Chuyện về sư thầy cưu mang hàng chục trẻ mồ côi

Sư thầy Thích Đàm Ngoan, trụ trì chùa Hồi Long, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa hiện đang cưu mang, nuôi dưỡng hàng chục trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Với bọn trẻ, ngôi chùa trở thành mái ấm.

Vừa thấy bóng dáng sư phụ, những đứa trẻ vội ùa ra sà vào lòng sư thầy Thích Đàm Ngoan. Có bé thì nũng nịu đòi ẵm bế, có bé thì bá cổ ôm hôn thắm thiết. Bao năm qua, những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ đã xoa dịu bao nhọc nhằn, mệt mỏi, giúp sư thầy Thích Đàm Ngoan tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình.

Mái ấm của những phận đời bất hạnh

Năm 2008, sư thầy Thích Đàm Ngoan về trụ trì chùa Hồi Long. Những ngày mới về, ngôi chùa chỉ là ngôi nhà cấp 4, với 3 gian, xung quanh hoang sơ, cỏ cây mọc um tùm. Sau đó sư thầy cùng phật tử và người dân địa phương tu sửa, phục dựng lại chùa. Xuất phát từ tình yêu thương trẻ thơ, hằng năm vào mỗi dịp Tết, sư thầy đều tổ chức tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng Đông Nam Hoằng Hóa.

Sư thầy Thích Đàm Ngoan chơi đùa với lũ trẻ.  Ảnh 3: Để có kinh phí nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sư thầy Thích Đàm Ngoan. Ảnh 5:
Sư thầy Thích Đàm Ngoan chơi đùa với lũ trẻ.

Sư thầy cho rằng: “Nhiều bé, thầy kêu gọi các nhà hảo tâm và phật tử hỗ trợ chi phí học tập hằng tháng. Vào dịp nghỉ Hè, thầy thường động viên các con lên chùa nghe giảng về phật pháp. Đồng thời, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong học tập và cuộc sống, tiếp thêm niềm tin và động lực cho các con”.

Với tâm niệm, chùa không chỉ là nơi du khách đến dâng hương mà còn là mái ấm tình thương của những mảnh đời bất hạnh. Xuất phát từ tâm niệm này, sư thầy Thích Đàm Ngoan đã thành lập một trung tâm từ thiện xã hội tại đây.

Thời điểm chưa thành lập trung tâm, sư thầy đã cưu mang hơn 10 trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Đến năm 2019, Trung tâm Từ thiện xã hội chùa Hồi Long chính thức đi vào hoạt động. Cứ ít tháng lại có một đứa trẻ bị bỏ lại cổng chùa hoặc được người dân đưa đến nhờ nhà chùa chăm sóc.

Chuyện về sư thầy cưu mang hàng chục trẻ mồ côi

Những ngày đầu nhận nuôi trẻ mồ côi, sư thầy gặp rất nhiều khó khăn, bởi chưa quen với cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Đôi mắt ngấn lệ, sư thầy tâm sự: “Có bé bị bỏ rơi khi mới lọt lòng, nặng vỏn vẹn chưa đầy 1,5kg, gầy yếu và xanh xao. Nhiều hôm trái gió trở trời, con lên cơn sốt, thầy lại tức tốc gọi xe đưa con đi viện. Tập tành cách pha sữa, tắm táp và thay bỉm cho các con”.

Ngoài chăm bẵm các bé, sư thầy còn cần mẫn dạy bảo cho lũ trẻ cách sống, biết lễ phép và kính trọng người lớn. Thổi vào tâm hồn các bé lòng bao dung và nhân ái; biết nhường nhịn, sẻ chia và yêu thương nhau,...

Từ khi Trung tâm được thành lập đến nay, sư thầy đã nhận nuôi dưỡng khoảng 50 trẻ mồ côi, hoàn cảnh éo le. Trong đó, có nhiều cháu được người thân đón về, nhiều cháu đã tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định.

Chuyện về sư thầy cưu mang hàng chục trẻ mồ côi
Để có kinh phí nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sư thầy Thích Đàm Ngoan đã nghiên cứu cách làm hương, tinh dầu xả, nước rửa chén, dầu gội đầu từ nguyên liệu tự nhiên.

Với mong muốn trẻ mồ côi, bị bỏ rơi được giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tháng 6/2023, được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, chùa Hồi Long đã tổ chức khánh thành Nhóm trẻ Mầm non Búp Sen Hồng tại chùa. Nhóm trẻ Mầm non Búp Sen Hồng ra đời dành cho các bé đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Từ thiện xã hội chùa Hồi Long và con em phật tử, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Hoằng Thanh và các xã lân cận.

San sẻ yêu thương cho vùng khó

Để cưu mang trẻ mồ côi, bị bỏ rơi,... mỗi ngày sư thầy Thích Đàm Ngoan đều thức dậy từ rất sớm, suy nghĩ phương pháp để có kinh phí nuôi dạy trẻ và san sẻ yêu thương cho học sinh nghèo vùng khó.

Những năm gần đây, thầy Ngoan đã nghiên cứu cách làm hương, tinh dầu xả, nước rửa chén, dầu gội đầu từ nguyên liệu tự nhiên. Trong đó, sản phẩm nước rửa chén đã được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn thu từ những sản phẩm này giúp nhà chùa trang trải các chi phí nuôi dạy trẻ tại trung tâm. Hiện nay, có 5 cô giáo (phần lớn đã về hưu) và 5 bảo mẫu chăm sóc, nuôi dạy trẻ tại Trung tâm được sư thầy trả lương, chế độ theo quy định của Nhà nước.

Một chuyến thiện nguyện ở vùng cao của sư thầy Thích Đàm Ngoan.
Một chuyến thiện nguyện ở vùng cao của sư thầy Thích Đàm Ngoan.

Không chỉ cưu mang trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, nhiều năm nay sư thầy Thích Đàm Ngoan còn không ngừng san sẻ yêu thương cho học sinh nghèo vùng khó ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Những điểm dừng chân quen thuộc trên hành trình thiện nguyện của sư thầy là các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước,... Ngoài ra, sư thầy còn chia khó với đồng bào các tỉnh Điện Biên, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Giang,... hỗ trợ xây dựng điểm trường, mua sắm bàn ghế, trang thiết bị học tập cho học sinh vùng khó. Mới đây, sư thầy đã kêu gọi các nhà hảo tâm tặng 200 suất quà, đồng thời khởi công và bàn giao điểm trường Cây Sặt, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với kinh phí hơn 600 triệu đồng.

“Gắn bó và đồng hành với trẻ em nghèo, mồ côi sẽ tạo động lực sống giúp các bé vượt qua giai đoạn khó khăn. Thầy tin rằng, một trong những bé nhận được sự cưu mang, sau này trưởng thành sẽ tiếp nối hành trình của thầy”, sư thầy tâm niệm.

Trao đổi với phóng viên, ông Cao Đình Vũ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thanh nhấn mạnh: “Sư thầy Thích Đàm Ngoan là một người có tấm lòng nhân ái, nhà chùa đã chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu có hoàn cảnh bất hạnh cả tinh thần lẫn vật chất. Địa phương luôn ghi nhận những công lao, tấm gương của sư thầy để gắn kết yêu thương, lan tỏa ra xã hội việc làm có ích”.

Lường Toán

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Tiếng trống trăm năm

Tiếng trống trăm năm

Kết tinh từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng vang gợi về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau, để những mùa hội cứ rộn ràng gợi nhắc văn hóa cha ông…
Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm qua, cựu chiến binh (CCB) Mai Xuân Lụa,79 tuổi, ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lặng lẽ đi tìm hài cốt đồng đội, để tri ân những người ngã xuống và góp phần xoa dịu nỗi đau của thân nhân các liệt sĩ...
Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các quy định có liên quan đã quy định các chế tài xử phạt, nhưng đến nay, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra rất phổ biến.

Tin khác

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai
Biến đổi khí hậu (thời tiết cực đoan) ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường gây nên những thảm họa khủng khiếp buộc con người phải đương đầu, tìm cách chống chịu nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất…

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ
Tháng 6/2006, tôi có chuyến đi vào huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nghĩa trang liệt sĩ ở phía Bắc huyện, nơi yên nghỉ của gần 1.000 liệt sĩ ở khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có nhiều mộ chưa tìm được danh tính, lòng tôi bâng khuâng, xúc động lạ thường.

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường
Bắt nguồn từ sự kết hợp của hai dòng gốm Việt - Hoa vào giữa thế kỉ XVII và ứng dụng những thành tựu của Trường Dạy nghề Biên Hòa (thành lập năm 1903, nay là Trường Cao đẳng Trang trí mĩ thuật Đồng Nai), gốm Biên Hòa đã nhanh chóng trở thành một dòng gốm mĩ thuật đặc trưng cho đến những năm 50 của thế kỉ XX với tên gọi nổi tiếng “Gốm mĩ nghệ Biên Hòa”.

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô
Công trình Nhà mày Thủy điện Hòa Bình khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979, đến ngày 30/12/1988, tổ máy số 1 bắt đầu phát điện. Các tổ máy khác lần lượt khởi động và chính thức đưa vào vận hành ngày 20/12/1994.

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão
Trong bối cảnh dân số già hóa nhanh, hệ thống cơ sở chăm sóc tại Hàn Quốc cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với xu hướng này.

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi
Hôm ấy, tôi đang làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại của Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Đắk Lắk (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa mới tìm được hài cốt của đồng chí Hoàng Thi, chiều nay Tỉnh ủy sẽ tổ chức làm lễ truy điệu.

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh
Quá nửa đời người, cựu chiến binh Hồ Xuân Thành, 69 tuổi, quản trang Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn miệt mài với công việc đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn, tri ân sâu sắc đến những đồng chí, đồng đội đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”
Quen biết nhà thơ, cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng, tôi hằng cảm phục tình nghĩa bạn bè, đồng đội của anh rất nồng hậu, rất thủy chung. Như với Đoàn Công Tính, bạn từ thời tiểu học; với Mai Dân đồng hương, đồng nghiệp thơ văn, luôn luôn tựa bát nước đầy.

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng
Nương theo bộ phim “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, tôi đến thăm di tích Thành cổ Quảng Trị trong một sáng tháng 6 nắng như đổ lửa.

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số
Trước bối cảnh ngày càng tăng tốc độ già hoá dân số, Việt Nam bước vào thời kì dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”, lĩnh vực chăm sóc NCT đang là một thách thức lớn cả về cơ sở, nhân lực chăm sóc và quan trọng hơn hết là yếu tố tâm lí “trẻ cậy cha, già cậy con” ở NCT, khiến họ e ngại việc xa con cái, không sẵn sàng để tận hưởng tuổi già.

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay
Hằng ngày trên khắp nẻo đường ở các đô thị lớn, chúng ta không ít lần chứng kiến trong khi tắc đường, nhiều người vẫn cố chen lấn để đi trước. Đèn tín hiệu chưa bật xanh đã inh ỏi tiếng còi hối thúc. Một vài va chạm nhỏ có thể dẫn đến những vụ ẩu đả, thậm chí là chém giết nhau.

Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu
Chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới lực lượng này. Đây là một chính sách mang nặng tính nhân văn và công bằng xã hội.

Ân nhân của nhiều người bệnh

Ân nhân của nhiều người bệnh
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, nhân văn. Mỗi ngày, trên cả nước có rất nhiều bệnh nhân thiếu máu cần được cộng đồng hỗ trợ, cứu sống.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động