Dấu ấn của tướng quân Nguyễn Quốc Thước

Sáng 26/12/2020, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân” vì những thành tích xuất sắc trong chiến đấu và chỉ huy chiến đấu, lãnh đạo chỉ đạo các đơn vị trong Quân đội những năm tháng hào hùng, oanh liệt của đất nước.

Nhân việc Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng cho vị Trung tướng già, người cựu chiến binh mẫu mực, người đảng viên chân chính, người đại biểu gần gũi của dân, xin tìm hiểu và hồi nhớ lại đôi nét về một con người bình dị mà đáng kính.

Ông Nguyễn Quốc Thước sinh ngày 3/2/1926, tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có Đức Tổ họ là tướng quân dưới thời Trần dũng cảm chống giặc Nguyên Mông thế kỉ XIII được phong tước “Đô đốc quận công”. Chàng thanh niên trí thức Nguyễn Quốc Thước tham gia Việt Minh từ tháng 4/1945. Sau khi giành và xây dựng chính quyền tại địa phương, ông được huyện giao làm Phó Bí thư rồi Bí thư Huyện đoàn Nghi Lộc, động viên thanh niên tòng quân ra mặt trận chống thực dân Pháp và xây dựng hậu phương.

Cuộc đời binh nghiệp

Đến đầu năm 1949, khi cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn chuẩn bị tổng phản công, là đảng viên, Bí thư Huyện đoàn, chàng thanh niên trí thức đã tình nguyện và được lãnh đạo huyện cho phép nhập ngũ. Môi trường rèn luyện, học tập đầu tiên là Trường sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn (khóa V). Cuối năm 1950, ra trường, ông được phân công vào chiến trường Bình - Trị - Thiên. Đây là giai đoạn tham gia thực tế chiến đấu đầu tiên của ông, mà dấu ấn lớn nhất là sự gắn bó với Nhân dân, làm tốt công tác dân vận ở vùng địch hậu, cùng vượt qua muôn vàn khó khăn giữ vững địa bàn phát động kháng chiến giành thắng lợi. Tiếp theo là chiến dịch Trung Hạ Lào cuối năm 1953, đầu năm 1954, với cương vị Đại đội phó rồi Đại đội trưởng, Nguyễn Quốc Thước đã chỉ huy đơn vị phối hợp cùng các đơn vị bạn và bộ đội Pha - thét Lào chiến đấu dũng cảm, mưu trí tiêu diệt nhiều tiểu đoàn lính Âu - Phi, bắt tù binh, thu vũ khí của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quân uỷ Trung ương và Tổng Tư lệnh giao là kìm chân lực lượng lớn chủ lực của địch từ xa, tạo điều kiện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ giành thắng lợi. Sau Hiệp định

Thói quen hằng ngày được ông duy trì là việc đọc báo, xem tin trên mạng.
Thói quen hằng ngày được ông duy trì là việc đọc báo, xem tin trên mạng.

Giơ-ne-vơ (tháng 7/1954), cả hai Trung đoàn 101 và 66 được lệnh hành quân về Việt Nam, đồng thời hỗ trợ hai Tiểu đoàn bộ đội Pha - thét Lào cùng vượt giới tuyến đi qua Việt Nam để tập kết lên Thượng Lào. Nguyễn Quốc Thước cùng 2 cán bộ chính trị được giao nhiệm vụ đi cùng và tổ chức cho bộ đội, cán bộ, Nhân dân của bạn về Việt Nam an toàn. Khó khăn là đoàn của bạn có nhiều gia đình quân nhân, cả phụ nữ và trẻ em, lương thực thuốc men thiếu thốn, lại gặp mùa mưa lũ, chốt kiểm soát của quốc tế nghiêm ngặt (do sĩ quan Canada đảm nhiệm). Với tinh thần đùm bọc yêu thương như anh em một nhà, đoàn kết quyết tâm vượt khó, đồng thời với chút vốn tiếng Pháp được vận dụng sáng tạo, khôn ngoan, ông đã đưa Đoàn của bạn hành quân tập kết an toàn đúng kế hoạch của hai nước. Sau này nhiều người của bạn đi trong Đoàn tập kết làm lãnh đạo trong cơ quan của Đảng, Nhà nước Lào nhưng luôn nhớ ghi bao kỉ niệm sâu sắc trong những ngày được bộ đội Việt Nam, mà trực tiếp là nhóm cán bộ cùng ông Nguyễn Quốc Thước giúp đỡ vượt đường dài qua đất Việt Nam tập kết lên vùng giải phóng Thượng Lào tiếp tục sự nghiệp cách mạng. Khi ông làm Tư lệnh Quân khu 4 và sau là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam thì tình cảm đồng chí anh em Việt - Lào càng được nhân lên, công việc cũng thuận lợi hơn.

Dấu ấn của tướng quân Nguyễn Quốc Thước
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng chúc mừng Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở thời kì ác liệt nhất, Nguyễn Quốc Thước được điều động vào chiến trường Tây nguyên. Mười năm gian khổ cùng bộ đội Mặt trận B3 - Tây nguyên, cùng Nhân dân các dân tộc chiến đấu giành đất, giữ dân với những chiến thắng vang dội ở cứ điểm A Sầu, Sa Thầy, Pô Cô, Đắk Tô - Tân Cảnh, Bắc Kon Tum,… Có những lần ông nhận nhiệm vụ đột xuất của lãnh đạo Mặt trận Tây Nguyên dẫn Trung đoàn 24 hành quân khẩn cấp tham gia “Mặt trận An Sơn” ở Hạ Lào, xuôi dòng Sê-Kông xuống giải phóng thị xã Stung-treng Đông Bắc Campuchia, rồi đột ngột nhận lệnh trở lại Tây Nguyên với nhiệm vụ khác khó khăn hơn. Lại chỉ huy hành quân chiến đấu, phối hợp giải phóng tỉnh A-tô-pư và một vùng rộng lớn trên cao nguyên Bô-lô-ven, ổn định tình hình nhân dân, tạo thế liên hoàn chiến lược Trung Đông Dương, giữ vững và mở rộng hành lang an toàn cho đường Hồ Chí Minh bảo đảm vận tải cung cấp hậu cần thông suốt vào Nam. Trung đoàn 24A do ông Nguyến Quốc Thước chỉ huy chiến đấu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Chính phủ nước Việt Nam và Chính phủ nước Lào tặng Huân chương. Đến chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, đồng chí là Trưởng phòng tham mưu tác chiến của Mặt trận. Tiếp nối là cùng Quân đoàn 3 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam. Sau đó, ông tiếp tục chỉ huy đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, về lại lãnh đạo chỉ huy Quân khu 4 quê hương…

Với gần 50 năm trong quân ngũ, đã trải qua hầu hết các chiến trường ác liệt, từ chiến sĩ đến lúc làm tướng, ông luôn yêu thương gần gũi cấp dưới và gắn bó mật thiết với Nhân dân, dựa vào dân để hoàn thành nhiệm vụ, trung thành tuyệt đối với lí tưởng cách mạng của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Dù ở hoàn cảnh nào, phẩm chất nổi bật ở ông là chiến đấu và chỉ huy chiến đấu mưu trí, dũng cảm, chấp hành mệnh lệnh vô điều kiện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao. Sau này ông được giao làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Ông tiếp tục có nhiều đóng góp lớn cho xây dựng quân đội tiến lên chính quy hiện đại và làm tốt công tác Hội.

Dấu ấn của tướng quân Nguyễn Quốc Thước
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (đi đầu, ở giữa) cùng đồng đội thăm lại chiến trường xưa

Dấu ấn tham gia Trung ương Đảng

Ông Nguyễn Quốc Thước là đại biểu dự 4 kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng (từ Đại hội V đến Đại hội VIII) và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (nhiệm kì 1986-1991). Đây là thời điểm mà tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Liên Xô là trụ cột đang rơi vào trì trệ và khủng hoảng nghiêm trọng, bọn cơ hội xét lại đang tìm cách chiếm quyền lãnh đạo, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tình hình xấu đó tác động sâu sắc đến nội bộ Đảng ta và Nhân dân ta. Đã có một số luận điểm về đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng được phát tán, tuyên truyền. Tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã bắt đầu cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm đa nguyên đa đảng. Trên địa bàn Quân khu 4, cũng có biểu hiện dao động ở một số người, ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ đảng viên trong Quân khu. Với tư cách là Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu, ông Nguyễn Quốc Thước đã khẩn trương thống nhất quan điểm trong Thường vụ Quân khu, kịp thời kiểm điểm chấn chỉnh, đấu tranh kiên quyết với những nhận thức sai lệch, mơ hồ về dân chủ. Ông Nguyễn Quốc Thước với tư cách là Ủy viên Trung ương Đảng đã làm văn bản báo cáo lên đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ Chính trị kiên quyết đề nghị kiểm điểm, xử lí thật nghiêm những người có quan điểm sai trái, để giữ vững sự thống nhất trong Đảng, trước hết là trong Ban chấp hành Trung ương.

Thắp hương đồng đội đã hi sinh
Thắp hương đồng đội đã hi sinh

Những năm tháng làm đại biểu Quốc hội

Ông là đại biểu Quốc hội 3 khóa liên tục (khóa VIII, khóa IX và khóa X). Trong những năm ông là đại biểu Quốc hội, cũng là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, đất nước còn nhiều khó khăn, hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có Quốc hội cũng đang đổi mới. Ông thường có nhiều đóng góp xây dựng pháp luật hay đánh giá sắc sảo về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, đề xuất chính sách, nhất là chính sách với hậu phương quân đội, với thương bệnh binh và cựu chiến binh. Ông là đại biểu luôn tích cực phát biểu và nổi tiếng với phong cách thẳng thắn, có lúc rất quyết liệt, gay gắt. Nhiều năm trước trong Quốc hội và cả những người quan tâm theo dõi hoạt động của Quốc hội thường nhớ câu “nhất Thước, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”. Đó là nhận định vui về những đại biểu hăng hái phát biểu, lập luận sắc bén, có nhiều đóng góp tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội.

Ông luôn tâm niệm: Dù là đại biểu kiêm nhiệm còn phải lo nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác, nhất là khi làm Tư lệnh Quân khu nhưng với cương vị là đại biểu của dân, do dân tín nhiệm bầu ra thì không thể để mang tiếng là “Nghị gật”. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, xứng đáng với sự tin cậy của Nhân dân, ông đã tìm hiểu, tự học hỏi nghiên cứu nhiều tài liệu về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là lắng nghe từ thực tiễn cuộc sống. Môi trường dân sự và cuộc sống người dân khác nhiều với nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng quân đội nên ông tăng cường tiếp xúc với các tầng lớp Nhân dân, cả cử tri quân đội và cử tri các vùng dân cư với những đặc thù kinh tế, văn hóa khác nhau, cả các kênh báo chí truyền thông. Từ đó mà thông tin ông nhận được đa dạng, phong phú, đa chiều và ông phát huy khả năng tư duy tham mưu trong chiến đấu trước đây để phân tích sàng lọc, đi đến nhận định khách quan, phát biểu sâu sát hơn, được cử tri tin tưởng và nhiều đại biểu khác kính nể.

Vốn đức tính thẳng thắn, cương nghị, luôn mong cán bộ của Đảng, của Nhà nước được Quốc hội tin tưởng phê chuẩn hay bầu giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước phải thật sự là công bộc của dân, không dựa vào chức quyền để tham nhũng, quan liêu làm khó cho dân. Ông thấy có bộ, ngành khi ban hành chủ trương, quyết định không đứng trên lợi ích của dân,… mà tại các phiên chất vấn đại biểu Nguyễn Quốc Thước hay hỏi những câu rất hóc, nêu những vấn đề nóng và trúng. Nhớ có lần ông nêu vấn đề thanh toán tiền đường điện nông thôn do dân trước đây tự bỏ ra làm, nay ngành điện chuyển sang kinh doanh, yêu cầu là phải bồi hoàn lại cho dân. Qua nhiều kì họp của hai nhiệm kì khóa IX và khóa X mà Bộ Năng lượng (sau này là Bộ Công Thương) cứ trả lời loanh quanh, không giải quyết đến nơi đến chốn. Ông đã đề nghị thẳng lên Thủ tướng là phải trả lời công khai trước cử tri, Thủ tướng đáp ứng đã trả lời là Nhà nước sẽ bồi hoàn lại cho dân để đưa vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho dân, cán bộ không được bớt xén, thế là dân yên tâm và hoan nghênh Thủ tướng, càng quý ông đại biểu vì dân và tin ở hoạt động của Quốc hội.

Thanh Tâm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mr. Pokki: Hiện đại, một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi

Mr. Pokki: Hiện đại, một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi

Với hàm lượng tinh bột, chất xơ và các loại vitamin có lợi, bánh gạo được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng, có thể thay thế bữa phần phụ cho bữa chính hoặc làm món ăn nhẹ nhàng cho trẻ em. Không chỉ gọi nhớ đến những món ăn nhanh, bánh gạo mang lại sự kết hợp độc đáo giữa hương vị và dinh dưỡng, phù hợp với mọi độ tuổi.
Non thiêng Yên Tử - Điểm đến hấp dẫn mỗi khi Xuân về

Non thiêng Yên Tử - Điểm đến hấp dẫn mỗi khi Xuân về

Nhiều thập kỷ qua, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, non thiêng Yên Tử luôn là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Cùng với hành trình cầu an và khám phá nét độc đáo lịch sử văn hóa tâm linh ngàn năm nơi đất Phật ẩn dưới những tán rừng Quốc gia Yên Tử, du khách sẽ có những đa trải nghiệm đã được Công ty CP phát triển Tùng Lâm triển khai nhiều năm qua.
Vị đại đức nghĩa nặng tình sâu

Vị đại đức nghĩa nặng tình sâu

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” đã khơi dậy mạnh mẽ những tấm lòng nhân ái bằng những việc làm thiết thực và đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc. Nổi bật có ông Võ Minh Phong, thế danh của Đại đức (ĐĐ) Thích Chơn Trí, Ủy viên Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, trụ trì chùa Hiếu Đức, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng...
Người cao tuổi TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Người cao tuổi TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, NCT TP Hà Tiên tích cực tham gia nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng - an ninh góp phần đưa thành phố ngày càng đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển...
Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Sáng ngày 22/12, tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 118 (cầu Kênh Trực Thăng).

Tin khác

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi
Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.

“Điểm tựa” vững chắc của thôn M6

“Điểm tựa” vững chắc của thôn M6
Ông Đinh Y Khoa, 69 tuổi, dân tộc Ba Na, ở thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, vinh dự được vinh danh là người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo, tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” năm 2024.

Nâng cao ý thức người sử dụng “like”, “share” trên mạng xã hội

Nâng cao ý thức người sử dụng “like”, “share” trên mạng xã hội
Hiện nay, chỉ cần nhìn thấy những thông tin đăng tải, chia sẻ, bình luận về các chủ đề nóng của xã hội, dù chưa kịp đọc hiểu nội dung, kiểm chứng đúng sai, nhưng ngay lập tức có rất nhiều cư dân mạng bấm nút “like”, “share” hoặc bình luận, tạo nên làn sóng dư luận trên mạng xã hội.

Nhiều giải pháp xử lí rác thải nông nghiệp bảo vệ môi trường ở tỉnh Hậu Giang

Nhiều giải pháp xử lí rác thải nông nghiệp bảo vệ môi trường ở tỉnh Hậu Giang
Rác thải nông nghiệp gồm bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật có tính chất rất khó phân hủy nên ngay cả khi được chôn lấp, rác thải nhựa vẫn tồn tại nhiều năm gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Do đó, trong lộ trình thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân nói chung, người cao tuổi nói riêng trong việc xử lí rác thải nông nghiệp.

Giữ nền nếp gia đình qua cách ứng xử văn hóa

Giữ nền nếp gia đình qua cách ứng xử văn hóa
Khi xã hội ngày càng phát triển, không ít trường hợp chú trọng nhiều hơn đến giao tiếp ngoài xã hội, mà quên đi rằng trong gia đình cũng cần ứng xử với nhau một cách có văn hóa.

Cuối năm lại lo tai nạn pháo nổ

Cuối năm lại lo tai nạn pháo nổ
Cứ vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán lại có nhiều người trở thành nạn nhân của pháo nổ.

Khổ vì... tiếng ồn

Khổ vì... tiếng ồn
Sống ở các đô thị đông đúc, ngoài khói bụi, ô nhiễm không khí,… thì tiếng ồn cũng đang là một “vấn nạn” gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng sống của người dân. Do chưa có chế tài xử phạt rõ ràng nên vô hình trung người dân buộc phải sống chung với tiếng ồn, rất khó chịu mà không biết kêu ai (?!)

Trải nghiệm dịch vụ làm đẹp tại Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury

Trải nghiệm dịch vụ làm đẹp tại Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury
Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury (Kathleen Luxury) đang nổi lên là địa chỉ làm đẹp uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh. Với vị trí đắc địa, cơ sở vật chất hiện đại, không gian sang trọng cùng đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao, Kathleen Luxury không chỉ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp chuyên sâu mà còn nổi bật nhờ sự tân tâm với khách hàng.

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn
Sáng 6/12, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức lễ trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho bà K Thị Hết, ở thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện, lãnh đạo địa phương các đồng đội của bà.

Làm cha mẹ thời nay có khó?

Làm cha mẹ thời nay có khó?
Thời nào cũng vậy, muốn là người cha, người mẹ tốt thực ra không hề đơn giản một chút nào. Bởi ngoài việc yêu thương con hết lòng, thấu hiểu con cả về tâm - sinh lí theo lứa tuổi và cá tính của con, cha mẹ còn phải hiểu xu thế phát triển của xã hội - những mặt tác động đến trẻ để có cách giáo dục con phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Hoang hoải Đồng Dương

Hoang hoải Đồng Dương
Một thời huy hoàng và danh giá, Phật viện Đồng Dương đã chẳng còn lại gì ngoài một chân Tháp Sáng với cơ man gạch vỡ xung quanh và chằng chịt những cây chống để đấu chọi lại sự tàn phá của thời gian…

Nông dân Nam Bộ vào mùa Tết

Nông dân Nam Bộ vào mùa Tết
Mùa nước nổi kết thúc, người dân Nam Bộ lại tất bật với mùa làm ăn lớn nhất của năm - mùa Tết...

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)
"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024

Lãng phí các nguồn lực công

Lãng phí các nguồn lực công
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nước ta phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đều đứng trước khó khăn, thách thức rất lớn, trong đó thiếu các nguồn lực đầu tư là một trong những lí do quan trọng.

Cần đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông

Cần đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông
Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông từng đề cập phản ánh khá nhiều, thậm chí các cơ quan chức năng và nhiều trường học cũng thường xuyên căn dặn, nhắc nhở phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ em khi lưu thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh đưa đón con đi học nhưng không đội MBH. Có nhiều phụ huynh dẫu mình có đội MBH nhưng lại không đội MBH cho con.
Xem thêm
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Sáng ngày 22/12, tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 118 (cầu Kênh Trực Thăng).
Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.
Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 6/12, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức lễ trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho bà K Thị Hết, ở thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện, lãnh đạo địa phương các đồng đội của bà.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.
Phiên bản di động