Long trọng Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột

Tin tức - Sự kiện 11/03/2025 10:25
Dự và phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, cà- phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Với sản lượng và giá trị xuất khẩu cao, cà-phê không chỉ là nguồn thu nhập chính của hàng triệu người dân mà còn góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ cà-phê thế giới. Trong thời gian qua, việc cải thiện chất lượng cà-phê đã trở thành ưu tiên hàng đầu của ngành cà-phê Việt Nam. Toàn ngành đã và đang nỗ lực đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế để xây dựng và chứng nhận các vùng sản xuất cà-phê bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Doanh nghiệp trong nước cũng tập trung nâng cao công suất chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của các thị trường lớn; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao là cà-phê rang xay và cà-phê hòa tan, giúp gia tăng giá trị xuất khẩu và nâng cao giá trị thương hiệu cà-phê Việt Nam.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ khai mạc |
Với những nỗ lực trên và sự tăng giá cà-phê trong năm 2024, xuất khẩu cà-phê của nước ta lần đầu tiên vượt trên mốc 5 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà-phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil. Trong đó, Đắk Lắk là “thủ phủ” cà-phê của Việt Nam, đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu cà-phê của cả nước, với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý “Cà-phê Buôn Ma Thuột” nổi tiếng đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý Cà-phê Buôn Ma Thuột kết hợp công tác quảng bá thường xuyên, nhất là Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột được tổ chức hai năm một lần đã góp phần nâng tầm giá trị thương hiệu của cà-phê.
Theo Phó Thủ tướng, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên ngành cà-phê Việt Nam vẫn đối mặt với những thách thức lớn cần phải vượt qua như: một số thị trường nhập khẩu cà-phê đặt ra tiêu chuẩn chất lượng cao, điển hình là quy định chống phá rừng của EU; tỷ lệ khối lượng chế biến sâu cà-phê Việt Nam còn rất thấp, chủ yếu xuất khẩu cà-phê thô; các thương hiệu cà-phê Việt Nam chưa được biết đến rộng rãi trên thị trường quốc tế…
![]() |
Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk vinh dự nhận Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức trồng và chế biến cà-phê” của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch |
Đồng thời Phó Thủ tướng cũng đã đề nghị trong thời gian tới, người trồng cà-phê, các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần tập trung đầu tư vào công nghệ truy xuất nguồn gốc, sử dụng blockchain và các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thông minh để bảo đảm minh bạch, xây dựng hệ thống quản lý bền vững từ khâu sản xuất đến chế biến và xuất khẩu; tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển cà-phê chất lượng cao, cà-phê đặc sản Việt Nam, chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và bền vững, đặc biệt, cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu việc phá rừng. Cùng với đó cần chú trọng và quan tâm hơn nữa công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu cà-phê Việt Nam, giúp gia tăng giá trị cũng như nâng cao vị thế sản phẩm cà-phê Việt trên thị trường quốc tế…
Phát biểu khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, cho biết, Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột là một sự kiện kinh tế, văn hóa nổi bật của tỉnh Đắk Lắk, qua tám lần tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách trong nước và quốc tế; thực sự trở thành ngày hội để vinh danh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà-phê.
![]() |
Bà Huỳnh Thị Chiến Hòa phát biểu tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứu 9 năm 2025 |
Thông qua nhiều hoạt động của các kỳ lễ hội, tỉnh Đắk Lắk mong muốn giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đại ngàn; truyền thống lịch sử cách mạng anh dũng, kiên cường, bất khuất; tinh hoa văn hóa đa dạng, phong phú, độc đáo của đồng bào các dân tộc; tiềm năng phát triển du lịch, xúc tiến thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu, dịch vụ; quảng bá giá trị, chất lượng, thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp; tiếp tục đưa thương hiệu cà-phê Buôn Ma Thuột vươn xa; góp phần nâng tầm vị thế cà-phê Việt Nam trên trường Quốc tế và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
![]() |
Một tiết mục trong chương trình văn nghệ tại Lễ hội cà phê |