Tỉnh Phú Yên:

Chủ nhân cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng bị địch bắn chết vẫn không được công nhận là liệt sĩ

Gia đình tự nguyện làm cơ sở của cách mạng, nơi tập trung lương thực, thực phẩm để chuyển ra ngoài cho lực lượng cách mạng. Không chỉ có vậy, gia đình còn đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ. Trong một trận càn, địch bắn đạn xối xả vào nhà và dọa đốt nhà, trong khi có hai cán bộ còn nằm dưới hầm. Để bảo vệ cán bộ, hai vợ chồng chủ nhà ra ngăn cản, bị địch xả súng bắn chết. Sau này các con họ đi làm thủ tục để được công nhận liệt sĩ, nhưng cơ quan chức năng cho rằng, họ không trực tiếp chiến đấu, nên không giải quyết, mà hướng dẫn họ làm hồ sơ để cấp Huân chương kháng chiến. Đó là câu chuyện dài, để lại cho các thế hệ tiếp nối của một gia đình nỗi đau không thể bù đắp…

Nhấp ngụm cà phê đen đắng chát đầu môi, ông Hồ Văn Trí, hiện cư ngụ tại khu đô thị Hà Quang 2, phường Phước Hải, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tâm sự: “Năm 1972 địch càn vào làng, đến gần nhà tôi thì bị du kích đánh lựu đạn thương vong. Địch cay cú bắn đạn xối xả vào nhà tôi và dọa sẽ đốt nhà. Khi đó dưới hầm còn hai cán bộ cách mạng ẩn nấp. Cha mẹ tôi ra ngăn cản thì bị địch bắn chết tại chỗ rồi bỏ đi. Sau đó anh em chúng tôi lưu lạc mỗi người mỗi ngả, đến khi được bà con và cán bộ hướng dẫn, anh em chúng tôi làm hồ sơ, lấy xác nhận của những người liên quan nộp cho cơ quan chức năng. Thế nhưng sau thời gian xác minh, họ lại nói không công nhận cho cha mẹ tôi là liệt sĩ được, mà hướng dẫn chúng tôi làm hồ sơ để được cấp Huân chương kháng chiến… Tôi nghĩ, như vậy là không đúng, nhưng cũng không biết làm gì hơn. Và đó là nỗi đau mà anh em chúng tôi đang nung nấu trong lòng. Nhờ nhà báo lên tiếng giúp, đặng cơ quan chức năng nhìn nhận sự hi sinh của cha mẹ chúng tôi, để khỏi tủi vong linh người đã khuất”.

Đem theo tâm sự của ông Hồ Văn Trí, chúng tôi tìm hiểu thì được biết: Cụ Hồ Môn, sinh năm 1915 và cụ Trần Thị Tám, sinh năm 1930, hai cụ sinh được bốn người con, hai trai hai gái, ông Hồ Văn Trí là con trai thứ hai trong gia đình. Thời chiến tranh chống Mỹ, gia đình cụ Hồ Môn sinh sống tại thôn Long Hà, xã Xuân Long (nay là thị trấn La Hai), huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Năm 1963, cụ Hồ Môn và cụ Trần Thị Tám tham gia cách mạng, được cấp trên giao nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm cho lực lượng bên ngoài và nuôi giấu cán bộ hoạt động trong lòng địch. Hai cụ khi đó làm nghề tráng bánh tráng, nên thuận lợi cho việc tập hợp gạo, lương thực cung cấp cho lực lượng bên ngoài. Bản thân hai cụ cũng nhiều lần vận chuyển gạo qua sông, giao cho lực lượng vận chuyển về căn cứ.

Huân chương kháng chiến hạng nhì cấp cho cụ Hồ Môn và cụ Trần Thị Tám
Huân chương kháng chiến hạng nhì cấp cho cụ Hồ Môn và cụ Trần Thị Tám

Người trực tiếp giao nhiệm vụ cho cụ Môn và cụ Tám là cụ Phan Hồng Sơn, khi đó là Bí thư Chi bộ, Xã đội trưởng xã Xuân Long. Nhiệm vụ được giao lúc đó là bám trụ, giữ gìn nhà cửa để làm chỗ dựa tập hợp, vận chuyển, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho cách mạng và nuôi giấu cán bộ nằm vùng. Ngày 22/9/1994, cụ Phan Hồng Sơn có bản xác nhận, khẳng định gia đình cụ Hồ Môn và cụ Trần Thị Tám là nơi tập kết lương thực, thực phẩm để chuyển ra cho lực lượng cách mạng, bản thân hai cụ cũng vận chuyển gạo ra bên ngoài. Cụ Sơn còn giao nhiệm vụ cho hai cụ nắm tình hình địch, báo cáo cho lực lượng hoạt động bên trong như cơ sở, du kích B và che chở, giúp đỡ cán bộ cách mạng hoạt động trong nhà.

Về cái chết của hai cụ Hồ Môn và Trần Thị Tám, bản xác nhận của cụ Phan Hồng Sơn viết: “Ngày 23/12/1972, địch dùng lực lượng đi “tảo thanh” ở Long Hà, ông Môn và bà Tám đã thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo cho cách mạng và du kích B đã kịp thời bố trí đánh trúng đội hình, làm chúng bị thương vong. Cay cú, chúng đã xông vào nhà bắn bừa bãi xối xả. Chúng đòi đốt nhà, trong lúc đó có hai cơ sở khác là bà Phan Thị Hồng và bà Phạm Thị Sinh đang đi làm nhiệm vụ, cùng nấp dưới hầm trong nhà ông bà. Ông Môn và bà Tám lên khỏi hầm, ra đấu tranh đòi chúng không được bắn bừa bãi và không được đốt nhà. Vốn chúng đã nghi ngờ gia đình này có quan hệ với cách mạng, chúng đã tàn nhẫn xả súng bắn chết ông Môn, bà Tám trước sân nhà”.

Tờ khai của gia đình liệt sĩ và Biên bản đề nghị xét nhận liệt sĩ của chính quyền thị trấn La Hai
Tờ khai của gia đình liệt sĩ và Biên bản đề nghị xét nhận liệt sĩ của chính quyền thị trấn La Hai

Các nhân chứng khác như cụ Phan Thị Hồng, người nằm hầm bí mật trong nhà cụ Môn, cụ Tám; cụ Trần Thị Hai, một cơ sở cách mạng khác; cụ Nguyễn Đức Điểm, thời kì đó là cán bộ kinh – tài; cụ Đinh Văn Muộn, khi đó là đội viên đội du kích B, cũng có những bản xác nhận, nội dung tương đương với xác nhận của cụ Phan Hồng Sơn. Như vậy rất rõ, cụ Hồ Môn và cụ Trần Thị Tám bị địch bắn chết khi ngăn chặn địch nhằm bảo vệ cán bộ, chứ không phải bị chết do tình cờ hoặc các nguyên nhân khác.

Trở lại câu chuyện bốn người con của cụ Môn, cụ Tám. Sau khi cha mẹ bị địch bắn chết, người anh cả là ông Hồ Văn Thanh (Hảo) phải đùm bọc các em còn nhỏ. Bốn anh em dắt díu nhau theo bà con vào Tuy Hòa, Phú Yên sinh sống. Rồi ông Thanh phải lưu lạc vào Sài Gòn làm ăn, dành dụm tiền gửi về nuôi các em. Sau đó, người em thứ hai của ông Thanh là ông Hồ Văn Trí chuyển đến sinh sống tại Nha Trang, Khánh Hòa, còn hai em gái vẫn sống tại Tuy Hòa. Đến năm 1975, một người em gái của ông Thanh bị chết, nên họ chỉ còn ba anh em. Do các em còn nhỏ, lại phải bươn chải kiếm sống nuôi các em, nên mấy anh em bỏ bẵng việc khai báo đến cơ quan chức năng, để cha mẹ họ được công nhận liệt sĩ. Mãi tới năm 1994, sau khi có điều kiện về chăm chút mồ mả cha mẹ, được bà con và các cán bộ chỉ dẫn, mấy anh em mới tiến hành lập hồ sơ đề nghị công nhận cha mẹ họ là liệt sĩ, để được Nhà nước ghi ơn.

Bốn trong nhiều bản xác nhận của các nhân chứng đều xác nhận cụ Hồ Môn và cụ Trần Thị Tám bị bắn chết khi đang thực hiện nhiệm vụ
Bốn trong nhiều bản xác nhận của các nhân chứng đều xác nhận cụ Hồ Môn và cụ Trần Thị Tám bị bắn chết khi đang thực hiện nhiệm vụ

“Chúng tôi mang hồ sơ với đầy đủ xác nhận của các nhân chứng, trong đó có nhân chứng Phan Thị Hồng, là người trực tiếp nằm dưới hầm trong nhà tôi khi cha mẹ tôi bị bắn chết. Hồ sơ như vậy là đầy đủ, các nhân chứng đều ghi rất rõ, cụ thể nhiệm vụ cha mẹ tôi được giao và cái chết của cha mẹ tôi, do bị địch bắn trong khi đang làm nhiệm vụ. Thế nhưng, họ chỉ trả lời miệng với chúng tôi là cha mẹ chúng tôi không trực tiếp chiến đấu, nên không thể công nhận liệt sĩ. Họ hướng dẫn anh em chúng tôi làm hồ sơ, rồi họ cấp cho gia đình chúng tôi Huân chương kháng chiến hạng nhì, với tên cha mẹ tôi là Hồ Môn – Trần Thị Tâm” – ông Trí cho biết.

Cuộc chiến tranh khốc liệt qua đi đã lâu, đủ để khỏa lấp đi những vết thương chiến tranh, nhưng việc tri ân những người có công đóng góp, đặc biệt những người đã hi sinh tính mạng khi hoạt động, cũng cần được xem xét giải quyết. Mà tri ân những người hi sinh tính mạng cho cách mạng, chúng ta phải có thái độ trọng thị, không nên quá xét nét, mà bỏ qua sự biết ơn đối với người đã khuất. Hi vọng, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên tiếp tục xem xét việc này, làm thủ tục công nhận cụ Hồ Môn và cụ Trần Thị Tám là liệt sĩ, để khỏi tủi vong linh người đã khuất.

Để giáo dục, văn hóa thực sự là nền tảng đưa đất nước phát triển toàn diện Để giáo dục, văn hóa thực sự là nền tảng đưa đất nước phát triển toàn diện

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 29/3, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - ...

Phóng sự của: Hoàng Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.
Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.
Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.

Tin khác

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay
Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Trong thời gian qua nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần quan trọng đưa huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi
Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy
Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.

Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão
Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô
Xã Nghĩa Đô nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25km, với địa hình là đồi núi thấp bao quanh khu ruộng nhỏ, dân cư chủ yếu là người Tày (chiếm 97% dân số toàn xã). Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Yên Mô đã vận động hội viên góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, thực sự là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình
Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải
Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) Khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Xem thêm
Hải Phòng: "Cai lao động" trả tiền công ... bằng ma túy

Hải Phòng: "Cai lao động" trả tiền công ... bằng ma túy

Cơ quan chức năng huyện An Dương (TP Hải Phòng) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp với 3 đối tượng: Quàng Văn Đảo (SN 1993, quê Điện Biên), Phùng Văn Khoa (SN 1987, quê Yên Bái) và Quàng Văn Đông (SN 1991, quê Điện Biên) để điều tra làm rõ hành vi “Mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy”.
Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 8094/VPCP-KGVX ngày 5/11/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Thành Long về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Thống kê - Những con số biết nói

Thống kê - Những con số biết nói

Trường THCS Hoàng Diệu (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) vừa tổ chức Chuyên đề môn Toán cấp thành phố với chủ đề: “Thống kê - Những con số biết nói”.
Ngành Giáo dục và Đào tạo TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Điểm sáng thi đua toàn diện

Ngành Giáo dục và Đào tạo TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Điểm sáng thi đua toàn diện

Kế tiếp thành quả năm học 2023- 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Vĩnh Yên phấn chấn bước vào năm học 2024- 2025 với niềm vui mới, quyết tâm mới…
Một tấm gương tâm huyết với sự nghiệp "Trồng người"

Một tấm gương tâm huyết với sự nghiệp "Trồng người"

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay/ Người ta bảo là nghề trong sạch nhất/ Có một nghề không trồng cây trên đất/ Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”; Đó là nghề dạy học của cô giáo Nguyễn Thùy Linh, giáo viên âm nhạc Trường THCS Nguyễn Huệ, quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Phiên bản di động