Điều trị chứng cảm lạnh bằng... thực phẩm!
Sức khỏe 09/01/2021 14:15
Nước chanh: Nước chanh là thức uống tuyệt vời để làm dịu đau cổ họng, làm sạch máu và giảm bớt chất nhầy trong cổ họng. Cách đơn giản nhất là bạn thêm nước cốt của 1/2 quả chanh và 1 muỗng cà phê si rô chiết xuất từ lá phong vào một tách nước ấm để uống hằng ngày.
- Món xúp gà: Ngay từ thế kỉ XII, Maimonides (nhà triết học kiêm bác sĩ người Do Thái) đã phát hiện ra rằng món xúp gà là món ăn rất có lợi cho người bị bệnh cảm lạnh vì nó rất dễ ăn, khi ăn nóng sẽ có tác dụng thông mũi và giải cảm một cách hiệu quả.
- Mù tạt: Mù tạt có tác dụng làm giảm sốt, loại bỏ độc tố trong cơ thể và giúp chữa lành các màng nhầy trong phổi.
- Gừng: Trong củ gừng có chứa chất gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mạn tính.
- Tỏi: Tỏi có công dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cảm lạnh và cúm. Trong củ tỏi có chứa hoạt chất chống nấm, kháng khuẩn, kháng vi rút và giải độc tố ra ngoài cơ thể. Các nhà nghiên cứu khoa học ở Anh đã phát hiện ra rằng tỏi có thể làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Bạc hà: Trà bạc hà có khả năng làm thoát mồ hôi cho cơ thể rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm.
- Quả cam: Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy nếu mỗi ngày hấp thụ vitamin C có trong nước cam vắt, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng hết bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây còn cho thấy cứ 6 giờ lại uống 1.000 mg vitamin C sẽ có thể làm giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa được các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.
- Sữa chua: Trong sữa chua có chất men có thể khôi phục lại các vi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn.
- Mật ong: Mật ong là một trong những nguyên liệu quen thuộc sẵn có trong nhà bếp của nhiều gia đình. Ngoài tác dụng nấu ăn và làm đẹp, mật ong còn có đặc tính chữa bệnh rất tốt. Có thể dùng để trị ho và tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Chỉ cần pha 1 muỗng canh mật ong với một chút nước cốt chanh tươi cũng có thể tạo thành một loại xi rô trị ho hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ em.
- Thì là và gừng: Bạn cũng có thể điều trị bệnh cảm lạnh bằng cách thêm 1 muỗng cà phê hạt thì là và một chút gừng khô hoặc tươi vào 1 li nước sôi. Uống những khi cần thiết sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này.
- Muối: Dùng muối để súc miệng cũng là cách làm hay có thể làm dịu cổ họng bị đau. Bạn nên pha muối với nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để tăng thêm tác dụng chống viêm.
- Quả kiwi: Kiwi là một trong những loại hoa quả rất có lợi trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp. Đó là bởi trong quả kiwi có chứa lượng vitamin C cao có tác dụng thúc đẩy sự hình thành collagen, tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol, loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể và chống bệnh cảm lạnh.
- Nước: Nước là một trong những thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt khi cơ thể bị “tấn công” bởi một loại vi rút hay vi khuẩn nào đó thì vai trò của nước càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nước có tác dụng thanh lọc và giải độc cho cơ thể đồng nghĩa với việc cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp bạn nhanh chóng bình phục. Do vậy, ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng ta cũng cần lưu ý uống thật nhiều nước khi bị mắc bệnh cảm lạnh. Ngoài nước lọc, chúng ta cũng có thể uống thêm các loại nước trái cây thuộc họ nhà cam quýt để tổng hợp vitamin C cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Lưu ý: Nếu bạn đã dùng các loại thực phẩm nói trên nhưng các triệu chứng của bệnh cảm lạnh vẫn kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn thì cần đi khám bác sĩ để được điều trị tích cực hơn. Nhất là khi có các dấu hiệu như cơ thể yếu đi đột ngột hoặc sốt cao hơn thì nên đi đến bác sĩ càng sớm càng tốt.