Cụ Tiến chỉ có tiến chứ không dừng!

Cụ Trần Tiến (80 tuổi), hội viên Chi hội NCT thôn Bích Trung, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là một lão nông chính hiệu làm kinh tế giỏi!...

Trang trại tổng hợp

Tôi không nghĩ vợ chồng cụ người tuổi tám mươi, người bảy mươi sáu bởi họ khá trẻ và khỏe! Khi tiếp xúc, chuyện trò, được ông đưa đi thăm trang trại, nghe kể quá trình bỏ công sức cần cù chỉnh trang, xóa dần đồi trọc để có hơn 5 ha đất mở trang trại như hôm nay thì thật sự kính phục! Cụ cười rang rảng: “Phía sau của tôi có bóng dáng của bà Phúc!”. Bà Phúc là tên vợ cụ.

Cụ Tiến chỉ có tiến chứ không dừng!
Cụ Trần Tiến

Trang trại của cụ dành cho chăn nuôi và trồng hoa màu, còn lại trồng cây công nghiệp. Cụ phát triển dần sản xuất, mở rộng chăn nuôi theo mô hình VAC, được UBND huyện Núi Thành công nhận là trang trại kinh doanh tổng hợp. Tôi được biết thêm, cụ từng tham gia công tác trong HTX nông nghiệp tại địa phương 20 năm, trong đó có 15 năm làm chủ nhiệm! Gần đây cụ chuyển đổi, trồng các loại cây ăn quả, cây cảnh… có giá trị kinh tế cao như dừa xiêm (50 cây), mít (250 cây), mai hương nhân giống từ Huế (3.500 cây, nay đã 5 năm tuổi)... Riêng mai hương bình quân mỗi cây 1 triệu đồng thôi thì số cây trên đã có giá hơn 3 tỉ đồng. Doanh thu hằng năm từ vườn ươm cây giống cau (100.000 cây), quế (120.000 cây) hơn 700 triệu đồng. Cạnh đó, cụ còn tổ chức lao động tại chỗ gồm một số bà con dân tộc thiểu số Ca Dong ở xã Trà Bui, huyện miền núi Bắc Trà My, trồng và bảo vệ 300 ha rừng cho Nhà nước. Bình quân mỗi năm thu được 350 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Ngoài ra còn quy hoạch 2 ha trồng cây sinh thái hỗn hợp trong trang trại với các loại cây gõ, dổi, ươi, huỳnh đàn, sưa (mỗi loại 300 cây).

Kinh nghiệm chăn nuôi

Với đàn heo rừng lai 15 con nái, heo giống, heo thịt 240 con, ước doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm; hơn 2.000m2 ao cá các loại, chỉ dành để dùng cho gia đình và công nhân lao động tại chỗ và thời vụ cũng như bà con trồng rừng chứ không bán. Nuôi heo rừng lai suốt nhiều năm, cụ tích lũy kinh nghiệm: “Nuôi heo rừng không thể như nuôi heo nhà. Thức ăn của nó phải tươi sống mới có thịt ngon; phải có nước sạch thường xuyên từ uống cho đến giội... Sinh sản được 1 tháng phải thả ra. Mỗi con nái phải có ô chuồng diện tích 4m2. Sau khi phối nhốt lại 1 tháng, trước khi sinh khoảng 10 ngày nhốt lại chăm sóc rồi thả…”.

Mới đây cụ đầu tư nuôi trùn quế, ốc bươu đen. Thức ăn của ốc bươu đen là bèo hoa dâu, rau thân mềm (giá ốc đen thương phẩm 100 nghìn đồng/kg), thả 50.000 con, trên diện tích 300m2, nuôi đã được bốn tháng; trùn quế nuôi trên diện tích 1.000m2. Cứ 1 tấn trùn sinh khối (giá 11 triệu đồng), trong đó gồm có 20% trùn, 20% trứng trong trùn còn lại 60% là phân, đã nuôi được 5 tháng. “Ban đầu cho máy đánh phân đến nhuyễn cho trùn ăn. Chỉ áp dụng 3 tháng thôi, sau đó mua phân chuồng hoai mục đổ thẳng cho nó ăn! “Tôi học theo trên mạng, có cải tiến như cho trùn ăn trực tiếp, tiết kiệm được nhân công, điện đóm”, cụ kể. Hiệu quả rất rõ, phân chuồng bán được 400 nghìn đồng/tấn, sau khi trùn ăn thải ra phân bán 5 triệu đồng/tấn!

Chưa hết, cụ còn dành hơn 600m2 đất trang trại cho thuê lắp điện mặt trời. Khéo tận dụng có mái che lấy bóng mát, phía dưới nuôi ốc, nuôi trùn quế! Một công đôi chuyện. Cứ nhẹ nhàng khai thác lợi thế... giữa trời vậy thôi! Tuổi cao, chọn việc nhẹ nhàng như cụ bây giờ trong trang trại là chỉ đạo 5 lao động thường xuyên cho ốc bươu đen, trùn quế ăn, chăm sóc cây, bón phân, làm cỏ và khoảng 20 lao động thời vụ khi ươm cây...

Kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của cụ Tiến sẽ mở rộng trại heo rừng lai để mỗi năm có thể xuất chuồng từ 400 đến 500 con; duy trì gieo ươm một số cây giống hiệu quả kinh tế cao; mở rộng diện tích nuôi trùn quế từ 1.000m2 lên gấp ba lần; diện tích nuôi ốc bươu đen từ 300m2 lên gấp năm lần, nuôi ốc sinh sản lấy trứng tự ấp để phát triển nhằm giảm chi phí mua con giống. Và nhất là sẽ phát triển khu vườn sinh thái nhằm bảo tồn các loại gỗ quý hiếm, nhân rộng các loại thảo dược…

Cụ Tiến chân tình: “Kinh doanh về con giống, cây giống quay vòng đồng vốn nhanh, rủi ro thấp nhưng lại có lợi nhuận cao. Quan trọng nhất là giữ vững ý chí, nuôi dưỡng niềm đam mê công việc, chịu khó nắm bắt thị trường thì kết quả tốt đẹp sẽ đến”. Đúng là cụ Tiến chỉ có tiến chứ có chịu dừng đâu!

Bài và ảnh: Lê Kung Diễm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hội NCT thị trấn Thanh Chương biểu dương NCT làm kinh tế giỏi

Hội NCT thị trấn Thanh Chương biểu dương NCT làm kinh tế giỏi

Hội NCT thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương vừa tổ chức Hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi, giai đoạn 2018-2023.
Ông Bùi Thanh Vận và phong trào xây dựng nông thôn mới

Ông Bùi Thanh Vận và phong trào xây dựng nông thôn mới

Trong 11 phường và 8 xã của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh; Tiền An là xã thuần nông. Năm 2017, Tiền An đạt xã nông thôn mới (NTM), năm 2020 đạt chuẩn NTM nâng cao. Làm nên thành quả ấy có sự chung tay, góp sức của các hội viên Hội NCT, Hội Cựu chiến binh (CCB), điển hình là vợ chồng ông Bùi Thanh Vận và bà Bùi Thị Liệp, ở thôn Núi Đanh.
Mô hình nuôi lợn rừng của hội viên người cao tuổi xã Tam Nghĩa

Mô hình nuôi lợn rừng của hội viên người cao tuổi xã Tam Nghĩa

Mô hình nuôi lợn rừng của ông Nguyễn Tài Kỳ là hội viên Hội NCT và cũng là một sĩ quan quân đội đã phục viên hiện ở thôn Hòa Mỹ, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ban đầu đã thấy hiệu quả, là tấm gương để các hội viên trong xã noi theo.
Ông Liêm làm kinh tế giỏi

Ông Liêm làm kinh tế giỏi

Với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, ông Bùi Ngọc Liêm, khu 9, phường Hải Hoà, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh không ngừng học hỏi, nỗ lực trong phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi tôm…
Nuôi tôm làm giàu trên vùng “đất lửa”

Nuôi tôm làm giàu trên vùng “đất lửa”

Không chỉ là hộ nuôi tôm giỏi, làm giàu cho bản thân, ông Hoàng Đình Anh, sinh năm 1951, ở khu phố 9, phường Đông Giang, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị còn là “bà đỡ” giúp nhiều nông dân khác phát triển kinh tế...

Tin khác

Gặp và trò chuyện với Bí thư Chi bộ tổ dân phố Trong Ngoài

Gặp và trò chuyện với Bí thư Chi bộ tổ dân phố Trong Ngoài
Từ đầu năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm xây dựng 28 “Làng văn hóa kiểu mẫu” tại 9 huyện, thành phố trực thuộc. Đây là chủ trương mạnh bạo, đột phá để tạo “mốc son” tất cả vì lợi ích của người dân.

Hiệu quả từ nuôi vịt thịt trong trang trại lạnh

Hiệu quả từ nuôi vịt thịt trong trang trại lạnh
Chuyển từ nuôi vịt theo phương thức truyền thống sang mô hình nuôi vịt công nghệ cao trong trang trại lạnh, gia đình ông Lê Phước Thu, sinh năm 1962, ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thu hơn nửa tỉ đồng mỗi năm.

Người cao tuổi làm kinh tế giỏi của xã Vĩnh Mỹ B

Người cao tuổi làm kinh tế giỏi của xã Vĩnh Mỹ B
Sau mấy mươi năm gắn bó với đồng đất xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu; và cũng khá lên từ đây, ông Phú Văn Trực, hội viên NCT xã Vĩnh Mỹ B là một trong những NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi của xã, giai đoạn 2018 - 2023.

Bà Ngô Kim Oanh - “cây cao bóng cả” trên thương trường

Bà Ngô Kim Oanh - “cây cao bóng cả” trên thương trường
Hưởng ứng phong trào NCT làm kinh tế giỏi, nhiều hội viên Hội NCT xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu đã tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Qua đó đã xuất hiện nhiều NCT tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh, có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng mỗi năm. Điển hình là bà Ngô Kim Oanh, ở Chi hội NCT ấp Xóm Lớn A, xã Vĩnh Mỹ A.

Khấm khá từ “gia trại” nuôi gà đẻ trứng

Khấm khá từ “gia trại” nuôi gà đẻ trứng
Một ngày cuối tháng 4/2023, chúng tôi cùng ông Cao Anh Đào, Chủ tịch Hội NCT xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đến thăm gia đình ông Nguyễn Việt Tuấn ở thôn Đoàn Kết - một gia đình có 3 hội viên NCT làm kinh tế giỏi theo phương thức “gia trại” nuôi gà đẻ trứng…

Lão nông vùng Cùa tiên phong thử nghiệm nhiều cây trồng mới

Lão nông vùng Cùa tiên phong thử nghiệm nhiều cây trồng mới
Năm nay đã 62 tuổi nhưng ông Nguyễn Ngọc Thỉnh, ở thôn Đoàn Kết, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị vẫn là một trong những hội viên nông dân tích cực, đi đầu trong đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới để nâng cao thu nhập, trở thành hộ nông dân sản xuất giỏi ở vùng Cùa.

Trồng rừng và tiêu hữu cơ thu tiền tỉ mỗi năm

Trồng rừng và tiêu hữu cơ thu tiền tỉ mỗi năm
Ông Cáp Quốc Hà, ở thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị khai hoang đất trồng rừng và tiêu hữu cơ rồi trở thành tỉ phú, tạo việc làm cho hàng chục lao động. Ông Hà được bình chọn "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022"...

Chủ tịch Hội Người cao tuổi luôn gương mẫu trong mọi công việc

Chủ tịch Hội Người cao tuổi luôn gương mẫu trong mọi công việc
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội NCT xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ luôn là tấm gương sáng về lòng nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với phong trào, góp phần tích cực xây dựng Hội NCT xã phát triển vững mạnh.

Người cao tuổi năng động trong sản xuất kinh doanh

Người cao tuổi năng động trong sản xuất kinh doanh
Sinh ra và lớn lên ở xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, năm 1975, ông Cao Xuân Hoàng (67 tuổi) gia nhập Bộ đội Biên phòng. Năm 1987, ông được tăng cường lên biên giới phía Bắc, công tác tại Bộ đội Biên phòng tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ). Sau hơn 20 năm trong quân ngũ, ông được nghỉ hưu về sinh sống tại khu Kim Thành 2, phường Kim Tân, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Đam mê cố giữ nghề rèn

Đam mê cố giữ nghề rèn
Ở tỉnh Đồng Tháp hiện chỉ còn lại một số ít người làm thợ rèn vì niềm đam mê với nghề cha truyền con nối...

Trang trại nuôi gà thu tiền tỉ mỗi năm

Trang trại nuôi gà thu tiền tỉ mỗi năm
Trang trại gà thịt và gà giống của ông Lê Văn Dũng, 62 tuổi, ở xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, có quy mô diện tích 16.000 m2. Mỗi tháng xuất bán 15.000 - 20.000 con gà thịt, khoảng 17.000 gà con giống, tổng doanh thu 1,5 - 1,7 tỉ đồng/năm.

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, làm tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, làm tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT
Những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Chiêm Hóa tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng”, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm và chương trình công tác Hội đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Người tiên phong làm giàu trên vùng đất khó

Người tiên phong làm giàu trên vùng đất khó
Ông Nguyễn Đức Chính, 66 tuổi, ở xã Đông Hải, huyện Tiên Yên được Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Quảng Ninh tuyên dương, khen thưởng do có thành tích xuất sắc trong phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” lần thứ 5, giai đoạn 2016-2021.

Ấm áp nghĩa tình làng xóm

Ấm áp nghĩa tình làng xóm
Chi Hội NCT địa bàn dân cư số 12 thuộc Hội NCT phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội do bà Đặng Thị Dần 75 tuổi ở 68/461 phố Minh Khai làm chi Hội trưởng có hơn 150 hội viên, trong đó có cả những hội viên không có hộ khẩu thường trú mà thuộc diện KT2, KT3 là những ông bà từ quê nhà ra sinh sống trông nom nhà cửa, giữ cháu nội, cháu ngoại cho các con yên tâm công việc làm ăn.

Làm giàu từ mô hình vườn, chuồng

Làm giàu từ mô hình vườn, chuồng
Khi biết chúng tôi tìm hiểu về NCT làm kinh tế giỏi, bà Lê Thị Út, Chủ tịch Hội NCT xã Cư M’lan, giới thiệu đến gặp ông Trần Quốc Vương, với mô hình vườn, chuồng cho thu nhập trên 350 triệu đồng/năm.
Xem thêm
Mong Quốc hội có chương trình giám sát chuyên đề về NCT

Mong Quốc hội có chương trình giám sát chuyên đề về NCT

TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV có buổi gặp mặt, tiếp xúc cử tri tại Cơ quan trung ương Hội
Yêu cầu tổ chức trang trọng, chu đáo, hiệu quả

Yêu cầu tổ chức trang trọng, chu đáo, hiệu quả

Sáng 11/5, Ban tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương NCT làm kinh tế giỏi lần thứ IV giai đoạn 2018-2023 tiến hành phiên họp đầu tiên
Tri ân cán bộ, hội viên NCT

Tri ân cán bộ, hội viên NCT

Nhân dịp kỉ niệm 28 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2023), một số cơ quan, đơn vị đã đến thăm, chúc mừng Trung ương Hội NCT Việt Nam.
Nhiều kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm

Nhiều kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm

Hội NCT huyện Thạch Thất, TP Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị biểu dương NCT làm kinh tế giỏi, giai đoạn 2018-2023.
Khắp nơi sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỉ niệm 82 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam

Khắp nơi sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỉ niệm 82 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam

Hội NCT các cấp sôi nổi kỉ niệm Ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam (6/6)...
Khắp nơi tổ chức Liên hoan tiếng hát NCT Việt Nam

Khắp nơi tổ chức Liên hoan tiếng hát NCT Việt Nam

Hội NCT các địa phương đang sôi nổi tổ chức Liên hoan tiếng hát NCT các cấp hướng tới Liên hoan tiếng hát NCT toàn quốc…
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào NCT làm kinh tế giỏi

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào NCT làm kinh tế giỏi

Thời gian qua, Người cao tuổi (NCT) huyện Chiêm Hóa đã tích cực thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Phát huy truyền thống, vai trò “cây cao bóng cả” trong lớp NCT

Phát huy truyền thống, vai trò “cây cao bóng cả” trong lớp NCT

Nhân dịp kỉ niệm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6), ông Dương Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Hội NCT tỉnh Hà Tĩnh dành cho phóng viên cuộc phỏng vấn.
Phát huy vai trò NCT “đất trăm nghề”

Phát huy vai trò NCT “đất trăm nghề”

Huyện Thường Tín (TP Hà Nội) có 29 xã, thị trấn; 161 khu dân cư; có 2 tôn giáo chính là đạo Phật và Công giáo.
Phiên bản di động