ấy như xua đi cái rét ngọt miền biên viễn.

Là một loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, năm 2017, Múa sư tử mèo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến nay, đây vẫn là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào Tày, Nùng mỗi dịp tết đến xuân về.

Múa sư tử mèo là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, chứa đựng nhiều thành tố như: âm nhạc, múa, võ thuật… với vũ điệu vui nhộn, khoẻ khoắn, dễ học, phù hợp với tinh thần thượng võ của người Tày, Nùng
Múa sư tử mèo là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, chứa đựng nhiều thành tố như: âm nhạc, múa, võ thuật… với vũ điệu vui nhộn, khoẻ khoắn, dễ học, phù hợp với tinh thần thượng võ của người Tày, Nùng

Những ngày này, khắp các thôn bản của người Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn đều rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng. Âm thanh náo nhiệt ấy như xua đi cái rét ngọt miền biên viễn.

Ngày tết, đội múa sư tử mèo của thôn Hợp Tân, xã Gia Cát sẽ đi từng nhà để cầu cho gia chủ năm mới nhiều sức khoẻ, ăn nên làm ra. Để chuẩn bị cho những màn múa mang ý nghĩa quan trọng ấy, đội múa gồm 8 người của thôn đã tập luyện công phu nhiều ngày qua.

Anh Hoàng Văn Biên, Đội trưởng đội múa sư tử mèo thôn Hợp Tân, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc nói: "Từ ngày bé tôi đã biết về điệu múa sư tử này rồi. Tầm 7, 8 tuổi đã đi theo các chú, các anh để xem họ tập múa cho sức khoẻ dẻo dai. Tết đến, người thì dạy múa, người thì học múa, không khí rất vui và rộn ràng".

Theo quan niệm của đồng bào Tày, Nùng, sư tử mèo là linh vật mang cả hai đặc điểm vừa mạnh mẽ như chúa sơn lâm vừa hiền lành và được thuần hoá như loài mèo. Đầu tư tử mèo hình tròn, bán kính khoảng 50cm, được làm bằng đất sét nặn rồi nung qua lửa. Sau đó, được sơn trang trí sặc sỡ với các gam màu chủ đạo là xanh, đỏ, đen, vàng, trắng với nét mặt hung dữ. Sư tử mèo có mắt to, mũi to, miệng rộng, tai nhỏ và chếch ra phía đằng sau; có râu bằng vải đỏ và đặc biệt là có 3 chiếc sừng. Cổ sư tử mèo được làm từ 3 hay 4 mảnh vải khâu lại với nhau và thường được gắn một lớp "bờm" bằng len màu xanh lá để thêm nổi bật và tạo sự uyển chuyển khi múa.

Vừa lau dọn, chỉnh trang những chiếc mặt nạ sư tử mèo, ông Nông Văn Hiện (sinh năm 1964), một trong những "lão làng" múa sư tử mèo ở tỉnh Lạng Sơn kể lại: Đam mê múa sư tử mèo từ khi còn nhỏ, ban đầu chỉ là "học lỏm", sau đó ông mạnh dạn theo học đội múa và thuần thục các động tác. Đội múa của ông thường xuyên được mời tham gia biểu diễn vào những dịp lễ tết trong làng, trong xã. Năm 1986, ông Hiện đứng ra thành lập Đội Múa sư tử thôn Hợp Tân. Từ chỗ chỉ có 18 người, nay đội múa đã tăng lên 60 người. Năm nào cũng vậy, đến độ tháng Chạp, ông lại đứng ra tổ chức tập luyện, ôn lại các động tác cho đội múa của thôn để chuẩn bị biểu diễn vào dịp tết và các lễ hội xuân.

Dịp tết Nguyên đán, đội múa sư tử mèo sẽ đi từng nhà trong bản để cầu chúc cho gia chủ sức khoẻ, gia đình năm mới ăn lên làm ra và gặp nhiều măy mắn
Dịp tết Nguyên đán, đội múa sư tử mèo sẽ đi từng nhà trong bản để cầu chúc cho gia chủ sức khoẻ, gia đình năm mới ăn lên làm ra và gặp nhiều măy mắn

Ông Hiện nói: "Điệu múa này đòi hỏi phải có sức khoẻ, tay múa phải dẻo mới múa được. Ai biết múa mà múa được lâu thì rèn luyện rất tốt cho sức khoẻ. Những người yếu thì sẽ không múa được vì khi cầm vào đầu con sư tử mèo điều khiển rất khó. Tay múa, chân bước đi phải phối hợp với nhau đều đặn. Tôi đi dạy hầu như các bạn trẻ đều rất thích về điệu múa này, bà con nhân dân rất ủng hộ".

Múa sư tử mèo là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, chứa đựng nhiều thành tố như: âm nhạc, múa, võ thuật… Điệu múa được ưa thích vì vũ điệu vui nhộn, khoẻ khoắn, dễ học, phù hợp với tinh thần thượng võ của người Tày, Nùng. Một đoàn múa sư tử mèo gồm 8 đến 16 người, trong đó phân công người gõ trống, chiêng, người múa võ. Người múa cầm đầu sư tử và các thành viên đeo mặt nạ đười ươi, mặt khỉ, cầm trên tay binh khí như đinh ba chạc, đoản đao, kiếm... Múa sư tử có các động tác cơ bản là xuống tấn, đi đường, chào và kính bái các ngôi miếu, gian thờ. Các thành viên thực hiện bài múa võ miệng ngậm dây đỏ (gọi là Ka hòng), dùng điệu nhảy để tiến tới con sư tử rồi thắt sợi dây vào miệng linh vật. Múa sư tử mèo thường được biểu diễn vào các ngày Tết, dịp lễ mừng xuân, Tết trung thu hay lễ hội Lồng Tồng. Đặc biệt vào dịp tết Nguyên đán, đội múa sư tử mèo sẽ đi từng nhà trong bản để cầu chúc cho gia chủ sức khoẻ, gia đình năm mới ăn nên làm ra và gặp nhiều may mắn.

Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian xứ Lạng cho hay: "Đội múa sư tử mèo đến chào gia chủ ngày tết sẽ múa từ cửa cho đến ban thờ. Sư tử mèo ở đâu là rộn ràng tới đó, xua tan đi một năm lao động cật lực vất vả để đón chào một năm mới phát triển. Đây trở thành một nét đẹp độc đáo, không những thể hiện khát vọng về sức khỏe của người Tày, Nùng mà còn thể hiện sự tâm linh. Múa sư tử mèo không phải lúc nào cũng múa, mà chỉ múa vào các dịp lễ tết. Trước khi lấy đầu tư tử mèo xuống, thì phải cúng xin thần thánh. Thông thường người đội trưởng đội múa (tức người quản lý đầu sư tử mèo) phải thịt con gà, làm lễ xin phép thì mới mở đầu sư tử mèo và đưa đi phục vụ các lễ hội."

Múa sư tử mèo thể hiện một cách sinh động và hấp dẫn về nhân sinh quan, thế giới quan, tư tưởng, tình cảm và khát vọng của đồng bào Tày, Nùng. Không chỉ thu nhỏ trong những bản làng ở vùng cao, đến nay điệu múa sư tử mèo đã được đưa đi trình diễn, giới thiệu, quảng bá trong các hoạt động, sự kiện văn hóa trong và ngoài tỉnh. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống đặc sắc này đang ngày được chính quyền địa phương quan tâm.

Là điệu múa truyền thống được lưu giữ qua nhiều đời nay của người Tày, Nùng, múa sư tử mèo giờ đây được coi là hồn cốt của người Tày Nùng, tạo nên tính riêng có mảnh đất xứ Lạng, góp phần níu chân và hút khách du lịch thập phương
Là điệu múa truyền thống được lưu giữ qua nhiều đời nay của người Tày, Nùng, múa sư tử mèo giờ đây được coi là hồn cốt của người Tày Nùng, tạo nên tính riêng có mảnh đất xứ Lạng, góp phần níu chân và hút khách du lịch thập phương

Bà Hoàng Thị Phương Huệ, Trưởng phòng Văn hoá huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Hiện nay trên địa bàn huyện có 20 đội múa sư tử mèo. Đặc biệt trên địa bàn xã Hải Yến, đã thành lập được các đội sư tử mèo nhỏ, gồm các em từ 16 đến 15 tuổi. Cùng với đó, điệu múa sư tử đã được đưa vào dạy ở trong các trường Trung học cơ sở. Các nghệ nhân thường xuyên truyền dạy cho các em học sinh trong trường theo lịch hoạt động ngoại khoá của các nhà trường."

Tết đến, xuân về, âm thanh của trống, chiêng và điệu múa sư tử mèo mang đến niềm vui, sự huyên náo, rộng ràng cho những bản làng xa xôi ở biên giới. Là điệu múa truyền thống được lưu giữ qua nhiều đời nay của người Tày, Nùng, múa sư tử mèo giờ đây được coi là hồn cốt của người Tày Nùng, tạo nên tính riêng có của mảnh đất xứ Lạng, góp phần níu chân và hút khách du lịch thập phương./.

Theo Vov.vn

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khỏe để nêu gương sáng, tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương

Khỏe để nêu gương sáng, tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương

Ngày 21/3, trên 70 hội viên NCT phường Mộc Lỵ, thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La có bài đồng diễn dưỡng sinh trên nền nhạc “Khỏe vì nước” đồng đều, đẹp mắt tại Lễ phát động Ngày chạy Oyimpic vì sức khỏe toàn dân năm 2025.
Mừng thọ - nét đẹp văn hóa tri ân người cao tuổi

Mừng thọ - nét đẹp văn hóa tri ân người cao tuổi

Mỗi độ Xuân về, mừng thọ NCT là nghi lễ cổ truyền, là một nét đẹp văn hóa vốn có từ lâu đời của người Việt Nam. Qua lễ mừng thọ, con cháu có dịp thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà cha mẹ, xã hội thể hiện được sự trọng vọng tôn kính với những bậc cao niên. Bản thân NCT cũng cảm thấy được tôn vinh và sống vui, sống khỏe hơn.
Lễ hội đình Duệ Tú – Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Lễ hội đình Duệ Tú – Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Ban quản lý di tích phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa phối hợp với Tiểu ban quản lý di tích Đình Duệ Tú tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Duệ Tú năm 2025.
Lời hứa

Lời hứa

Một sáng đầu Xuân, mưa bay lất phất, rắc xuống vô vàn những hạt ngọc sáng lóng lánh của bồn hoa cây cảnh trên khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Quang cảnh nơi đây trở nên rực rỡ bởi được ánh nắng non từ hướng Đông đang từ từ nhô lên, rọi vào tấm panô kỉ niệm “Ngày thầy thuốc Việt Nam” được đặt trang trọng ngay trước sảnh.
Lễ tế tổ họ Đoàn Việt Nam phía Nam năm 2025

Lễ tế tổ họ Đoàn Việt Nam phía Nam năm 2025

Mới đây, Ban Quản lý Đền thờ Tổ họ Đoàn Việt Nam phía Nam vừa long trọng tổ chức Lễ tế tổ và gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Tin khác

Chuẩn bị diễn ra Lễ hội truyền thống Đền Mõ

Chuẩn bị diễn ra Lễ hội truyền thống Đền Mõ
Trong 3 ngày 11 đến 13/3 (tức ngày 12,13,14/2 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia Đền - Chùa Mõ xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ hội truyền thống dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025.

NCT hòa vào dòng chảy kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

NCT hòa vào dòng chảy kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Ngày 1/3, Trung tâm Văn hóa NCT Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và giao lưu nghệ thuật “Gương sáng NCT”. Tham dự Hội nghị có ông Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Chăm sóc NCT; ông Nguyễn Văn Chính, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Phát huy vai trò NCT Trung ương Hội; ông Nguyễn Thế Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Hội NCT TP Hà Nội; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội, Hội NCT TP Hà Nội; các đơn vị phối hợp và các Đoàn nghệ thuật, CLB của Trung tâm.

Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào: Nét đẹp văn hóa của vùng quê xứ Nghệ

Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào: Nét đẹp văn hóa của vùng quê xứ Nghệ
Hằng năm, cứ vào trung tuần tháng Giêng, người dân địa phương cùng du khách thập phương lại náo nức đến dự lễ khai hội Đền Vạn - Cửa Rào (tại xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Năm 2025, lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 17 - 19/2 (tức 20 - 22 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa miền Tây xứ Nghệ.

Thăm ngôi đền cổ hơn 800 năm trên đỉnh Đuổm sơn

Thăm ngôi đền cổ hơn 800 năm trên đỉnh Đuổm sơn
Đền Đuổm là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, tọa lạc trên núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Hành trình về đền thờ Vua Lê Thái Tổ

Hành trình về đền thờ Vua Lê Thái Tổ
Xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu có một di tích lịch sử quý báu được dựng lên để tưởng nhớ công lao của vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi, đó là đền thờ Vua Lê Thái Tổ (thường gọi là bia Lê Lợi).

Nhà văn Lý Lan ký tặng và giao lưu cùng độc giả

Nhà văn Lý Lan ký tặng và giao lưu cùng độc giả
Sáng ngày 22/2, tại đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra buổi gặp gỡ, tặng chữ ký cho bạn đọc và chụp hình lưu niệm với nhà văn- dịch giả Lý Lan. Sự kiện do Nhà Xuất bản trẻ tổ chức, buổi giao lưu những nội dung văn học, các tác phẩm văn học và tác phẩm dịch của nhà văn, đặc biệt là về hai cuốn sách dành cho trẻ em Tự truyện một con heo, Bí mật của tôi và Thằn Lằn Đen.

Khí thế mới từ “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Khí thế mới từ “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025
“Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, nhóm phóng viên Tạp chí Người cao tuổi, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội được theo chân lãnh đạo Hội NCT TP Hà Nội về dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại quê hương Hai Bà Trưng - xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk: Tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk:  Tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và mừng Xuân mới Ất Tỵ năm 2025, trong những ngày đầu năm mới, các địa phương trong huyện Cư Kuin tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao. Điểm nhấn của các hoạt động này là những lễ hội truyền thống như: đua thuyền truyền thống xã Ea Hu; Lễ hội Văn hóa Dân gian Việt Bắc xã Cư Êwi.

Người “thổi hồn” vào nét chữ dân tộc Thái

Người “thổi hồn” vào nét chữ dân tộc Thái
Thầy Hà Văn Ngợi, Phó Hiệu trưởng Trường THCS&PTTH Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa dạy môn Toán. Nhưng bên cạnh niềm đam mê Toán học, thầy Ngợi dành rất nhiều tình yêu, rất nhiều tâm huyết cho một loại hình nghệ thuật: Thư pháp tiếng Thái. Qua Thư pháp, những chữ tiếng Thái như được “thổi hồn”, trở nên sinh động. Với thầy Ngợi, những nét bút mềm mại, bay bổng như có một lực hấp dẫn, một sức hút mãnh liệt.

Tưng bừng lễ hội đua thuyền rồng truyền thống trên sông Đa Độ

Tưng bừng lễ hội đua thuyền rồng truyền thống trên sông Đa Độ
Lễ hội đua thuyền rồng truyền thống trên sông Đa Độ mang ý nghĩa linh thiêng, với ý niệm cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Hàng ngàn du khách thập phương về dâng hương lễ hội Am Tiên

Hàng ngàn du khách thập phương về dâng hương lễ hội Am Tiên
Sáng 6/2/2025 (tức ngày 9 tháng Giêng âm lịch năm Ất Tỵ) tại khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Nưa- Am Tiên hàng ngày du khách thập phương về dâng hương vãn cảnh đầu năm mặc dù thời tiết lạnh giá và mưa phùn.

Đền Cờn thu hút đông đảo Du khách trẩy hội đầu năm

Đền Cờn thu hút đông đảo Du khách trẩy hội đầu năm
Trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn du khách từ khắp nơi đã đổ về Đền Cờn, một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, để dâng hương và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Mặc dù thời tiết giá lạnh, nhưng không khí tại đây vẫn vô cùng nhộn nhịp và ấm áp.

Bình Thuận: Nhộn nhịp nhiều hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán

Bình Thuận: Nhộn nhịp nhiều hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán
Trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bình Thuận đã có nhiều hoạt động sôi nổi để phục vụ người dân địa phương và du khách.

Bình Thuận: Ấm áp trao quà cho người dân đi đường về quê ăn Tết

Bình Thuận: Ấm áp trao quà cho người dân đi đường về quê ăn Tết
Ngày 21/1, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã phối hợp với Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàm Tân tặng 350 phần quà cho người dân dọc đường về quê ăn Tết.

Trường Đại học Công đoàn tổ chức hội thi chào xuân mới

Trường Đại học Công đoàn tổ chức hội thi chào xuân mới
Ngày 20/1/2025, Công đoàn Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thi gói bánh chưng với chủ đề “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”. Đây là một trong những sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, góp phần tạo không khí Tết ấm cúng, đoàn kết trong toàn thể viên chức và người lao động Nhà trường.
Xem thêm
Có hẹn với Đà Lạt

Có hẹn với Đà Lạt

Tôi không nhớ nổi đã bao nhiêu lần lên Đà Lạt. Cao nguyên này buồn, cô đơn và lạnh. Tôi thích tản bộ qua những con dốc, ấn tượng đặc biệt với những con đường. Những con đường khác nhau, đôi khi lát đá, đôi khi bụi bặm, lúc quanh co nương nhẹ bước chân, lúc lại là những bậc thang mải miết lan man với dây leo và những cánh hoa quanh năm khoe sắc. Cuối mỗi con đường mở ra một Đà Lạt hư ảo, bất ngờ và cuốn hút.
Đà Nẵng lọt top điểm đến cho khách “đi một mình”

Đà Nẵng lọt top điểm đến cho khách “đi một mình”

Mới đây, cẩm nang du lịch hàng đầu thế giới Lonely Planet đã gợi ý Đà Nẵng là một trong 7 điểm đến tuyệt vời nhất ở Đông Nam Á dành cho khách du lịch một mình.
Hành hương về đất Phật

Hành hương về đất Phật

Ấn Độ là một Quốc gia ở Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Bu-tan và Nê-pan; phía Đông Bắc giáp Băng-la-đét, Miến Điện; phía Tây Bắc giáp Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan; phía Tây, Đông và Nam được Ấn Độ Dương bao bọc.
Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025

Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025

Sáng 15/3/2025, tại Nhà thi đấu đa năng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội thao VMU năm 2025.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng đội mưa chạy bộ cùng hàng trăm runner

Bí thư Thành ủy Hải Phòng đội mưa chạy bộ cùng hàng trăm runner

Không quản mưa gió, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu đã xuống đường hoàn thành gần 10km chạy bộ cùng hàng trăm runner trên địa bàn TP Hải Phòng.
Thấy gì từ Giải Cầu lông nội bộ CLB 44 Ba La Badminton?

Thấy gì từ Giải Cầu lông nội bộ CLB 44 Ba La Badminton?

Vào ngày cuối tuần, không khí ngoài trời xuống dưới 10 độ C, nhưng trong sân cầu lông 44 Ba La Hà Đông (TP Hà Nội) vẫn ấm áp bởi tiếng nói cười rộn rã, những tràng vỗ tay cổ vũ không ngớt của hàng trăm cổ động viên mỗi khi có pha cầu đẹp… Gần 30 vợt thủ của 12 đội thuộc CLB 44 Ba La Badminton tham gia tranh tài tại giải đấu nội bộ lần thứ nhất, năm 2025.
Giọt mật

Giọt mật

Chú Sáu tôi nói với Tâm mùa hạn này mà vắt mật ong thì đã tay phải biết. Mật thơm ngon, sóng sánh, sền sệt mượt mà chảy ra từ đôi bàn tay bóp chặt tảng mật.
Cấy dặm mùa Xuân

Cấy dặm mùa Xuân

Ngày chưa vợ, ba tôi từng có một mối tình đắm say, nhưng không thành. Người ấy là cô Năm Tươi cùng làng. Cô Năm Tươi xinh gái, phổng phao, con một.
Ca mổ đêm Giao thừa

Ca mổ đêm Giao thừa

Chiều 30 Tết, trời se lạnh và mưa bụi. Không khí Tết đã rạo rực lắm. Người xe tấp nập, hối hả ngược xuôi, ai cũng có vẻ vội vàng. Xe máy, xe đạp, xe ôtô các cỡ vào thành phố hầu như xe nào cũng kồng kềnh những cành đào.
Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Hollywood vừa chọn Cát Bà (Hải Phòng) làm bối cảnh cho dự án phim mới dự kiến chiếu rộng rãi trên Netflix, HBO,... Điều gì khiến hòn đảo này vượt qua nhiều địa danh nổi tiếng châu Á để được lựa chọn?
Đại nhạc hội Road to 8WONDER mở cổng bán vé với loạt trải nghiệm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Đại nhạc hội Road to 8WONDER mở cổng bán vé với loạt trải nghiệm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Ngày 19/02/2025, Lễ hội âm nhạc đỉnh cao Road to 8WONDER – The Next Icon tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) chính thức mở bán vé. Sự kiện sẽ là tâm điểm của giới trẻ với những màn biểu diễn đốt cháy sân khấu từ những biểu tượng mới trong làng n
Cận cảnh căn villa giá 100 triệu/đêm gây xôn xao trong “Yêu nhầm bạn thân”

Cận cảnh căn villa giá 100 triệu/đêm gây xôn xao trong “Yêu nhầm bạn thân”

Chiếm trọn spotlight trong phân đoạn Bình An và Toàn đặt chân đến Đà Nẵng của Yêu nhầm bạn thân là những khung cảnh đẹp đến đứng hình của khu nghỉ dưỡng InterContinental Da Nang và cả sự “xa hoa” của căn villa có giá đến 100 triệu đồng/đêm.
Phiên bản di động