Day dứt... di sản!
Trong mắt người già 28/10/2024 09:46
Chùa Phổ Quang là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận năm 1980. Ngôi chùa trước khi bị cháy là nơi bảo quản vẹn nguyên những nét độc đáo trong kiến trúc thời Trần.
Bảo vật quốc gia bệ đá hoa sen bị vỡ ở cánh hoa sen |
Kiến trúc đáng chú ý nhất chùa Phổ Quang là bàn thờ Phật bằng đá hoa sen có niên đại 700 năm tuổi, được tạc năm 1388 dưới triều vua Trần Phế Đế. Bệ đá có kích thước lớn 1,05 m, rộng 1,25 m, dài 3,3 m, hình hộp chữ nhật, được ghép lại bằng các phiến đá xanh. Mặt bệ được bao đỡ bởi một đài sen lớn, gồm hai lớp cánh sen ngửa và một lớp cánh sen úp. Thân bệ có 4 góc trang trí hình kim sí điểu, sử dụng mô típ chạm khắc với nhiều gờ nổi, chứa đựng các họa tiết trang trí khác nhau như rồng, mây, hoa sen, hoa cúc...
Phần mặt và thân bệ thể hiện rõ nét nhất sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc dân gian đương thời.
Chuyện khác, đầu năm ngoái, các nghệ sĩ, cán bộ Hãng Phim truyện Việt Nam gửi đơn đề nghị Bộ VH,TT&DL nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc, xác đáng về thiệt hại của 300 bộ phim kinh điển trong kho bảo quản. Những bộ phim này đều thấm đẫm mồ hôi, xương máu của các thế hệnghệ sĩ điện ảnh Việt Nam đi trước. Nhiều bộ phim đạt những thành tựu lớn tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế, là di sản văn hóa quý hiếm của dân tộc.
Cơ sở vật chất xuống cấp, gần 300 bản phim hư hỏng nặng |
Sau đó Thanh tra Bộ VH,TT&DL làm việc với đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam và khảo sát trực tiếp kho lưu trữ phim. Đoàn công tác nhận thấy, kho lưu trữ phim đã xuống cấp trầm trọng, không đủ tiêu chuẩn để lưu trữ, các bản phim không thể sử dụng do không được kiểm tra, bảo dưỡng trong một thời gian dài. Các bộ phim trong kho phim bị hư hỏng thuộc trách nhiệm của Công ty Vận tải thuỷ Vivaso.
Theo đó, đã 8 năm nay, câu chuyện cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam (số 4 Thụy Khuê) vẫn là vấn đề nổi cộm, nhức nhối chưa được giải quyết dứt điểm. Nơi được coi là “cánh chim đầu đàn” của điện ảnh cách mạng, sản xuất ra cả trăm tác phẩm điện ảnh nổi tiếng ngày càng trở nên hoang tàn, đổ nát khiến nhiều nghệ sĩ day dứt, bức xúc. Đau xót bởi “tượng đài” điện ảnh cách mạng được hàng trăm nghệ sĩ điện ảnh các thế hệ sáng tạo bị sụp đổ chỉ sau mấy chữ kí. Day dứt bởi nơi từng sản xuất hàng chục phim mỗi năm - giá trị lớn lao về văn hoá, tinh thần yêu nước nay thành phế tích, hỏi không rơi nước mắt sao được.
Con số ước tính thiệt hại của ngôi chùa Phổ Quang là 25 tỉ đồng. Nhưng có những thiệt hại không thể đo đếm bằng tiền như 300 bộ phim truyện, và sự hoang tàn của Hãng Phim truyện Việt Nam, ai là người chịu trách nhiệm?