Cảm lạnh có diễn biến như thế nào, cách phân biệt với cảm cúm?

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng tại đường hô hấp trên do virus gây ra. Các triệu chứng chủ yếu xuất hiện nhiều tại mũi và họng tương tự như cảm cúm gây nhầm lẫn. Vậy, cảm lạnh có diễn biến như thế nào, cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm...

Diễn biến của cảm lạnh

Mặc dù virus cúm tồn tại quanh năm, nhưng cảm cúm thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Trong khi cảm lạnh thường phát triển vào mùa lạnh là mùa đông và mùa xuân.

Bệnh cảm lạnh rất dễ lây lan, vì virus truyền từ người này sang người khác qua đường giọt bắn. Hơn nữa, những triệu chứng ban đầu của bệnh cảm lạnh thường không rõ ràng, nên dễ bị bỏ qua.

Ở giai đoạn 1: Thông thường cảm lạnh từ ngày thứ 1 - 3, người bệnh sẽ có biểu hiện hơi ngứa ở cổ, một vài cái hắt hơi hoặc cơn nhức đầu nhẹ có thể xuất hiện trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, đôi khi nó thoáng qua đến mức bạn không nhận biết được.

ýCó thể là ngay sáng hôm sau khi thức dậy, cổ họng bạn bắt đầu ngứa ran và bạn bắt đầu cảm thấy uể oải. Đây cũng là thời điểm có thể phát tán và lây lan virus sang những người xung quanh. Vì thế, hãy đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người khác.

Cảm lạnh có diễn biến như thế nào, cách phân biệt với cảm cúm?
Bệnh cảm lạnh rất dễ lây lan vì virus truyền qua đường giọt bắn.

Ở giai đoạn 2: Thông thường cảm lạnh từ ngày thứ 4 - 7 người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi nhất, bởi đây là lúc số lượng và mức độ hoạt động của virus cao nhất. Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, kèm theo có thể bị sốt.

Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và có chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh vẫn phải cách li với những người xung quanh, vì virus vẫn có khả năng lây lan.

Ở giai đoạn 3: Thông thường cảm lạnh từ ngày thứ 8 - 10, người bệnh sẽ thấy đỡ mệt hơn, bởi đây là giai đoạn phục hồi, vì cảm lạnh thông thường sẽ kết thúc sau 8 - 10 ngày. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn và bắt đầu muốn ăn nhiều thứ hơn. Triệu chứng còn sót lại cuối cùng sau 10 ngày thường là ho khan. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ và các triệu chứng tiếp tục xấu đi. Khi đó, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Trên thực tế rất nhiều người nhầm lẫn cảm lạnh và cúm. Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện trong 1 - 3 ngày sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm có thể giống nhau. Nhưng nếu cảm lạnh có xu hướng phát triển dần dần, thì các triệu chứng của cảm cúm thường nặng hơn, đến đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Một số triệu chứng của cảm cúm bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Đau họng; Ho khan; Mệt mỏi; Đau nhức cơ và cơ thể; Chảy nước mắt; Có thể nhức hốc mắt; Nhức đầu; Nôn mửa và tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em); Sốt (nhưng không phải ai bị cảm cúm cũng sốt).

Thời gian nhiễm bệnh cảm lạnh và cúm tùy thuộc vào loại virus gây bệnh và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Thông thường cảm lạnh không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh và sẽ tự khỏi trong vòng 4 - 10 ngày. Nhưng cũng có trường hợp ho kéo dài sang tuần thứ hai.

Trong khi đó, cảm cúm thường kéo dài hơn, từ một tuần đến vài tuần. Đôi khi tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon và ho khan vẫn có thể kéo dài 6 đến 8 tuần sau đó.

Lời khuyên thầy thuốc

Cảm lạnh và cúm đều là bệnh về đường hô hấp do virus gây ra, nên cách phòng ngừa sẽ giống nhau. Cách tốt nhất để phòng ngừa là tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên.

Để ngăn ngừa cảm cúm, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên được khuyến nghị tiêm vaccine phòng cúm hằng năm. Phụ nữ có dự định mang thai cũng nên tiêm vaccine. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm. Cảm lạnh không có vaccine, việc phòng ngừa tập trung vào giữ vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người bệnh. Tránh đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Tóm lại: Đa phần các trường hợp bị cảm lạnh và cảm cúm không nguy hiểm. Nhưng một vài trường hợp có thể bị các biến chứng về đường hô hấp, thường gặp hơn là ở cảm cúm. Một số biến chứng liên quan đến nhiễm trùng thứ phát hoặc nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang hoặc viêm tai. Cảm lạnh và cúm cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh mạn tính đang mắc phải, ví dụ như hen suyễn.

Vì vậy, người bệnh cần đi khám ngay khi có các triệu chứng: Khó thở hoặc thở gấp; Môi đổi màu tím hoặc xanh; Đau tai; Đau dai dẳng hoặc có áp lực ở ngực hoặc bụng; Lú lẫn, chóng mặt, bất tỉnh; Co giật; Đau cơ nghiêm trọng; Suy nhược cơ thể nghiêm trọng; Sốt hoặc ho đã gần khỏi nhưng bị trở lại và trầm trọng hơn, có thể ho ra máu; Nôn mửa dữ dội…

Thư Kỳ (st)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Tăng cường phòng chống dịch sởi

Quảng Nam: Tăng cường phòng chống dịch sởi

Thực hiện Công văn số 656/BYT-DP ngày 8/2/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; tiếp theo Công văn số 01/PB-DT ngày 9/3/2025 của Cục Phòng bệnh về điều tra, xác minh các trường hợp mắc bệnh; xét các báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam về tình hình các ca mắc, nghi mắc sởi còn diễn biến khó lường, hai ca tử vong nghi sởi đều tại nhà và tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi còn chậm, Cục Phòng bệnh đề nghị các đơn vị tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Cách rửa rau giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Cách rửa rau giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Trong các bữa ăn hằng ngày, rau, củ, quả đóng vai trò quan trọng và là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu. Rửa rau mặc dù đơn giản, nhưng có những phương pháp khi rửa rau giúp đạt hiệu quả làm sạch cao nhất...
Bộ Y tế triển khai thí điểm bộ công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến và quản lý nguy cơ, an toàn người bệnh cho các bệnh viện tuyến trung ương

Bộ Y tế triển khai thí điểm bộ công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến và quản lý nguy cơ, an toàn người bệnh cho các bệnh viện tuyến trung ương

Ngày 11/3, tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn triển khai thí điểm bộ công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến và quản lý nguy cơ, an toàn người bệnh.
Một số bài thuốc từ cơm cháy trị rối loạn tiêu hóa

Một số bài thuốc từ cơm cháy trị rối loạn tiêu hóa

Cơm cháy không chỉ là một món ăn ưa thích của nhiều người mà còn là vị thuốc chữa bệnh ít ai biết đến, trong đó có trị rối loạn tiêu hóa...
Mối nguy hại khi tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ

Mối nguy hại khi tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ

Thịt đỏ có các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nhưng nó cũng đi kèm với một số rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe nếu ăn nhiều.

Tin khác

Vì sao y học cổ truyền rất coi trọng vấn đề ăn kiêng?

Vì sao y học cổ truyền rất coi trọng vấn đề ăn kiêng?
Ăn kiêng là một vấn đề rất quan trọng và lí thú của y học cổ truyền (YHCT) và cũng là bản sắc của văn hoá ẩm thực Việt nam. Trong Hoàng đế nội kinh, cuốn sách thuốc cổ nhất còn lưu truyền đến nay, đã ghi lại khá nhiều nội dung liên quan đến việc ăn kiêng.

Xử lý nghiêm cơ sở quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo

Xử lý nghiêm cơ sở quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo
Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế vừa có Công văn số 258/KCB – QLHN về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đối với cơ sở KCB.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm
Người mắc bệnh trầm cảm thường mất ngủ kéo dài, thèm ăn và thay đổi cân nặng, dễ cáu kỉnh và giảm ham muốn tình dục.

Những thực phẩm tốt cho hệ hô hấp của người cao tuổi

Những thực phẩm tốt cho hệ hô hấp của người cao tuổi
Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay, người cao tuổi cần chú ý nâng cao sức khỏe, bảo vệ hệ hô hấp. Các loại thực phẩm sau đây giúp chữa lành phổi, tốt cho hệ hô hấp:

Cần có cái nhìn khách quan và toàn diện về ngành Y tế

Cần có cái nhìn khách quan và toàn diện về ngành Y tế
Trên các diễn đàn thường có nhiều ý kiến phản ánh về thái độ phục vụ của y, bác sĩ tại các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay. Thực tế, chúng ta cần có cái nhìn khách quan và toàn diện về nghề Y. Sự hài lòng của người dân là một trong những yếu tố phản ánh chất lượng của ngành Y hiện nay...

Hợp tác cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi

Hợp tác cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), ngày 25/2/2025, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Đống Đa, đã diễn ra Lễ "Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa BVĐK Đống Đa và Bệnh viên Lão khoa Trung ương.

Những triệu chứng điển hình của áp xe gan

Những triệu chứng điển hình của áp xe gan
Áp xe gan là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng trong gan, thường do vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập. Đây là một bệnh lí cần được chú ý và điều trị kịp thời vì áp xe gan có thể diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng...

Khoa Hồi sức tích cực đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần 2

Khoa Hồi sức tích cực đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần 2
Chiều 24/2, Bệnh viện Quân y 175 (QY175), TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân dành cho Khoa hồi sức tích cực nhằm ghi nhận những đóng góp đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Đồng thời,tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2025) nhằm tri ân, tôn vinh những đóng góp của các y bác sĩ nhiều thế hệ với sự nghiệp phát triển, trưởng thành của Bệnh viện QY175 và ngành y tế .

Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm

Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm
Ngày 21/2, Sở Y tế Hà Nội có Báo cáo số 51/SYT-NVD gửi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về việc kiểm tra, xác minh và xử lý theo thông tin liên quan đến việc kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh tổ chức Hội nghị Khoa học về “An toàn người bệnh trong thực hành lâm sàng”

Bệnh viện Lê Văn Thịnh tổ chức Hội nghị Khoa học về “An toàn người bệnh trong thực hành lâm sàng”
Sáng 22/2, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Quỹ học mãi Foundation, Trường Đại học Sydney, Úc tổ chức hội nghị khoa học năm 2025, với chủ đề “An toàn người bệnh trong thực hành lâm sàng”.

Bảo đảm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

Bảo đảm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn năm 2025.

Những lợi ích của nấm bờm sư tử

Những lợi ích của nấm bờm sư tử
Nấm bờm sư tử là một loại nấm thuộc loài Hericium erinaceus. được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền châu Á vì những lợi ích như ngăn ngừa bệnh Alzheimer, chống trầm cảm hoặc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Trà đen, trà xanh và cách uống có lợi nhất

Trà đen, trà xanh và cách uống có lợi nhất
Trà là một loại đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và ngày càng có nhiều bằng chứng về lợi ích sức khỏe mà trà mang lại cho con người. Tuy nhiên, việc sử dụng trà như thế nào để có lợi nhất thì không phải ai cũng biết...

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?
Miền Bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp...

Những lưu ý khi nhổ răng khôn

Những lưu ý khi nhổ răng khôn
Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn thường mọc rất muộn, gây ra biến chứng gây khó chịu cho người bệnh. Việc nhổ răng số 8 là giải pháp được nhiều người lựa chọn để chấm dứt những cơn đau và các rủi ro do loại răng này đem lại.
Xem thêm
Xử lý nghiêm cơ sở quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo

Xử lý nghiêm cơ sở quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo

Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế vừa có Công văn số 258/KCB – QLHN về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đối với cơ sở KCB.
Hợp tác cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi

Hợp tác cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), ngày 25/2/2025, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Đống Đa, đã diễn ra Lễ "Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa BVĐK Đống Đa và Bệnh viên Lão khoa Trung ương.
Khoa Hồi sức tích cực đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần 2

Khoa Hồi sức tích cực đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần 2

Chiều 24/2, Bệnh viện Quân y 175 (QY175), TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân dành cho Khoa hồi sức tích cực nhằm ghi nhận những đóng góp đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Đồng thời,tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2025) nhằm tri ân, tôn vinh những đóng góp của các y bác sĩ nhiều thế hệ với sự nghiệp phát triển, trưởng thành của Bệnh viện QY175 và ngành y tế .
Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, đội ngũ nhân viên y tế của Đơn vị Lão khoa – Khoa nội 4 (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp) luôn học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng và phát triển đơn vị, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến hơn 1/3 dân số đang gặp phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Điều đáng lo, nhiều trường hợp chỉ ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Miền Bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp...
Công bố Dự án Talk show “Khỏe - Đẹp - Khoa học”

Công bố Dự án Talk show “Khỏe - Đẹp - Khoa học”

Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố Dự án Talk show “Khỏe – Đẹp - Khoa học”.
Khơi nguồn năng lượng tích cực từ “Trạm nạp năng lượng hạnh phúc" của các nhãn đồ uống TH

Khơi nguồn năng lượng tích cực từ “Trạm nạp năng lượng hạnh phúc" của các nhãn đồ uống TH

Tết Nguyên Đán – thời điểm sum họp gia đình, lan tỏa yêu thương và khởi đầu cho những điều mới mẻ. Với mục tiêu mang đến một trải nghiệm Tết trọn vẹn hơn, các nhãn hàng đồ uống TH đã tạo nên “Trạm nạp năng lượng hạnh phúc” tại các trung tâm thương mạ
Phiên bản di động