Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bênh sởi

Sức khỏe 03/06/2021 11:00
1. Kinh túc thái âm tì
a. Cấu trúc đường kinh:
Kinh túc thái âm tì bắt đầu từ cạnh trong đầu ngón chân cái (Ẩn bạch), đi dọc theo đường nối da mu bàn chân và da gan bàn chân đến phía trước của mắt cá trong. Sau đó đi lên trên, dọc theo bờ sau của xương chày, đi chéo qua phía trước của kinh túc quyết âm can, tiếp tục đi lên trên qua mặt trong của khớp gối, tiếp tục đi ở phía trước trong đùi lên bụng. Ở bụng, đường kinh chạy cách đường giữa bụng 4 thốn. Đường kinh đi vào tạng Tì, liên lạc sang Vị, lại đi lên qua cơ hoành lên ngực. Đến ngực, đường kinh chạy theo đường nách trước. Đường kinh tiếp tục đi lên, qua hai bên hầu họng, đến cuống lưỡi rồi tản vào phía dưới lưỡi.
Mạch nhánh ở vị, từ Vị đi qua cơ hoành đến Tâm để tiếp nối với kinh thủ thiếu âm tâm.
Kinh túc thái âm tì có 21 huyệt, hai bên là 42 huyệt. Các huyệt của kinh Tì gồm có: Ẩn bạch, Đại đô, Thái bạch, Công tôn, Thương khâu, Tam âm giao, Lậu cốc, Địa cơ, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Kì môn, Xung môn, Phủ xá, Phúc kết, Đại hoành, Phúc ai, Thực độc, Thiên khê, Hung hương, Chu Vinh, Đại bao.
b. Quan hệ của đường kinh với các tạng phủ:
Kinh túc thái âm tì đi từ chân lên đến đầu, thuộc về tạng Tì, có đường liên lạc sang phủ Vị, có quan hệ trực tiếp với tạng Tâm, Phế và phủ Đại trường, Tiểu trường.
c. Chủ trị của đường kinh:
Kinh túc thái âm Tì được ứng dụng trong điều trị các chứng: Đau dạ dày, trướng bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đầy hơi, vàng da, cứng lưỡi, đau tức cạnh trong đầu gối và đùi.
Khi chữa rối loạn tiêu hóa, phân nát, đau dạ dày, ngoài việc sử dụng những huyệt trên kinh vị ra, cần lấy thêm huyệt ở kinh tì mới có thể nâng cao hiệu quả điều trị. Ngoài ra các huyệt trên kinh tì cũng còn chủ trị chứng thấp, bệnh phụ nữ.
2. Kinh túc thiếu âm thận
a. Cấu trúc đường kinh:
Kinh túc thiếu âm thận bắt đầu từ phía dưới ngón chân út, đi chéo vào giữa chỗ lõm trước lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền), đi qua phía dưới chỗ lõm của xương thuyền. Đi vòng qua phía sau của mắt cá trong đi xuống gót chân, sau đó đi lên theo cạnh trong bắp chân, qua cạnh trong hố khoeo sau khớp gối, tiếp tục đi lên đến phía sau cạnh trong đùi. Sau đó đi vào ổ bụng, men theo cột sống, thông vào Thận, liên lạc với Bàng quang.
Mạch đi thẳng ở tạng thận, hướng từ thận đi lên qua gan và cơ hoành vào phổi, đi lên hai bên cạnh hầu, sau đó phân bố chỗ cuống lưỡi.
Một mạch nhánh tách ra ở Phế có quan hệ vơi tạng Tâm, phân chia ra trong lồng ngực, cuối cùng nối tiếp với kinh thủ quyết âm tâm bào.
Kinh túc thiếu âm thận có 27 huyệt, hai bên là 54 huyệt. Các huyệt của kinh thận gồm có: Dũng tuyền, Nhiên cốc, Thái khê, Đại chung, Thủy tuyền, Chiếu hải, Phục lưu, Giao tín, Trúc tân, Âm cốc Hoành cốt, Đại hách, Khí huyệt, Tứ mãn, Trung chú, Hoang du, Thương khúc, Thạch quan, Âm đô, Thông cốc, U môn, Bộ lang, Thần phong, Linh khu, Thần tàng, Hoắc trung, Du phủ.
b. Quan hệ của đường kinh với các tạng phủ:
Kinh túc thiếu âm thận đi từ chân lên đến ngực, thuộc về tạng Thận, có đường liên lạc sang phủ Bàng quang. Ngoài ra kinh thận có quan hệ trực tiếp với các tạng Can, Phế và Tâm.
c. Chủ trị của đường kinh:
Kinh túc thiếu âm thận được ứng dụng trong điều trị các chứng: Đái dầm, đái són, liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều, ho ra máu, hen, lưỡi khô, hầu họng sưng đau, đau lưng, phù thũng, đau phía sau cạnh trong đùi và xương sống, mệt mỏi không có sức, lòng bàn tay nóng. (Còn tiếp).